Phân tích định lượng kết quả thực nghiệm

Một phần của tài liệu Thiết kế kế hoạch bài học hình thành một số quy tắc, phương pháp cho học sinh theo quy trình tổ chức dạy học hợp tác trong môn toán lớp 4 (Trang 91 - 131)

7. Những đóng góp của đề tài

3.4. Đánh giá kết quả thực nghiệm

3.4.2. Phân tích định lượng kết quả thực nghiệm

Sau khi dự giờ TN, chúng tôi tiến hành kiểm tra chất lượng của lớp TN và lớp ĐC theo hệ thống kiến thức bài dạy.

Kết quả kiểm tra cho thấy: số bài hoàn thành tốt tăng lên. Điều này cho thấy, bước đầu vận dụng DHHT trong DH môn Toán ở lớp 4 đã đem lại hiệu quả nhất định.

Chúng tôi đánh giá hiệu quả giờ dạy căn cứ mức độ HS đã làm trong bài kiểm tra. Đánh giá bài làm của HS theo xếp loại hoàn thành bài tập. Phân loại điểm theo 3 mức: Giỏi (Hoàn thành tốt); Khá - Trung Bình (Hoàn thành); Yếu (Chưa hoàn thành).

Bảng3.2: So sánh kết quả thực nghiệm và đối chứng

Lớp Số

bài kiểm tra

Xếp loại

Hoàn thành tốt Hoàn thành Chưa hoàn thành

SL Tỉ lệ % SL Tỉ lệ % SL Tỉ lệ %

4A 36 12 33,3 11 58,33 3 8,34

Biểu đồ 3.2: So sánh kết quả thực nghiệm và đối chứng 0 5 10 15 20 25 30 35 HT tốt HT Chưa HT TN ĐC Nhận xét:

Qua quá trình TN chúng tôi đánh giá một số đặc điểm cơ bản sau:

- So với chất lượng khảo sát ban đầu trước khi TN, chất lượng DH bài TN đã có những tiến bộ rõ rệt. Tỉ lệ HS hoàn thành tốt bài kiểm tra ở hệ thống TN cao hơn, còn tỷ lệ chưa hoàn thành giảm hơn so với hệ thống đối chứng.

- Trong bảng so sánh kết quả lớp TN và lớp ĐC, chất lượng DH một số bài TN môn Toán lớp 4 tăng lên. Tỉ lệ HS có bài hoàn thành tốt ở hệ thống TN cao. Nếu GV áp dụng DHHT trong quá trình DH thường xuyên hơn nữa thì chắc chắc kết quả nhận được sẽ còn tăng lên nhiều hơn nữa. Đây là một căn cứ để chứng minh tính khả thi của việc vận dụng PPDHHT trong DH môn Toán lớp 4 nói riêng và môn Toán ở tiểu học nói chung.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 3

Sau khi xác định mục đích, nội dung, cách thức tiến hành TN, chúng tôi tiến hành TN sư phạm tại lớp 4A của trường Tiểu học Phong Châu trong thời gian từ tháng 2 đến tháng 4 năm 2016. Quá trình TN cho thấy:

- Về mặt định tính: HS hồ hởi, phấn khích khi tham gia vào các phiếu giao việc của GV một cách tích cực, chủ động, phối hợp, liên kết cùng giúp đỡ nhau; HS không chỉ nắm được kiến thức cơ bản mà còn phát triển kĩ năng như khả năng giao tiếp, khả năng lãnh đạo, khả năng đánh giá, hợp tác..., đó chính là sự chuẩn bị hành trang trong sự nghiệp học tập suốt đời và đối mặt với các thử thách trong cuộc sống.

- Về mặt định lượng: Qua so sánh, chất lượng DH một số bài TN môn Toán lớp 4 tăng lên. Tỉ lệ HS có bài hoàn thành tốt ở hệ thống TN cao. Từ kết quả TN chúng tôi có thể khẳng định:

+ Các kế hoạch bài học đã thiết kế trong đề tài đảm bảo mục tiêu, chuẩn kiến thức, kĩ năng môn Toán lớp 4, phù hợp quy trình dạy học hợp tác, phù hợp với đặc điểm nhận thức, khả năng học tập của HS.

