6. Phương pháp nghiên cứu
1.2. Cơ sở lí luận về giáo dụckĩ năng phòng chống bắt cóccho trẻ 5-
1.2.4. Kĩ năng phòng chống bắt cóc
1.2.4.1. Khái niệm kĩ năng phòng chống bắt cóc
Kĩ năng phòng chống bắt cóc của trẻ 5 - 6 tuổi là khả năng trẻ nhận thức, vận dụng tri thức, vốn kinh nghiệm đã có để phòng tránh và có thể ứng phó với những nguy hiểm từ những hành động vô ý của bản thân và những hành động của người khác với mình hay tìm kiếm sự giúp đỡ nhằm tránh bị kẻ xấu bắt cóc vì mục đích nào đó để đảm bảo cho trẻ thoát khỏi nguy cơ bị bắt cóc và được an toàn.
1.2.4.2. Các giai đoạn hình thành kĩ năng phòng chống bắt cóc
Theo chúng tôi các giai đoạn hình thành kĩ năng phòng chống bắt cóc của trẻ mẫu giáo được thể hiện như sau:
- Giai đoạn nhận thức: Ở giai đoạn này giáo viên mầm non hướng dẫn trẻ nắm được lý thuyết về hành động giúp trẻ nhận thức về mục đích, cách thức và điều kiện hành động. Cụ thể ở đây đó là trẻ hiểu được lí do, mục đích phải phòng chống để không bị bắt cóc.
- Giai đoạn quan sát và làm thử theo mẫu: Trẻ đã nắm được kĩ năng phòng chống bắt cóc trên cơ sở lí thuyết và tiến hành hình thành cho trẻ kĩ năng phòng chống bắt cóc. Giáo viên có thể hình thành ở trẻ một số kĩ năng ứng phó khi gặp người lạ (không nhận quà, cách trả lời câu hỏi của người lạ,..) và tìm kiếm sự giúp đỡ ở mọi người khi cảm thấy mình gặp nguy hiểm (kêu, la, chạy, báo chú công an...
) - lúc này trẻ có thể làm theo mẫu trên cơ sở đã nhận thức đầy đủ về mục đích, cách thức, điều kiện hành động mà cô giáo đã hướng dẫn. Hoặc trẻ có thể tự hành động theo hiểu biết của mình. Ở giai đoạn này thao tác của trẻ vẫn còn nhiều sai sót, lúng túng chưa trọn vẹn, thiếu thuần thục độc lập và linh hoạt, hành động có thể đạt kết quả ở mức độ thấp hoặc không đạt kết quả.
- Giai đoạn luyện tập để tiến hành các hành động theo đúng yêu cầu đặt ra: Là giai đoạn trẻ luyện tập để kĩ năng phòng chống bắt cóc được thành thục và linh hoạt hơn. Giai đoạn này cần thiết với trẻ để đảm bảo cho hành động được thực hiện có kết quả không chỉ trong điều kiện quen thuộc (môi trường giáo dục trường, lớp) mà có thể hiệu quả cả trong điều kiện khác nhau (bên ngoài xã hội).