6. Phương pháp nghiên cứu
1.2. Cơ sở lí luận về giáo dụckĩ năng phòng chống bắt cóccho trẻ 5-
1.2.6. Đặc điểm tâm sinh lícủa trẻ 5-6 tuổi
1.2.6.1. Đặc điểm sinh lí của trẻ 5 - 6 tuổi * Đặc điểm về thể chất của trẻ 5 - 6 tuổi:
Đặc điểm sinh lí nổi bật ở trẻ 5 - 6 tuổi là hệ thần kinh tương đối phát triển hoàn thiện về hình thái cũng như cấu trúc. Trọng lượng của não tăng từ khoảng 1.100 gr - 1.300 gr. Một số vùng trên vỏ não tiếp tục được melin hóa. Các vùng chức năng của não tiếp tục được chuyên môn hoá, nhờ đó trẻ đã có khả năng hoạt động trí tuệ phức tạp và điều khiển hoạt động đòi hỏi sự tinh tế của cơ bắp. Bộ não trẻ không khác gì người trưởng thành bao nhiêu với trên 1,5 tỷ tế bào thần kinh.
Hệ xương của trẻ tiếp tục phát triển. Xương tiếp tục được cốt hóa, các cơ to ra. Cơ quan hô hấp và tuần hoàn phát triển. Sự phát triển của các cơ để thực hiện chức năng vận động phát triển mạnh. Trẻ có thể kiểm soát và phối hợp vận động với các nhóm cơ lớn vì vậy trẻ có thể thực hiện các vận động mạnh như: bật xa, nhảy từ độ cao 40cm xuống đất, bắt và ném bóng bằng hai tay từ khoảng cách 4m, trèo lên, xuống thang ở độ cao 1,5m so với mặt đất. Đồng thời trẻ có thể kiểm soát và phối hợp vận động các nhóm cơ nhỏ. Vì vậy, trẻ có thể thực hiện được những thao tác đòi hỏi sự khéo léo.
Trẻ có thể phối hợp các giác quan và giữ thăng bằng khi vận động vì vậy trẻ có thể thực hiện được những hành động như nhảy lò cò, đi thăng bằng trên ghế. Không chỉ phối hợp khéo léo mà hệ vận động của trẻ còn thể hiện sức mạnh, sự nhanh nhẹn và dẻo dai của cơ thể. Điều này được thể hiện ở khả năng chạy liên tục trong khoảng 150m không hạn chế thời gian, chạy lên 18m trong khoảng thời gian 5-6s.
Tốc độ hình thành các phản xạ có điều kiện tăng nhanh, hệ thống tín hiệu thứ hai và các bộ phận phát cảm phát triển mạnh, cơ quan phát âm đã hoàn thiện, khả năng thính giác phát triển mạnh mẽ.
Như vậy, trong giai đoạn này, trẻ còn nhỏ nhưng rất hiếu động, hay tò mò, thích khám phá thế giới xung quanh, do đó thường có những nguy hiểm luôn rình rập ở xung quanh trẻ. Tuy nhiên, sự trưởng thành của hệ thần kinh và hoàn thiện các giác quan trong cơ thể về cả lượng và chất là điều kiện thuận lợi cho giáo viên tổ chức các hoạt động giáo dục kĩ năng phòng chống bắt cóc cho trẻ.
* Đặc điểm về ngôn ngữ của trẻ 5 - 6 tuổi:
Trẻ giai đoạn 5 - 6 tuổi ngôn ngữ của trẻ phát triển mạnh, đạt chất lượng cao về phát âm, vốn từ và các hình thức ngữ pháp. Các hình thức ngôn ngữ có kết cấu chặt chẽ được hình thành, tính biểu cảm của ngôn ngữ được phát triển. Đứa trẻ nắm được quy luật của tiếng mẹ đẻ, học cách sắp xếp những ý nghĩ của mình một cách logic, chặt chẽ. Sự lập luận trở thành phương pháp giải quyết các nhiệm vụ trí tuệ, ngôn ngữ trở thành công cụ của tư duy và phương tiện của nhận thức.
Chức năng điều khiển của ngôn ngữ được phát triển biểu hiện trong sự hiểu các tác phẩm văn học, sự thực hiện hướng dẫn và yêu cầu của người lớn. Chức năng lập kế hoạch của ngôn ngữ được hình thành khi giải quyết các nhiệm vụ thực hành và nhiệm vụ trí tuệ.
Ngôn ngữ của trẻ mẫu giáo trở thành hoạt động đặc biệt dưới các hình thức như: sự lắng nghe, đàm thoại, thảo luận và kể chuyện. Do vậy, giáo viên có thể tổ chức những hoạt động như trò chuyện, thảo luận, trình bày ý kiến của nhóm, cá nhân về cách nhận diện những nguy cơ không an toàn và cách ứng phó trong tình huống đó. Điều này giúp trẻ hình thành kĩ năng phòng chống bắt cóc tốt hơn.
