Phân tích định tính kết quả thực nghiệm

Một phần của tài liệu Thiết kế kế hoạch bài học hình thành một số quy tắc, phương pháp cho học sinh theo quy trình tổ chức dạy học hợp tác trong môn toán lớp 4 (Trang 89 - 91)

7. Những đóng góp của đề tài

3.4. Đánh giá kết quả thực nghiệm

3.4.1. Phân tích định tính kết quả thực nghiệm

Sau quá trình tiến hành TN, chúng tôi rút ra một số kết luận định tính: Chúng tôi tham khảo ý kiến của GV dạy TN, sử dụng phiếu thăm dò ý kiến HS (Phụ lục 2). Kết quả định tính được tổng hợp qua bảng sau:

Bảng 3.2: Kết quả đánh giá định tính Các tiêu chí đánh giá Trước TN Sau TN Số lượng Tỉ lệ % Số lượng Tỉ lệ %

1. HS hiểu được ích lợi của học tập môn Toán 66 73,3 80 88,9

2. HS thích học môn Toán 57 63,3 83 92,2

3. HS chuẩn bị bài đầy đủ, đi học đúng giờ 90 100 90 100 4. HS hăng hái phát biểu xây dựng bài 42 46,7 75 83,3 5. HS tích cực tham gia các hoạt động học tập 54 60 77 85,6 6. HS tự tin trong giao tiếp với bạn, thầy cô,… 48 53,3 86 95,56 7. HS chủ động trong hoạt động học tập và các

hoạt động khác

46 51,1 76 84,4 8. HS biết khẳng định, bảo vệ ý kiến trước tập thể 38 42,2 75 83,3 9. HS tôn trọng ý kiến các bạn 53 58,89 79 87,78 10. HS chủ động, nhanh nhẹn triển khai các hoạt

động cho nhóm

40 44,4 80 88,9 11. HS có quan hệ tốt với bạn bè trong nhóm,

ngoài nhóm

42 46,7 77 85,6 12. HS tập trung cao độ, khai thác tối đa tiềm

năng bản thân để trao đổi, hợp tác

38 42,2 75 83,3 Qua quan sát, thăm dò ý kiến HS, chúng tôi nhận thấy:

+ Dựa vào bảng tổng hợp, các tiêu chí đánh giá định tính về hành vi đi học đúng giờ, chuẩn bị bài đầy đủ vẫn giữ nguyên còn các số liệu khác thì tăng rõ rệt. Điều này chứng tỏ rằng sự hứng thú học tập của HS, tích cực, chủ động tham gia các hoạt động học tập. HS hiểu được lợi ích, giá trị mà Toán

học mang lại, giúp các em học tốt những môn học khác trong chương trình, nâng cao sự hiểu biết về các lĩnh vực liên quan Toán học trong thực tiễn. Từ đó, kết quả cho rằng các em đa số thích học môn Toán, có sự đam mê, hứng thú trong quá trình học, có sự hăng hái phát biểu xây dựng bài,… hơn các môn học khác.

+ HS hồ hởi, phấn khích khi tham gia vào các phiếu giao việc của GV một cách tích cực, chủ động hơn; có sự phối hợp và liên kết cùng giúp đỡ nhau giữa các thành viên trong nhóm; tìm kiếm thông tin từ các nguồn khác nhau phù hợp để giải quyết vấn đề trong môn Toán. HS tập trung cao độ, khai thác tối đa tiềm năng cá nhân và tập thể để thực hiện sự trao đổi, thảo luận, tương tác cùng phát hiện, giải quyết, điều chỉnh, hoàn thiện vấn đề (đặc biệt là các vấn đề được GV đặt ra đòi hỏi ở HS khả năng kết nối toán học với thực tiễn cuộc sống).

+ Các thành viên trong nhóm hành động một cách tự chủ, sáng tạo, bảo vệ và khẳng định ý kiến của mình, thể hiện rõ trách nhiệm cá nhân trong quá trình tương tác nhóm. HS năng động, nhanh nhẹn triển khai các hoạt động cho nhóm; chủ động trong các hoạt động học tập hay trong các hoạt động lao động,… trong lớp và nhà trường.

+ Các cá nhân của nhóm đều tỏ ra khá linh hoạt trong việc quyết định và có thể thay đổi hành động phù hợp với hoàn cảnh nhằm đạt mục tiêu tốt hơn.

+ Hầu hết các thành viên đều có sự điều chỉnh bản thân, tạo cân bằng cho mình trong việc thiết lập quan hệ tốt với bạn bè trong nhóm và ngoài nhóm; hợp tác hành động hiệu quả trong mọi tình huống; tôn trọng, đánh giá đúng mức các giá trị, tạo môi trường thân thiện; biết đưa ra ý tưởng và lắng nghe ý tưởng những người khác; dám mạnh dạn đưa ra quyết định.

- Về phía GV: Chúng tôi đã xin ý kiến của GV dạy TN về chất lượng giáo án TN, sự tích cực học tập của HS trong quá trình học tập và khả năng có thể tiến hành các kế hoạch bài học đã xây dựng trong đề tài.

Nhận xét của GV dạy TN, các thầy cô tham gia dự giờ và của Ban giám hiệu trường dạy TN:

- Theo các thầy cô, những kế hoạch bài học mà chúng tôi xây dựng có thể áp dụng ở tất cả các trường tiểu học hiện nay vì nó không đòi hỏi nhiều điều kiện như trang thiết bị, cơ sở vật chất, đồ dùng DH. Đặc biệt, các kế hoạch bài học này khi áp dụng vào DH không làm xáo trộn về kế hoạch DH và các hoạt động chuyên môn khác của mỗi nhà trường.

- Các thầy cô cho rằng các kế hoạch bài học đã xây dựng còn tạo ra cho HS một môi trường học tập cởi mở, thân thiện, hợp tác cùng thực hiện các nhiệm vụ. Các em đã tự tin, mạnh dạn hơn khi trình bày quan điểm, ý kiến của mình trước lớp, diễn đạt tốt hơn, hòa đồng với bạn bè trong lớp.

Những nhận xét trên đây là căn cứ quan trọng thể hiện sự đánh giá cao tính khả thi của các kế hoạch bài học được chúng tôi xây dựng trong khóa luận.

Một phần của tài liệu Thiết kế kế hoạch bài học hình thành một số quy tắc, phương pháp cho học sinh theo quy trình tổ chức dạy học hợp tác trong môn toán lớp 4 (Trang 89 - 91)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(131 trang)