+ Các kế hoạch bài học đã thiết kế trong đề tài có thể thực hiện được trong quá trình DH môn Toán lớp 4. Thực hiện các kế hoạch bài học đã thiết kế đã giúp nâng cao kết quả học tập môn Toán của HS lớp 4.

Vận dụng DHHT nhóm trong môn Toán lớp 4 có tính khả thi và được GV tiểu học nói chung và đặc biệt là GV và ban giám hiệu nhà trường dạy TN rất ủng hộ. Nếu GV áp dụng DHHT trong quá trình DH thường xuyên hơn nữa thì chắc chắn kết quả nhận được sẽ còn tăng lên nhiều hơn nữa.

KẾT LUẬN

Quá trình nghiên cứu đề tài đã thu được các kết quả chính:

1. Hệ thống cơ sở lí luận của PPDHHT, cơ sở lí luận về lập kế hoạch bài học DHHT, khẳng định vai trò của DHHT đối với việc thực hiện định hướng đổi mới PPDH, thực hiện xu hướng kết nối tích hợp giữa con người với con người trong xã hội, phát huy các khả năng, năng lực của HS đáp ứng yêu cầu cuộc sống.

2. Khảo sát thực trạng việc lập kế hoạch bài học tổ chức PPDHHT trong môn Toán ở trường tiểu học, làm rõ một số khó khăn của GV khi lập kế hoạch bài học theo PPDHHT. Xác định được một trong những khó khăn của GV là khó khăn trong việc thiết kế kế hoạch bài học theo quy trình DHHT đảm bảo cho các nhóm hợp tác hoạt động một cách thực sự, gây nên sự ảnh hưởng tích cực, cộng hưởng trí tuệ lẫn nhau giữa các cá nhân, phát triển các năng lực cá nhân. Xác định được một trong những nguyên nhân dẫn tới tình trạng trên là do quan điểm, cách hiểu về lí luận DHHT, lí luận về việc lập kế hoạch bài học DHHT của GV theo quy trình DHHT chưa thực sự sâu sắc. Điều đó kéo theo việc khai thác giá trị về mặt lí luận của PPDH này cho thực tiễn DH chưa đạt hiệu quả cao.

3. Xây dựng được các nguyên tắc thiết kế kế hoạch bài học theo quy trình tổ chức DHHT, những điều kiện đảm bảo lập kế hoạch bài học DHHT đạt hiệu quả và thiết kế các kế hoạch bài học môn Toán lớp 4 trong một số nội dung về hình thành quy tắc, PP toán học dựa trên quy trình thực hiện DHHT. Các kế hoạch bài học được thiết kế đảm bảo minh họa từng nội dung (hình thành kiến thức mới về các quy tắc, PP toán học) cho HS. Nội dung cho từng nhiệm vụ tới HS rõ ràng, bám sát chương trình, tạo sự hứng thú, kích thích nhu cầu học hợp tác ở HS như kích thích tư duy người học bằng tình huống gợi vấn đề, khích lệ động viên, vận dụng linh hoạt các hình thức tổ chức trò chơi,...

4. Các kế hoạch bài học xây dựng đã thể hiện được tính khả thi và tính hiệu quả trong thực nghiệm SP.

Đóng góp chủ yếu của luận án cho chuyên ngành Lí luận và PPDH bộ môn Toán là đề tài đã hệ thống hóa cơ sở lí luận của DHHT, cơ sở lí luận về lập kế hoạch bài học DHHT; các nguyên tắc, các điều kiện đảm bảo việc thiết kế kế hoạch bài học có sử dụng PPDHHT đạt hiệu quả cao và thiết kế các kế hoạch bài học hình thành quy tắc, PP toán học trong chương trình môn Toán lớp 4 dựa trên quy trình thực hiện DHHT. Các kết quả đó đã góp phần làm rõ cơ sở khoa học và thực tiễn của một nhiệm vụ quan trọng của Lí luận và PPDH bộ môn, hơn nữa một nhiệm vụ quan trọng của giáo dục toán học.

