1.2 .Các vấn đề chung về tư duy
1.5. Một số vấn đề về dạy tư duy và phát triển tư duy sáng tạo cho
1.5.1. Quan niệm về “dạy tư duy”
Dạy tư duy hay dạy người học tư duy là làm cho người học biết cách để TD tốt, có kĩ năng để TD hiệu quả hơn. Thể hiện ở việc họ biết TD đúng và biết vận dụng các thành tố TD vào “chiến lược” giải quyết vấn đề. Dạy TD là làm cho người học vận dụng được nhiều trạng thái TD và vận dụng các trạng thái TD một cách có hiệu quả. Chẳng hạn như làm cho HS “suy nghĩ trước khi hành động”, làm cho HS biết “khi nào”, “làm gì”, “làm như thế nào”, HS biết tự hỏi, biết lựa chọn cách thức, nguyên tắc phù hợp khi giải quyết vấn đề. Với dạy tư duy, GV sẽ là người trung gian tạo nên xúc tác giữa HS và môi trường học, sắp xếp, tổ chức lại các điều kiện nhằm làm cho TD của HS được hoạt động, còn TD của HS sẽ được thiết lập thông qua việc rèn luyện có hướng dẫn từ phía GV [30]. Tóm lại, dạy TD là làm cho HS trở thành người TD tích cực hơn. Cụ thể như:
* Làm cho người học biết TD tốt hơn trong cả học tập lẫn cuộc sống. * Làm cho người học phát huy được hết tiềm năng, thế mạnh của bản thân mà tiềm năng, thế mạnh ấy không bị đui chột đi vì không được quan tâm phát triển.
* Làm cho người học khắc phục được những thiếu sót, hạn chế trong kĩ năng TD của họ.
Việc dạy TD muốn thành công cần có sự kết hợp của nhiều yếu tố, trong đó cần lưu ý đến các bài học phải được hướng dẫn sao cho HS tư duy một cách linh hoạt. Hơn nữa, HS phải được nhận biết về sự TD mà chúng
đang thực hiện. Nội dung và quá trình TD được pha trộn cùng nhau, những kĩ năng TD có thể dạy cho HS trước, trong và sau bài học một cách rõ ràng. Bài học phải tạo cho HS những cơ hội khác nhau để thực hành vận dụng kĩ năng TD. GV cần đảm bảo sự cân đối giữa nội dung bài học và quá trình TD sao cho phù hợp với khả năng của HS. Để vừa đạt được mục tiêu dạy nội dung kiến thức vừa đạt được mục tiêu dạy quá trình TD, đòi hỏi người GV phải có phương pháp cụ thể.
Có thể nói, cho đến nay đã có nhiều chương trình về dạy TD. Chẳng hạn như: phát triển thêm các công cụ hỗ trợ DH; các chiến thuật TD; triết lý cho trẻ; cấu trúc của khả năng hiểu biết;... Một số chương trình hay tài liệu về dạy TD thì có thể tốt hơn những chương trình và tài liệu khác nhưng tất cả đều hỗ trợ cho việc dạy HS làm thế nào để cải thiện chính khả năng TD của họ.
Theo Robert Baun, hiện nay có một số chương trình dạy TD được lồng ghép vào chương trình DH cụ thể, trong khi số khác lại tách ra khỏi chương trình đào tạo. Theo ông, chúng ta có thể tìm thấy trong một số nguồn cái nhìn khái quát về các chương trình dạy TD. Tuy nhiên cho dù có sự khác nhau giữa các chương trình về TD, thì tất cả các chương trình kĩ năng TD cho HS, dù là thông minh hay bình thường đều có thể cải thiện được chính TD của họ. Số lượng và chất lượng của TD sẽ thay đổi trong từng HS và từng nhóm HS cụ thể, nhưng tất cả các HS đều trở thành người TD tốt hơn. [33, tr31]
Tóm lại, dạy TD chính là việc tìm những cách làm cho HS được suy nghĩ nhiều nhất trong mọi tình huống học tập. Dạy TD khác với việc tìm cách để nhận biết xem HS thông minh hay không thông minh, học giỏi hay học kém,… mà dạy TD có nghĩa là trong mọi tình huống học tập, người thầy phải tạo ra được điều kiện để HS được suy nghĩ và suy nghĩ tích cực. Để HS cải tạo chính TD của họ. Sau mỗi bài học, tất cả HS trong lớp đều thu hoạch được những kết quả cải thiện TD nhất định cho họ.
1.5.2. Làm thế nào để tạo lập một “lớp học tư duy”
Muốn phát triển TD cho HS trong DH, trước hết cần phải tạo ra một “lớp học TD”. Để tạo lập một “lớp học TD” đòi hỏi sự kết hợp của nhiều yếu
tố. Trong đó, GV cần lưu ý đến các vấn đề như thời gian, việc thử nghiệm những ý tưởng mới, niềm tin tưởng về sự cần thiết của TD đối với HS và sự chắc chắn về khả năng TD của HS. Các nhân tố này nếu được chú ý sẽ góp phần tạo nên sự thành công của một “lớp học TD”. Tuy nhiên những nhân tố trên chỉ là điều kiện cần thiết cho một “lớp học TD”. Các nhân tố chính tạo nên một lớp học TD được xác định là môi trường, trong đó việc dạy và học được tiến hành. Quan trọng hơn là GV và HS với tư cách và vai trò là người dạy và người học. Những nhân tố này có mối liên hệ chặt chẽ với nhau.