cuộc sống hành ngày; hoặc tạo tình huống hấp dẫn mang tính có vấn đề để tổ chức giáo dục kĩ năng phòng chống bắt cóc cho trẻ mẫu giáo.
2.2.1.1. Ý nghĩa:
- Việc giáo dục kĩ năng của trẻ ít có cơ hội được trải nghiệm bằng thực tế sinh động mà chỉ có thể thông qua những tình huống giả định. Và với việc giải quyết một cách thuần thục những tình huống giả định này trẻ sẽ không bị lúng túng khi giải quyết những tình huống mà trong thực tế trẻ sẽ gặp phải.
- Do đó, việc tạo những tình huống hấp dẫn, mang tính có vấn đề là một biện pháp có vai trò hết sức quan trọng trong quá trình giáo dục kĩ năng cho trẻ. Những vốn kinh nghiệm này sẽ là “vật liệu” để trẻ ứng dụng giải quyết những tình huống trong thực tế có thể trẻ sẽ gặp phải.
- Thông qua các tình huống và cách xử lý trong từng tình huống trẻ sẽ có biểu tượng về các hành vi và chuẩn mực, làm giàu vốn sống, vốn kinh nghiệm của trẻ giúp trẻ biến lựa chọn những hành vi tích cực để vận dụng vào trong cuộc sống của mình
- Việc lựa chọn và xây dựng những tình huống có vấn đề gần gũi, thực tế, dễ hiểu phù hợp với trình độ nhận thức của trẻ sẽ tạo cho trẻ sự hứng thú và duy trì
được hứng thú trong suốt quá trình hoạt động góp phần kích thích sự tò mò ham hiểu biết và là cơ hội để trẻ trải nghiệm những kinh nghiệm của bản thân.
2.2.1.2 Nội dung và cách tiến hành:
- Giáo viên cung cấp cho trẻ những tình huống mà có thể trẻ dễ gặp phải liên quan tới kĩ năng phòng chống bắt cóc như tình huống: trẻ bị người lạ dụ dỗ, đến gần, trẻ bị lạc mẹ trong khi đi chơi, trẻ bị tấn công,...
- Giáo viên gợi ý để khai thác kinh nghiệm sống của trẻ và khuyến khích trẻ tự chia sẻ, xây dựng những tình huống mà trẻ đã gặp phải hoặc quan sát thấy.
- Tận dụng những tình huống mà trẻ gặp phải trong thực tế để xây dựng các hoạt động phù hợp nhằm giáo dục kĩ năng.
- Cung cấp kiến thức, làm giàu vốn kinh nghiệm của trẻ thông qua việc tạo điều kiện và cơ hội để trẻ có thể làm quen với môi trường xung quanh, trong đó có cả môi trường tự nhiên và môi trường xã hội thông qua việc quan sát tranh ảnh, đọc và kể chuyện, …
- Khi xây dựng tình huống, giáo viên không nên đưa ra cách giải quyết cụ thể mà tạo điều kiện để cho trẻ tự tìm cách giải quyết theo khả năng của mình. Trong quá trình trẻ giải quyết một tình huống nào đó, tùy từng nhóm trẻ mà có thể nâng cao yêu cầu với trẻ cho phù hợp.
- Khi trẻ giải quyết các tình huống giáo viên cần theo dõi cách giải quyết của trẻ để kịp thời đưa ra những gợi ý cần thiết nhằm hướng dẫn trẻ.
- Giáo viên phải luôn quan sát và khích lệ cũng như tuyên dương những biểu hiện kĩ năng tốt mà trẻ thể hiện.
Ví dụ: Xử lý tình huống.
Hàng ngày bé vẫn được mẹ đón ở trường. Nhưng hôm nay có một chú xưng là bạn của mẹ đến nói với cô giáo là mẹ của bé bận không đến đón được. Chú đã nói đúng tên bố mẹ, địa chỉ nhà bé và cả tên bé nữa. Chú nói là bạn cùng cơ quan của mẹ. Nếu là bé, bé có đồng ý đi theo chú không? Tại sao? Sẽ trả lời chú như thế nào.
Như vậy, sau khi để trẻ giải quyết xong, giáo viên có thể dạy trẻ cách xử lý tình huống đúng nhất như sau:
Con không đi theo chú mà sẽ yêu cầu chú về việc để con nói chuyện (qua điện thoại) với mẹ để xác nhận thông tin đó. Nếu không phải tuyệt đối không được đi theo người lạ.
2.2.1.3. Điều kiện vận dụng:
- Giáo viên và trẻ phải có vốn kinh nghiệm sống phong phú về các mối quan hệ xã hội.