Có thể sử dụng các nguyên tắc và cách thiết kế kế hoạch bài học theo quy trình đã nêu để thiết kế các kế hoạch bài học môn Toán của tất các các lớp ở tiểu học. Khóa luận có thể làm tài liệu tham khảo cho GV trường tiểu học, SV sư phạm ngành Giáo dục tiểu học sử dụng để góp phần nâng cao chất lượng học tập môn PPDH môn Toán ở tiểu học.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2006), Chương trình giáo dục phổ thông cấp Tiểu học, Nxb Giáo dục, Hà Nội.

2. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2010), Hướng dẫn thực hiện chuẩn kiến thức, kĩ năng các môn học ở tiểu học lớp 4, Nxb Giáo dục Việt Nam.

3. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2011), Hướng dẫn chung về điều chỉnh nội dung dạy học các môn học.

4. Nguyễn Hữu Châu (2005), Những vấn đề cơ bản về chương trình và quá trình dạy học, Nxb Giáo dục, Hà Nội.

5. Đảng Cộng Sản Việt Nam (1997), Văn kiện Hội nghị lần thứ 2 Ban chấp hành Trung ương khóa VIII, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

6. Đảng Cộng Sản Việt Nam (2014), Văn kiện Hội nghị lần thứ 2 Ban chấp hành Trung ương khóa XI, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

7. Đảng cộng Sản Việt Nam (2015), Văn kiện Hội nghị lần thứ 8 Ban chấp hành Trung ương khóa XIII, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

8. Trần Thị Bích Hà (2006), Một số trao đổi về dạy hợp tác ở trường phổ thông, Tạp chỉ Giáo dục, số 146, tr.20-21.

9. Đỗ Đình Hoan (chủ biên) (2005), Sách giáo khoa toán 4, Nxb Giáo dục, Hà Nội.

10. Trần Duy Hưng (2002), Tổ chức dạy học cho học sinh Trung học cơ sở theo các nhóm nhỏ, Luận án tiến sĩ, Trường Đại học sư phạm Hà Nội. 11. Hoàng Công Kiên (2013), Vận dụng dạy học hợp tác trong môn Toán ở

Tiểu học, Luận án tiến sĩ Giáo dục học, Trường Đại học sư phạm Hà Nội. 12. Nguyễn Bá Kim (2006), Phương pháp dạy học môn Toán, Nxb Đại học

sư phạm Hà Nội.

13. Trần Ngọc Lan (2007), Kỹ thuật chia nhóm và điều khiển nhóm học tập hợp tác trong dạy học Toán ở Tiểu học, Tạp chí Giáo dục, số 157, tr 29-30. 14. Bùi Văn Nghị (2005), Vận dụng lý luận dạy học trong dạy học môn Toán

ở trường phổ thông, Nxb Đại học sư phạm Hà Nội.

15. Polya G (1997), Giải bài toán như thế nào?, Nxb Giáo dục, Hà Nội. 16. Vũ Thị Sơn (2005), Tương tác giữa học sinh trong dạy học theo nhóm,

17. Nguyễn Triệu Sơn (LATS-2007), Phát triển khả năng học hợp tác cho học sinh sư phạm toán một số trường Đại học miền núi nhằm nâng cao chất lượng của người được đào tạo, Viện chiến lược và chương trình giáo dục.

