Đánh giá chung về thực nghiệm sư phạm

Một phần của tài liệu Rèn luyện một số yếu tố của tư duy sáng tạo trong dạy học môn toán cho học sinh các lớp 4 5 (Trang 96 - 97)

1.2 .Các vấn đề chung về tư duy

3.6.Đánh giá chung về thực nghiệm sư phạm

2.1.2 .Cách thực hiện

3.6.Đánh giá chung về thực nghiệm sư phạm

3.6.1. Về phía giáo viên

- Trong các giờ học thực nghiệm, một môi trường lớp học cổ vũ cho các hoạt động TD và TDST được các thầy cô dạy thực nghiệm chú ý. Đó là việc tôn trọng HS cũng như những ý kiến của các em, đó là việc khích lệ để HS thi đua nhau trong giải quyết các vấn đề học tập. Sự động viên, sự khích lệ của GV đối với HS rất đúng lúc, đúng đối tượng. Chẳng hạn với những em nhút nhát, trầm tính luôn được cổ vũ tham gia, khi HS đó phát biểu, dù là chưa hay, chưa đầy đủ cũng được GV ghi nhận và cổ vũ. Chúng ta biết rằng muốn sáng tạo trước hết phải tham gia một cách tích cực, phải đam mê, phải tự tin. Nếu thiếu tự tin, không dám bày tỏ ý kiến của mình, không tin cách giải quyết của mình là đúng là hay thì sẽ không thể sáng tạo. Đây là điều mà các thầy cô dạy thực nghiệm đã hết sức lưu ý theo tư tưởng của các biện pháp. - Trong các giờ học, thầy cô đều luôn khuyến khích HS phát biểu, tranh luận, bình luận cho các vấn đề. Điều này làm cho HS được khích lệ, được cổ vũ để chúng tham gia tích cực, tự giác và độc lập hơn. Từ đó, chúng phải TD nhiều hơn, sáng tạo hơn.

- Các TTTD được các thầy cô rèn luyện cho HS qua từng bài tập. Cụ thể, phân tích - tổng hợp được dùng nhiều trong tìm hiểu bài, trong phân tích đề bài, nhận diện bài toán. So sánh được dùng nhiều trong so sánh các dữ kiện bài toán, so sánh mức độ khó của các bài toán… Trừu tượng hóa đặc biệt được sử dụng nhiều khi nhận thức các khái niệm, các thuật ngữ, công thức, quy tắc, các hiện tượng tự nhiên được mô phỏng. Khái quát hóa được dung trong việc rút ra kết luận, phân loại các bài toán. Tất cả các TTTD được các thầy cô tổ chức cho HS vận dụng linh hoạt trong mỗi bài học, từng loại bài học (bài mới, luyện tập, ôn tập), theo từng môn học và đặc trưng của từng môn học theo đúng tinh thần của khóa luận.

- Khác với thường khi các thầy cô chỉ dừng lại ở việc giải các bài tập theo những cách quen thuộc, theo những mẫu đã có thì nay các đặc trưng của TDST như tính linh hoạt, tính mềm dẻo, tính nhạy bén, tính thuần thục lưu loát và độc đáo được các thầy cô rèn luyện cho HS trong giờ học bằng nhiều hình thức đa dạng như khuyến khích HS tìm nhiều giải pháp cho bài toán, tìm cách giải mới, tìm cách giải hay, độc đáo….

Một phần của tài liệu Rèn luyện một số yếu tố của tư duy sáng tạo trong dạy học môn toán cho học sinh các lớp 4 5 (Trang 96 - 97)