1.2.6.2. Đặc điểm tâm lícủa trẻ 5 - 6 tuổi
Đặc điểm phát triển nhận thức của trẻ 5 - 6 tuổi: * Đặc điểm phát triển trí nhớ của trẻ 5 - 6 tuổi:
- Các hình thức ghi nhớ và nhớ lại có chủ định bắt đầu xuất hiện ở mẫu giáo nhỡ (4 - 5 tuổi) và phát triển mạnh ở mẫu giáo lớn (5 - 6 tuổi) do hoạt động của trẻ ngày càng phức tạp và do yêu cầu của người lớn đối với trẻ ngày càng cao. Loại ghi nhớ có chủ định của trẻ vẫn là ghi nhớ máy móc.
- Trí nhớ vận động: Trẻ có thể dần bỏ hình mẫu, nhưng những lời chỉ dẫn của người lớn vẫn có ý nghĩa. Động tác vững vàng hơn, nhanh và chính xác hơn, ít có những động tác thừa của cơ thể.
- Trí nhớ hình ảnh: Trí nhớ hình ảnh đặc biệt phát triển. Trẻ nhớ những bức tranh mà trẻ đã vẽ, nhớ phong cảnh mà trẻ đã tham quan. Biểu tượng thế giới xung quanh ở trẻ đã gắn kết với nhau, mang tính sinh động và hấp dẫn.
- Trí nhớ từ ngữ logic: Vốn tri thức, biểu tượng và những khái niệm ban đầu về thế giới xung quanh, đòi hỏi trẻ phải nắm vững ngôn ngữ, điều này giúp trẻ phát triển trí nhớ từ ngữ logic.
- Trí nhớ cảm xúc: Trẻ nhớ những cảm xúc vui buồn mà trẻ đã trải qua. Trí nhớ cảm xúc là một dạng của sự hồi tưởng giúp đời sống của trẻ thêm phong phú và tinh tế. Sự hồi tưởng có liên quan đến tự ý thức của trẻ. Trong hồi tưởng của trẻ có những điều liên quan đến những thời điểm quan trọng trong cuộc đời đứa trẻ và trong quan hệ với người khác. Trí nhớ tác động đến quá trình hình thành nhân cách.
* Đặc điểm phát triển tư duy của trẻ 5 - 6 tuổi:
Ở trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi, tư duy chủ yếu là tư duy trực quan hình ảnh. Khi giải quyết vấn đề đặt ra, trẻ hay suy nghĩ dựa vào tư duy trực quan hình ảnh. Trẻ giải quyết các vấn đề dựa vào các hình ảnh cụ thể vẫn dễ dàng hơn khi bài toán đó được giao dưới hình thức các con số trừu tượng. Do đó, các bài tập, các tình huống của giáo viên đưa ra cho trẻ thực hiện cần có nhiều hình ảnh minh họa.
* Đặc điểm phát triển tưởng tượng của trẻ 5 - 6 tuổi:
Trí tưởng tượng của trẻ mẫu giáo được phát triển mạnh mẽ. Tuổi mẫu giáo là giai đoạn phát cảm về sự phát triển tưởng tượng. Trẻ rất hay tưởng tượng. Hình ảnh tưởng tượng của trẻ bay bổng, giàu màu sắc xúc cảm và đôi khi phi hiện thực.
Tưởng tượng của trẻ vẫn chủ yếu mang tính tái tạo, không chủ định. Tưởng tượng tái tạo của trẻ mang tính có chủ định và tích cực hơn. Tưởng tượng có chủ đích dần được hình thành khi trẻ tự xây dựng ý tưởng, lập kế hoạch và thực hiện ý tưởng ấy. Trẻ có khả năng tưởng tượng thầm trong đầu, không cần chỗ dựa trực quan ở bên ngoài. Tưởng tượng sáng tạo dần được phát triển.
Do vậy, khi tiến hành các bài tập với các tình huống giả định yêu cầu trẻ đóng vai các nhân vật trong tình huống thì trẻ hoàn toàn có khả năng thực hiện được.
Đặc điểm phát triển nhân cách của trẻ 5 - 6 tuổi: * Sự phát triển của các động cơ hành vi:
Ở tuổi này những động cơ “xã hội” bắt đầu chiếm vị trí ngày càng lớn trong số các động cơ đạo đức. Lúc này, trẻ đã hiểu rằng những hành vi của chúng có thể mang lại lợi ích cho những người khác và chúng bắt đầu thực hiện những công việc vì người khác theo sáng kiến của riêng mình.