18. Nguyễn Tuấn (2012), Thiết kế bài giảng toán 4, tập 1, Nxb Giáo dục, Hà Nội.

19. Nguyễn Tuấn (2012), Thiết kế bài giảng toán 4, tập 2, Nxb Giáo dục, Hà Nội.

20. Thái Duy Tuyên (2008), Phương pháp dạy học truyền thống nhiều đổi mới, Nxb Giáo dục, Hà Nội.

PHỤ LỤC 1 PHIẾU ĐIỀU TRA

( Dành cho giáo viên Tiểu học)

Kính gửi thầy (cô), chúng tôi đang thực hiện đề tài "Thiết kế kế hoạch bài học hình thành một số quy tắc, phương pháp cho học sinh theo quy trình tổ chức dạy học hợp tác trong môn Toán lớp 4". Để hỗ trợ cho việc nghiên cứu, chúng tôi muốn tham khảo ý kiến thầy (cô) xung quanh các vấn đề liên quan tới quan điểm của thầy (cô) về phương pháp dạy học hợp tác, thiết kế kế hoạch bài học theo quy trình tổ chức dạy học hợp tác đối với lĩnh vực toán học. Xin thầy (cô) vui lòng cho chúng tôi biết ý kiến của mình về vấn đề này. Ý kiến của thầy (cô) chỉ nhằm mục đích nghiên cứu đề tài, không vì mục đích nào khác. Xin trân trọng cảm ơn quý thầy (cô)!

Câu 1: Thầy (cô) thường sử dụng những phương pháp dạy học nào sau đây

trong các giờ dạy học môn Toán

(Với mỗi phương pháp, hãy đánh dấu × vào 1 trong 3 cột phù hợp với suy nghĩ của thầy/cô)

Phương pháp dạy học Mức độ sử dụng

Thường xuyên Đôi khi Chưa bao giờ

1. 1. Trực quan

2. 2. Gợi mở - vấn đáp

3. 3. Diễn giảng – thuyết trình 4. 4. Phát hiện giải quyết vấn đề 5. 5. Luyện tập – thực hành 6. 6. Dạy học hợp tác nhóm

Câu 2: Theo thầy (cô), bản chất của dạy học hợp tác nhóm là:

A. Xếp chỗ ngồi cạnh nhau trong cùng một bàn và để HS làm việc độc lập. B. Một HS khá sau khi đã được GV hướng dẫn, có nhiệm vụ giúp đỡ các

C. Một HS khá sau khi đã hoàn thành nhiệm vụ, thay mặt nhóm báo cáo kết quả.

D. HS trao đổi, thảo luận, giúp đỡ nhau để hoàn thành nhiệm vụ học. E. HS liên kết và phối hợp hoạt động với nhau để thực hiện nhiệm vụ học

tập chung của nhóm.

Câu 3: Theo thầy (cô), trong dạy học hợp tác nhóm, các mục đích dưới đây

có tầm quan trọng như thế nào?

(Với từng mục đích, hãy đánh dấu × vào 1 trong 3 cột phù hợp nhất với suy nghĩ của thầy/cô)

Mục đích của dạy học theo phương pháp dạy học hợp tác nhóm Rất quan trọng Không quan trọng lắm Không quan trọng

1. Phát triển khả năng tư duy sáng tạo cho học sinh tiểu học

2. Nâng cao tính tự giác, tích cực và chủ động nhận thức trong học tập

3. Giúp học sinh nắm vững và nhớ lâu kiến thức cần học

4. Thực hiện đổi mới phương pháp dạy học trong nhà trường hiện nay

5. Nâng cao khả năng giao tiếp

6. Học sinh tự tin khẳng định và bảo vệ ý kiến của mình

7. Học sinh biết tôn trọng và lắng nghe người khác 8. Tạo hứng thú học tập và lao động cho học sinh tiểu học

9. Học sinh đoàn kết thương yêu và giúp đỡ lẫn nhau

10. Thuận lợi trong việc phát triển khả năng hoạt động và hòa nhập tập thể của học sinh 11. Nâng cao hiệu quả giờ dạy học môn Toán tiểu học

12. Rèn cho học sinh kĩ năng thực hành và vận dụng vào cuộc sống

Câu 3: Thầy (cô) đã quan tâm đến việc phát huy tính tích cực học tập của học sinh trong quá trình dạy học môn Toán ở tiểu học chưa?