- Giáo viên cần quan sát và phát hiện kịp thời những tình huống có vấn đề mà trẻ đang gặp phải. Nắm vững cách tổ chức và thực hiện biện pháp tạo tình huống có vấn đề.
- Các tình huống tạo ra phải phù hợp với vốn kinh nghiệm, sự hiểu biết và hứng thú của trẻ để có thể tự mình hoặc với sự gợi ý của giáo viên có thể giải quyết được.
- Các tình huống tạo ra không gò bó, áp đặt trẻ. Tình huống phải đảm bảo tính tự nhiên, gắn liền với cuộc sống thực hàng ngày của trẻ, phản ánh mối quan hệ đa dạng, phong phú trong xã hội.
- Giáo viên cần tạo sự giao tiếp gần gũi, thân thiện, bình đẳng giữa cô và trẻ, giữa trẻ và trẻ với nhau.
2.2.2. Biện pháp 2: Thiết kế và tổ chức trò chơi: Để trẻ có nhiều cơ hội được thực
hành các kĩ năng phòng chống bắt cóc.
2.2.2.1. Ý nghĩa:
- Sử dụng biện pháp thiết kế và tổ chức trò chơi là tổ chức cho người học chơi một trò chơi nào đó để thông qua đó tìm hiểu một vấn đề, biểu hiện thái độ hay thực hiện hành động, việc làm. Trong đó có một số loại trò chơi của trẻ mẫu giáo rất thích hợp để giúp trẻ rèn luyện nhận thức và thực hành kĩ năng phòng chống bắt cóc như: trò chơi đóng vai, trò chơi đóng kịch, trò chơi học tập, trò chơi vận động,...
- Sự trải nghiệm trong môi trường chơi phong phú, hấp dẫn tạo cơ hội cho trẻ tiếp cận sâu rộng hơn với thế giới hiện thực của người lớn và được gia nhập vào đó thông qua lăng kính của trẻ từ đó các kĩ năng được hình thành và phát triển.
2.2.2.1. Nội dung:
+ Trò chơi đóng vai:
Đóng vai là hình thức tổ chức cho trẻ thực hành, làm thử một số cách ứng xử nào đó trong một tình huống giả định. Đây là biện pháp giúp trẻ suy nghĩ sâu sắc về một vấn đề bằng cách tập trung vào một sự kiện cụ thể mà trẻ quan sát được. Đồng thời tạo hứng thú cho trẻ và điều đặc biệt là trẻ có thể cảm nhận thấy những tác động của lời nói và việc làm của các nhân vật mà trẻ đóng vai, từ đó dẫn đến thay
đổi thái độ hoặc hành vi của mình trước một tình huống bất kỳ. Ví dụ: Tình huống đóng vai “Đi siêu thị mà bị lạc thì trẻ sẽ làm gì?”; “Trẻ làm gì khi một người lạ mặt cho kẹo?”…
- Cách tiến hành:
GV nêu chủ đề, chia nhóm và giao tình huống, yêu cầu đóng vai cho từng nhóm. Qui định thời gian chuẩn bị, thời gian diễn của mỗi nhóm.
Các nhóm thảo luận, luyện tập chuẩn bị đóng vai. Các nhóm diễn.
Cả lớp nhận xét, thảo luận. Thông thường thảo luận bắt đầu về cách ứng xử của các nhân vật cụ thể hoặc tình huống trong vở diễn sau đó mở rộng phạm vi thảo luận sang những vấn đề khái quát hơn hay những vấn đề mà vở diễn chứng minh. 2.2.2.3. Điều kiện vận dụng:
Trước khi tổ chức thực hiện các trò chơi, GV cần chuẩn bị đầy đủ các phương tiện cần thiết cho trò chơi học tập hoặc đóng vai: các bài tập chơi, đồ dùng số lượng đủ cho các trẻ hoặc các tình huống đóng vai phù hợp chủ đề, nội dung, mục tiêu mong muốn.
GV nên khích lệ để cả lớp cùng tham gia.
Nên có hóa trang và đạo cụ đơn giản cho trò chơi đóng vai để tăng tính hấp dẫn cho vai diễn.
Tình huống đóng vai phải phù hợp với chủ đề giáo dục, phù hợp với đặc điểm của người học, điều kiện, hoàn cảnh của lớp học.
Tình huống nên để mở, không cho trước lời thoại để cho trẻ tự xử lý. Phải dành thời gian phù hợp cho các nhóm chuẩn bị đóng vai.
Người đóng vai phải hiểu rõ vai của mình. + Trò chơi đóng kịch:
Là trò chơi trong đó trẻ đóng vai các nhân vật trong các tác phẩm văn học bằng trí tưởng tượng sáng tạo cao, bằng tâm hồn nghệ sĩ của mình ,trẻ tái hiện lại các hình tượng nhân vật của mình qua cử chỉ, điệu bộ, sắc thái, qua nét mặt và qua lời nói.
