1.2 .Các vấn đề chung về tư duy
2.1.2 .Cách thực hiện
3.4. Tổ chức thực nghiệm sư phạm
3.4.1. Công tác chuẩn bị
Chúng tôi chọn lớp 5A, 4A làm lớp thực nghiệm, lớp 5B, 4B làm lớp đối chứng. Hai lớp này đều thuộc trường Tiểu học Hoàng Cương - huyện Thanh Ba - tỉnh Phú Thọ. Tại trường Tiểu học Hoàng Cương chúng tôi thấy đầy đủ các đối tượng như: Con em cán bộ, bán nông nghiệp, nông nghiệp thuần túy,...
Trường tiểu học Hoàng Cương là trường có bề dày truyền thống và đã có nhiều năm có học sinh đạt thành tích cao trong học tập. Giáo viên dạy thì nhiệt tình, có nhiều kinh nghiệm, trình độ chuyên môn đạt chuẩn trở lên.
Cơ sở vật chất của trường thì tương đối đầy đủ. Tất cả những điều kiện đó đã tạo điều kiện thuận lợi cho việc vận dụng hệ thống bài tập vào quá trình giảng dạy. Trước khi tiến hành thực nghiệm, chúng tôi đã kiểm tra, đánh giá chất lượng học sinh và lập bảng danh sách học sinh lớp thực nghiệm và lớp đối chứng.
3.4.2. Tiến trình thực nghiệm Đối với lớp thực nghiệm: Đối với lớp thực nghiệm:
Chúng tôi tiến hành dạy 2 tiết ở lớp 4A, 2 tiết ở lớp 5A trường tiểu học Hoàng Cương- huyện Thanh Ba- tỉnh Phú Thọ, sử dụng các giáo án được thiết kế theo hướng rèn TDST cho HS.
Đối với lớp đối chứng: Thì giáo viên vẫn dạy bình thường theo chuẩn
kiến thức kỹ năng mà Bộ GD đã ban hành.
Việc tổ chức thực nghiệm được tiến hành theo các bước sau:
- Cho HS làm bài kiểm tra số 1 (bài kiểm tra đầu vào): Nội dung bài kiểm tra (phụ lục) nhằm kiểm tra các em về khả năng diễn đạt các suy luận cũng như kĩ năng phân tích, tổng hợp của các em.
- Tiến hành dạy lần lượt 2 bài trong chương trình Toán 4, 2 bài trong chương trình Toán 5 đã được nêu trong nội dung thực nghiệm: Nội dung giáo án (phụ lục).
- Cho HS làm bài kiểm tra số 2 (bài kiểm tra đầu ra) để kiểm tra kết quả thực nghiệm. Nội dung bài kiểm tra (phụ lục).
Sau thời gian thực nghiệm, chúng tôi đồng thời kiểm tra cả 2 lớp, lớp thử nghiệm và lớp đối chứng với cùng một yêu cầu.
Dựa vào kết quả kiểm tra, chúng tôi tiến hành xử lí số liệu, so sánh với kết quả đầu vào. Trên cơ sở đó rút ra kết luận về tính khả thi của đề tài.