A. Rất quan tâm B. Ít quan tâm C. Chưa quan tâm

Câu 4: Mức độ cần thiết của việc vận dụng dạy học hợp tác nhóm trong quá

trình dạy học môn Toán ở tiểu học?

A. Rất cần thiết B. Cần thiết C. Bình thường D. Không cần thiết

Câu 5: Khi tổ chức phân chia lớp thành các nhóm, thầy/cô lựa chọn tiêu chí nào sau đây cho các cá nhân của một nhóm?

A. Có cùng một trình độ và năng lực nhận thức

B. Có đầy đủ các thành phần của trình độ và năng lực nhận thức C. Có cùng một vị trí chỗ ngồi trong lớp

D. Phân chia ngẫu nhiên

Câu 6: Thầy/cô thường thực hiện phân chia nhóm trong lớp để học tập môn

Toán theo kiểu nào dưới đây?

A. Kiểu nhóm cơ động B. Kiểu nhóm cố định

Câu 7: Vai trò của lập kế hoạch bài học dạy học hợp tác nhóm là gì? (Có thể

lựa chọn nhiều phương án)

A. Giáo viên tự tin hơn vì đã có sự chuẩn bị đúng hướng

B. Tạo thuận lợi để giáo viên tập trung vào những nội dung trọng tâm của bài học

C. Ứng phó kịp thời và đối đầu những tình huống có thể xảy ra

D. Giáo viên có sự đánh giá kết quả hoạt động của từng học sinh một cách khách quan

E. Giáo viên dễ kiểm soát thời gian

F. Lựa chọn nội dung hợp tác phù hợp nhằm phát huy năng lực học sinh trong học tập

G. Ý kiến khác

……… ……… ………

Câu 8: Theo thầy/cô, những yêu cầu khi lập kế hoạch bài học dạy học hợp tác là gì? (Có thể lựa chọn nhiều phương án)

A. Nội dung hợp tác phù hợp với đối tượng học sinh

B. Xây dựng phiếu hỗ trợ phù hợp với khả năng học của học sinh C. Gợi hứng thú học tập, tránh áp đặt cho học sinh

D. Nêu được mục tiêu bài học, xác định đúng kiến thức trọng tâm E. Tạo ra tính tích cực, chủ động hợp tác trong nhóm

F. Phát triển năng lực tìm tòi, suy nghĩ của học sinh

G. Phát triển các kĩ năng: giao tiếp, hợp tác, giải quyết vấn đề,…

Câu 9: Những tiêu chí khi lập kế hoạch bài học DHHT là:

A. Kế hoạch bài học phải được lập chi tiết về: kiến thức – kĩ năng – thái độ B. Các hoạt động của học sinh phải phù hợp với logic nhận thức

C. Đảm bảo tính đặc trưng của bộ môn, đặc điểm học sinh, mục tiêu bài học, tính chủ đề, chủ điểm,…

D. Dự kiến phương pháp tổ chức, phương tiện dạy học, dự kiến cách đánh giá kết quả

Câu 10: Theo thầy/cô, những khó khăn gặp phải khi lập kế hoạch bài học tổ chức dạy học hợp tác nhóm là gì? (Có thể chọn nhiều phương án)

A. Cơ sở vật chất không đầy đủ

C. Chưa xác định được quy trình lập kế hoạch dạy học hợp tác D. Sĩ số lớp quá đông

E. Thói quen lập kế hoạch dạy học theo mô hình chung cho các môn học F. Năng lực sư phạm của giáo viên

Một phần của tài liệu Thiết kế kế hoạch bài học hình thành một số quy tắc, phương pháp cho học sinh theo quy trình tổ chức dạy học hợp tác trong môn toán lớp 4 (Trang 91 - 131)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(131 trang)