- Đặc điểm của trò chơi đóng kịch:
Trò chơi đóng kịch có chủ đề chơi, vai chơi và nội dung chơi. Nhưng nội dung chơi,vai chơi,hành vi,lời nói của nhân vật được xác định trước trong nội dung của tác phẩm văn học.Tính sáng tạo nghệ thuật được thể hiện rõ nét trong trò chơi.Trẻ tái hiện hình tượng văn học một cách sáng tạo (tùy thuộc vào khả năng cảm thụ tác phẩm,phụ thuộc vào suy nghĩ).
Vai chơi trong loại trò chơi này có thể là người,có thể là các con vật với những phẩm chất tính cách nổi bật như hiền,ác, nhanh hay chậm,nhút nhát hay dũng cảm…
- Ý nghĩa:
Tổ chức cho trẻ chơi đóng kịch, trẻ được nhập vai và trải nghiệm đời sống tình cảm củ các vai , giúp trẻ hiểu được chân, thiện, mỹ… từ đó bồi dưỡng cho trẻ tình cảm hướng thiện,yêu cái thiện, ghét cái ác…
Ví dụ: GV có thể kể cho trẻ câu chuyện về bạn MiMi khi nhận quà của người lạ và đã suýt bị bắt cóc. May mắn là bạn đã gọi to Chú Công an ở gần đó giúp và người lạ chạy mất. Cô sẽ cho trẻ chọn các vai chơi như: Bạn MiMi, người lạ mặt, Chú Công an, Mẹ MiMi. Và cho các bạn diễn lại câu chuyện đó.
Như vậy qua trò chơi đóng kịch trẻ nhập vai và phản ánh tính cách nhân vật trong tác phẩm bằng cử chỉ điệu bộ và lời nói =>cho trẻ hiểu được những tình huống có thể xảy ra và các cách xử lý ứng phó với chúng. Để được như vậy GV cần phát triển các câu chuyện, tác phẩm về nội dung giáo dục kĩ năng phòng chống bắt cóc cho trẻ.Hơn nữa trò chơi đóng kịch còn pháy huy khả năng ngôn ngữ của trẻ, là phương tiện phát triển trí tưởng tượng sáng tạo và phát triển tâm hồncho trẻ góp phần làm phong phú đời sống tinh thần.
+ Trò chơi học tập:
Trò chơi học tập là loại trò chơi có luật tiêu biểu khi tham gia vào trò chơi này, trẻ gián tiếp giải quyết các nhiệm vụ trí dục ( như củng cố, chính xác hóa các biểu tượng phát triển ngôn ngữ,hình thành các biểu tượng mới).
- Đặc điểm của trò chơi học tập:
Trò chơi học tập do người lớn nghĩ ra, nó có nguồn gốc trong kho tàng giáo dục dân gian. Mỗi trò chơi đều được cấu tạo bởi 3 yếu tố sau đây:
Nội dung chơi: Đây chính là các nhiệm vụ học tập và là thành phần cơ bản của trò chơi học tập, nó gây sự hứng thú kích thích tính tò mò của trẻ nhờ các tình huống có vấn đề. Nội dung xoay quanh các vấn đề ôn, củng cố tri thức trẻ đã có, rèn luyện các kĩ năng.
Hành động chơi: Là hệ thống các thao tác mà trẻ thực hiện trong quá trình chơi để giải quyết nhiệm vụ học tập chứa đựng trong nội dung chơi.Các hành động chơi phức tạp dần theo sự phát triển của trẻ .
Luật chơi: Mỗi trò chơi học tập đều có luật chơi đó là quy định quy ước việc thực hiện các hành động chơi là tiêu chuẩn khách quan đẻ đánh giá khả năng chơi của trẻ .
Nội dung chơi,hành động chơi, luật chơi có liên hệ chặt chẽ với nhau nếu thiếu 1 trong 3 thành phần trên thì không tiến hành chơi được.Trẻ tham gia vào trò chơi học tập trên cơ sở bình đẳng tự nguyện, vị trí của trẻ trong trò chơi như nhau. Trò chơi học tập có sự thống nhất giữa hành vi thật và hành vi vui chơi. Trò chơi học tậpbao gồm các loại: Trò chơi học tập với đồ vật tranh in, trò chơi lô tô, trò chơi học tập bằng lời, trò chơi âm nhạc
Trò chơi học tập có ý nghĩa giáo dục và phát triển to lớn đối với trẻ mẫu giáo, là phương tiện,phương pháp và hình thức củng cố, chính xác hóa biểu tượng,củng cố tri thức mà trẻ đã có và rèn luyện kĩ năng cho trẻ mẫu giáo. Trò chơi học tập góp phần phát triển các quá trình tâm lý nhận thức như cảm giác, tri giác, tư duy, trí nhớ,trí tưởng tượng và ngôn ngữ cho trẻ mẫu giáo.Là phương tiện phát triển các năng lực hoạt động trí tuệ cho trẻ như: Tính độc lập, chủ động, tư duy linh hoạt, sáng tạo và trò chơi học tập mang lại niềm vui cho trẻ.
