Một số kĩ thuật sử dụng trong dạy học hợp tác

Một phần của tài liệu Thiết kế kế hoạch bài học hình thành một số quy tắc, phương pháp cho học sinh theo quy trình tổ chức dạy học hợp tác trong môn toán lớp 4 (Trang 30 - 33)

7. Những đóng góp của đề tài

1.1.4.Một số kĩ thuật sử dụng trong dạy học hợp tác

DHHT phù hợp quan điểm DH tích cực ở HS tiểu học và được GV đánh giá cao. Tuy nhiên, khi vận dụng DHHT, GV tiểu học gặp một số khó khăn trong thực tế giảng dạy của mình. [11,tr.102]

Thứ nhất: Có một số HS sinh ỷ nại vào nhóm hợp tác và GV không kiểm soát hết được việc học của tất cả các HS.

Thứ hai: Sử dụng PPDHHT mất nhiều thời gian cho nên đôi khi để đạt được mục tiêu, nhiệm vụ cần phải thực hiện của bài học thì lại thiếu thời gian.

Thứ ba: Việc trợ giúp các cá nhân, nhiều nhóm trong cùng một thời điểm khó có thể thực hiện.

Chính vì vậy cần đưa ra “kĩ thuật” thực hiện trong học hợp tác để khắc phục những khó khăn trên.

Kĩ thuật khăn trải bàn

Khái niệm: Là hình thức tổ chức hoạt động mang tính hợp tác kết hợp giữa hoạt động cá nhân và hoạt động nhóm nhằm:

- Kích thích, thúc đẩy sự tham gia tích cực.

- Tăng cường tính độc lập, trách nhiệm của cá nhân HS - Phát triển mô hình có sự tương tác giữa HS với HS

Cách tiến hành: GV sử dụng theo mô hình trên giấy A0

- Hoạt động theo nhóm (4HS/nhóm). Nếu nhóm lớn hơn 4 thì vẫn có thể áp dụng được kĩ thuật này bằng cách phân làm các phần tương ứng trên khăn trải bàn.

- Mỗi HS ngồi vào vị trí như mô hình minh họa:

- Tập trung vào câu hỏi (hoặc chủ đề,...).

- Viết vào ô mang số của HS câu trả lời hoặc ý kiến của HS (về câu hỏi, chủ đề,...). Mỗi cá nhân làm việc độc lập trong khoảng thời gian vài phút.

Viết ý kiến cá nhân Viết ý kiến cá nhân

Ý kiến chung của cả nhóm về chủ đề Viết ý kiến cá nhân Viết ý kiến cá nhân

- Kết thúc thời gian làm việc cá nhân, các thành viên tiến hành chia sẻ và thảo luận, thống nhất câu trả lời.

- Viết những ý kiến chung của cả nhóm vào ô giữa tấm khăn trải bàn.

Khi áp dụng kĩ thuật này thì vấn đề khó khăn thứ nhất của GV sẽ được tháo gỡ một cách hiệu quả.

Kĩ thuật mảnh ghép (cải tiến mô hình Jigsaw)

Khái niệm: Là hình thức học tập hợp tác kết hợp giữa cá nhân, nhóm

và sự liên kết giữa các nhóm nhằm:

- Giải quyết một nhiệm vụ phức hợp (có nhiều chủ đề). - Kích thích sự tham gia tích cực của HS.

- Nâng cao vai trò của cá nhân trong quá trình hợp tác (Không chỉ hoàn thành nhiệm vụ ở vòng 1 mà còn phải truyền đạt lại kết quả vòng 1 và hoàn thành nhiệm vụ ở vòng 2).

Cách tiến hành: Tiến hành như hình vẽ: Vòng 1:

Vòng 2:

Vòng 1 (nhóm chuyên gia)

- Hoạt động theo nhóm 3HS.

- Mỗi nhóm được giao một nhiệm vụ (Ví dụ: nhóm 1: nhiệm vụ A; nhóm 2: nhiệm vụ B, nhóm 3: nhiệm vụ C), có thể có nhóm cùng nhiệm vụ.

- Mỗi thành viên làm việc độc lập trong khoảng thời gian vài phút, suy nghĩ về câu hỏi, chủ đề và ghi lại những ý kiến cá nhân của mình. Khi thảo luận nhóm phải đảm bảo mỗi thành viên trong từng nhóm đều trả lời được tất cả các câu hỏi trong nhiệm vụ được giao và trở thành “chuyên gia” của lĩnh vực đã tìm hiểu và có khả năng trình bày lại câu trả lời của nhóm ở vòng 2. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

1 1 1 2 2 2 3 3 3

(Ở vòng 1 các nhóm chưa báo cáo kết quả của nhóm mình mà chuyển sang nhóm ở vòng 2).

Vòng 2 (nhóm các mảnh ghép)

- Hình thành nhóm 3HS mới (1HS từ nhóm 1; 1HS từ nhóm 2 và 1HS từ nhóm 3). Các câu hỏi và thông tin của vòng 1 được các thành viên mới chia sẻ đầy đủ với nhau. Khi mọi thành viên trong nhóm mới đều hiểu được tất cả nội dung ở vòng 1 thì nhiệm vụ mới sẽ được giao cho các nhóm thành lập hợp tác để giải quyết.

Tùy theo nội dung bài học mà có thể chia nhóm ở vòng 1 với số lượng HS khác nhưng vẫn phải đảm bảo bản chất của kĩ thuật các mảnh ghép.

Phiếu giao việc, phiếu hỗ trợ học tập

Mục đích: Với các nhóm có nhiệm vụ khác nhau, nên nếu có nhu cầu trợ giúp của các nhóm HS cùng một thời điểm sẽ gây khó khăn cho GV. Vì vậy, cần phải thiết kế phiếu trợ giúp ở nhiều mức độ khác nhau.

Cách thiết kế: Tùy vào tình huống cụ thể chia các mức độ trợ giúp tăng dần theo nhu cầu của HS, khả năng học tập của HS.

Cách sử dụng: Đặt các phiếu hỗ trợ vào trong hộp, bên ngoài có ghi dùng cho nhóm nào, mức độ nào. Khi sử dụng, GV cần khuyến khích, động viên HS suy nghĩ giải quyết vấn đề, để mức độ hỗ trợ của GV cho HS luôn luôn là tương tác tích cực.

Như vậy, khó khăn thứ ba của GV được giải quyết.

Việc sử dụng khéo léo kĩ thuật “khăn trải bàn” cũng như kĩ thuật

“mảnh ghép”“phiếu hỗ trợ học tập” phụ thuộc vào tính chất của bài học; điều kiện học tập và năng lực sư phạm của người GV.

Một phần của tài liệu Thiết kế kế hoạch bài học hình thành một số quy tắc, phương pháp cho học sinh theo quy trình tổ chức dạy học hợp tác trong môn toán lớp 4 (Trang 30 - 33)