Động cơ hành vi của trẻ mẫu giáo trở nên đa dạng: động cơ muốn tự khẳng định mình, động cơ muốn nhận thức, muốn khám phá thế giới xung quanh, động cơ thi đua, động cơ xã hội… Cần phải quan tâm đến nội dung động cơ và cần phát huy động cơ tích cực, ngăn chặn động cơ tiêu cực. Ở lứa tuổi này bắt đầu hình thành quan hệ phụ thuộc theo thứ bậc của các động cơ. Đó là một cấu tạo tâm lý mới trong sự phát triển nhân cách của trẻ mẫu giáo. Trong mỗi công việc trẻ đều có một hệ thống thứ bậc động cơ thúc đẩy.
Ở lứa tuổi này, hành vi của trẻ tương đối xác định. Nếu động cơ xã hội chiếm ưu thế thì trẻ sẽ thực hiện những hành vi mang tính đạo đức tốt đẹp. Ngược lại, nếu động cơ nhằm thỏa mãn quyền lợi riêng tư chiếm ưu thế thì trong nhiều trường hợp trẻ sẽ hành động nhằm tìm kiếm những quyền lợi cá nhân ích kỷ, dẫn đến những vi phạm về chuẩn mực đạo đức xã hội. Do vậy, cần phải tạo ra những tình huống để gợi lên những hành vi đạo đức tốt đẹp.
* Sự hình thành ý thức:
Đến cuối tuổi mẫu giáo thì ý thức bản ngã của trẻ mới được xác định rõ ràng. Đến lúc này trẻ mới hiểu được mình như thế nào, có những phẩm chất gì, những người xung quanh đối xử với mình ra sao và tại sao mình có hành động này hay hành động khác. Ý thức bản ngã của trẻ được thể hiện rõ nhất trong sự tự đánh giá về thành công hay thất bại của mình, về những ưu điểm và khuyết điểm của bản thân, về những khả năng hay khiếm khuyết.
Đến cuối tuổi này, trẻ nắm được kĩ năng so sánh mình với người khác, điều này là cơ sở để tự đánh giá một cách đúng đắn hơn và cũng là cơ sở để noi gương những người tốt, việc tốt.
Sự tự ý thức của trẻ còn thể hiện trong việc trẻ nhận ra mình là trai hay gái và có những hành vi ứng xử phù hợp với giới tính của mình.
Ý thức bản ngã được xác định giúp trẻ điều khiển và điều chỉnh hành vi của mình phù hợp với chuẩn mực xã hội, từ đó hành vi của trẻ mang tính xã hội.
Hoạt động chủ đạo của trẻ mẫu giáo
Vui chơi là hoạt động chủ đạo của trẻ mẫu giáo. Các đặc điểm của trò chơi (chủ yếu là trò chơi đóng vai có chủ đề) mang tính kí hiệu - tượng trưng, phải có sự tham gia bắt buộc của tưởng tượng, giàu tính cảm xúc, mang tính tự nguyện, tự lập. Trong trò chơi, trẻ nhận cho mình một vai nào đó phù hợp với chủ đề chơi.
Ở trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi, chủ đề chơi của trẻ đa dạng hơn (9 chủ đề), phản ánh cuộc sống hiện thực xa hơn. Thời gian chơi của trẻ kéo dài đến hàng giờ và có thể duy trì trong vài ngày. Khi thực hiện các hành động chơi, trẻ ưu tiên cho việc sử dụng các kết quả của các hành động đó cho các thành viên của trò chơi. Các hành động chơi của trẻ được rút gọn, được khái quát hóa và mang tính ước lệ. nội dung cơ bản của trẻ là tuân thủ các quy tắc hành vi xã hội và các mối quan hệ xã hội phù hợp với vai chơi.
Trong lứa tuổi này, hoạt động chơi đóng vai theo chủ đề là hoạt động chủ đạo. Hoạt động này thường dành phần lớn thời gian trong những trò chơi tiêu khiển và đồng thời nó gây ra những biến đổi về chất trong tâm lý của trẻ. Trò chơi đóng vai, trẻ phản ánh hiện thực xung quanh một cách đa dạng, chúng tái tạo những cảnh sinh hoạt trong gia đình, ở nhà trường, hàng xóm xung quanh trẻ... Hiện thực được phản ánh vào trong trò chơi đóng vai của trẻ và trở thành chủ đề của trò chơi đóng vai.
Sự phục tùng những quy tắc rút ra từ vai mà mình nhận trở thành một nội dung của trò chơi đóng vai ở trẻ 5 - 6 tuổi. Trẻ ở độ tuổi này có thái độ xét nét đối với việc thực hiện các quy tắc. Khi thực hiện các quy tắc hành vi xã hội trong trò chơi, trẻ chú ý tới những điều đã xảy ra trong thực tế và thường đưa ra những ý kiến với bạn cùng chơi về những điều đúng và không đúng với thực tế. Như vậy, sự phát triển của chủ đề và nội dung của trò chơi đóng vai phản ánh sự hòa nhập ngày càng sâu sắc hơn của trẻ vào cuộc sống xung quanh của người lớn.