Tổ chức thực nghiệm

Một phần của tài liệu Thiết kế kế hoạch bài học hình thành một số quy tắc, phương pháp cho học sinh theo quy trình tổ chức dạy học hợp tác trong môn toán lớp 4 (Trang 87 - 89)

7. Những đóng góp của đề tài

3.3. Tổ chức thực nghiệm

3.3.1. Đối tượng thực nghiệm

Tài liệu TN được xây dựng thực hiện ý tưởng của đề tài nhằm thực hiện định hướng đổi mới PPDH, nâng cao hiệu quả dạy và học môn Toán lớp 4 của trường tiểu học. Vì vậy, đối tượng TN là HS của trường tiểu học. Cụ thể chúng tôi chọn trường để tiến hành TN là trường Tiểu học Phong Châu - Thị xã Phú Thọ. Chúng tôi chọn lớp 4A (36HS) làm lớp TN, lớp 4B (36HS) làm lớp ĐC.

Các nhóm TN và ĐC của từng trường được chúng tôi lựa chọn đảm bảo chất lượng học tập tương đương nhau (qua theo dõi quá trình học tập cũng như đánh giá của GV trực tiếp phụ trách môn Toán của 2 lớp).

Lớp TN do cô giáo Nguyễn Thị Kim Liên phụ trách và HS được học theo kế hoạch thiết kế DHHT nhóm nghiên cứu đề tài đã thiết kế.

Lớp ĐC cũng do cô giáo Nguyễn Thị Kim Liên phụ trách và được học theo PPDH bình thường theo chương trình của GV tự thiết kế.

3.3.2. Thời gian và cách thức triển khai nội dung thực nghiệm

Để đảm bảo tiến trình chương trình DH, các giờ TN được tiến hành vào các giờ chính khóa theo thời khóa biểu của nhà trường. Ở các lớp ĐC, các tiết DH môn Toán vẫn tiến hành bình thường theo chương trình và thời khóa biểu

của nhà trường quy định. Thời gian TN được tiến hành trong học kì 2 của năm học (từ tháng 2 đến tháng 4 năm 2015).

Chúng tôi đã trao đổi với GV dạy TN về thiết kế bài học và ý đồ sư phạm của mình khi xây dựng kế hoạch bài học. Tiếp đó chúng tôi gửi các bài kế hoạch DH môn Toán cho GV dạy TN nghiên cứu, chuẩn bị về nội dung, đồng thời trao đổi những vấn đề GV dạy TN còn băn khoăn.

Kế hoạch bài học TN được lập theo yêu cầu của DHHT đã được thiết kế sẵn như trong đề tài. Ở lớp TN, chúng tôi tổ chức một nhóm dự giờ gồm 3 thành viên trong nhóm nghiên cứu, một GV dạy giỏi cấp trường và một GV trưởng nhóm khối lớp 4; các thầy cô quan sát, ghi chép các hoạt động DH và tổ chức đánh giá TN.

Trong các giờ dạy, chúng tôi cùng các thành viên trong nhóm trực tiếp dự giờ dạy của GV, quan sát và ghi chép tỉ mỉ, chính xác những diễn biến về hoạt động của GV và HS trong suốt tiết học. Sau mỗi tiết dạy, chúng tôi đều trực tiếp nghe và ghi lại những ý kiến của GV về thuận lợi và khó khăn của họ trong quá trình thực hiện bài dạy TN.

3.3.4. Phương thức đánh giá kết quả thực nghiệm Đánh giá định tính

Trong phần này, chúng tôi sẽ trình bày bình luận vắn tắt về tiết dạy và trình bày những ý kiến nhận xét đánh giá thông qua việc quan sát, phỏng vấn, trao đổi trực tiếp với GV dạy TN, các thầy cô giáo tham gia dự giờ, đánh giá của Ban giám hiệu nhà trường được dạy TN và HS nhóm TN. Ngoài ra, chúng tôi quan sát những biểu hiện của HS trong giao tiếp, trong hợp tác làm việc, quan sát sự nhanh nhẹn, sự năng động, tự tin, chủ động,... trong các hoạt động của bản thân HS đối với nhóm bạn, đối với tập thể.

Đánh giá định lượng kết quả TN

Các số liệu về điểm kiểm tra được tập hợp và xử lý thông qua so sánh tỉ lệ các thang điểm

Một phần của tài liệu Thiết kế kế hoạch bài học hình thành một số quy tắc, phương pháp cho học sinh theo quy trình tổ chức dạy học hợp tác trong môn toán lớp 4 (Trang 87 - 89)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(131 trang)