Trò chơi học tập đối với trẻ mẫu giáo được sử dụng vừa là phương tiện củng cố tri thức ,rèn luyện kỹ năng kích thích cho trẻ phát huy tính tích cực , tính sáng tạo trong hoạt động nhận thức nhờ các tình huống chơi hấp dẫn .
Ví dụ một trò chơi học tập được sử dụng trong tiết giáo dục kĩ năng phòng chống bắt cóc cho trẻ:
- Trò chơi: “Bé thông minh”
Chuẩn bị: Tranh ảnh có nội dung về kĩ năng phòng chống bắt cóc.Những điều bé nên làm và bé không nên làm; 1 rổ lớn, 2 cái rổ nhỏ.
Cách chơi: Cô giáo chia lớp thành 2 đội xếp thành hàng dọc đứng dưới vạch xuất phát. Sau khi cô có hiệu lệnh, một đội chọn những tranh ảnh những điều bé nên làm. Một đội chọn tranh, ảnh về những điều bé không nên làm từ chiếc rổ lớn rồi di chuyển thật nhanh bỏ lên chiếc rổ của đội mình. Sau khi hết thời gian quy định thì trò chơi kết thúc.
Luật chơi: Sau khi cô có hiệu lệnh thì bạn đầu tiên của mỗi đội mới được xuất phát. Mỗi bạn chỉ được chọn 1 tranh hoặc ảnh, bạn nào chọn 2 sẽ không được tính điểm. Bạn nào đã để tranh về rổ thì di chuyển về cuối hàng để bạn đầu hàng tiếp tục chơi. Sau khi cô giáo thông báo kết quả, đội nào thua sẽ phải hát tặng cả lớp 1 bài theo chủ đề.
- Cách tiến hành:
Bước 1: Hướng dẫn trò chơi
Cô giới thiệu tên trò chơi, phổ biến nội dung chơi, giới thiệu các hành động chơi và phổ biến luật chơi cho trẻ - trò chơi cũ thì gợi ý trẻ nhắc lại nội dung - HĐ - luật. Nếu trò chơi có hành động chơi phức tạp (MGB) cô vừa giải thích vừa làm mẫu từng động tác minh họa .
Bước 2 : Theo dõi quá trình chơi
Nếu là trò chơi mới sau khi hướng dẫn trò chơi cô tổ chức cho trẻ chơi theo từng nhóm, cô theo dõi trẻ chơi.Đối với những trò chơi có hành động chơi, luật chơi phức tạp thì cô có thể chơi cùng trẻ 1- 2 lần (nhất là để gây hứng thú cho trẻ). Nếu trò chơi cũ thì sau khi nhớ lại nội dung, luật chơi cô phân nhóm để trẻ tiến hành chơi.Cô theo dõi trẻ chơi đúng luật hay không, theo dõi thái độ của trẻ đối với nhau.
Cô kịp thời khen ngợi động viên trẻ .
Nếu trẻ chơi sai luật thì chơi xong 1 lượt cô gợi ý cho các bạn nhận xét, trên cơ sở đó cô giúp trẻ nhớ lại luật chơi để thực hiện cho đúng.
Bước 3 : Nhận xét sau khi chơi
Cô giáo căn cứ vào luật chơi để đánh giá khả năng chơi cho trẻ.Tùy thuộc vào lứa tuổi cô lựa chọn hình thức nhận xét cho phù hợp .
MGB : Cô động viên khen ngợi trẻ dưới dạng xác nhận để trẻ nhớ và khẳng định luật chơi , thích tham gia chơi .
- Điều kiện vận dụng:
Trò chơi học tập phương tiện để củng cố kiến thức chứ không phải để tiếp thu kiến thức mới. Nội dung, hành động chơi, luật chơi phải phù hợp với vốn hiểu biết và năng lực nhận thức của trẻ ở các giai đoạn lứa tuổi và phải được phức tạp dần theo sự phát triển của trẻ.
Trò chơi học tập được sử dụng trong tiết học phải phục vụ cho mục đích của tiết học và phù hợp với nội dung dạy học cho trẻ.
Khi tổ chức cho trẻ chơi cần tạo sự hấp dẫn, tạo ra tình huống để kích thích hứng thú, tích cực.