Phân tích kết quả thực nghiệm

Một phần của tài liệu Rèn luyện một số yếu tố của tư duy sáng tạo trong dạy học môn toán cho học sinh các lớp 4 5 (Trang 90 - 96)

1.2 .Các vấn đề chung về tư duy

2.1.2 .Cách thực hiện

3.5. Tổng hợp, phân tích và đánh giá kết quả thực nghiệm

3.5.2. Phân tích kết quả thực nghiệm

3.5.2.1. Đánh giá định lượng

a) Kết quả trước khi thực nghiệm

Bảng 3.1: Kết quả kiểm tra trước khi thực nghiệm

Lớp Số

lượng HS

Kết quả kiểm tra đầu vào

Hoàn thành tốt Hoàn thành Chưa hoàn thành

SL % SL % SL % TN1 15 5 33,3 8 53,3 2 13,4 TN2 13 4 30,7 7 53,9 2 15,4 ĐC1 16 4 25 9 56,2 3 18,8 ĐC2 14 4 28,6 7 46,2 3 25,2 TN1+TN2 28 9 32,1 15 53,6 4 14,3 ĐC1+ĐC2 30 8 26,7 16 53,3 6 20

Kết quả kiểm tra đánh giá đầu vào, qua bảng trên chúng tôi thấy nhìn chung trình độ HS của cả lớp thực nghiệm và lớp đối chứng ở cả hai khối thực nghiệm tương đối đồng đều. Cụ thể, đối với các lớp TN: Lớp 5A mức độ hoàn thành có tới 86,6% ( trong đó hoàn thành tốt là 33,3%), lớp 4A mức độ hoàn thành có tới 84,6% (trong đó hoàn thành tốt là 30,7%). Đối với lớp ĐC: Lớp 5B mức độ hoàn thành có tới 81,2% ( trong đó hoàn thành tốt là 25%), lớp 4B mức độ hoàn thành có tới 74,8% (trong đó hoàn thành tốt là 28,6%). Từ số liệu của bảng 3.1, ta có biểu đồ sau:

Biểu đồ 3.1: So sánh kết quả kiểm tra trước thực nghiệm của học sinh lớp TN1 (5A) và lớp ĐC2 (5B) 0% 20% 40% 60% 80% 100%

Hoàn thành Chưa hoàn thành

Lớp TN1 (lớp 5A) Lớp ĐC1 (lớp 5B)

Biểu đồ 3.2: So sánh kết quả kiểm tra trước thực nghiệm của học sinh lớp TN2 (4A) và lớp ĐC2 (4B) 0% 20% 40% 60% 80% 100%

Hoàn thành Chưa hoàn thành

b) Kết quả sau khi thực nghiệm

Bảng 3.2: Kết quả kiểm tra sau khi thực nghiệm

Lớp Số

lượng HS

Kết quả kiểm tra đầu ra

Hoàn thành tốt Hoàn thành Chưa hoàn thành

SL % SL % SL % TN1 15 6 40 8 53,3 1 6,7 TN2 13 5 38,5 7 53,9 1 7,6 ĐC1 16 2 12,5 10 62,5 4 25 ĐC2 14 3 21,4 7 46,2 4 32,4 TN1+TN2 28 11 39,3 15 53,6 2 7,1 ĐC1+ĐC2 30 5 16,7 17 56,7 8 26,6

Căn cứ vào bảng 3.2, ta nhận thấy tỉ lệ HS hoàn thành và chưa hoàn thành bài kiểm tra ở các lớp thực nghiệm và đối chứng có sự chênh lệch khá rõ nét. Cụ thể, đối với các lớp TN: Lớp 5A mức độ hoàn thành có tới 93,3% ( trong đó hoàn thành tốt là 40%), lớp 4A mức độ hoàn thành có tới 92,4% (trong đó hoàn thành tốt là 38,5%). Trong khi ấy, tỉ lệ các đối tượng HS ở các lớp đối chứng thay đổi không đáng kể, thậm chí tỉ lệ HS chưa hoàn thành bài cao hơn trước thực nghiệm. Như vậy bước đầu có thể khẳng định tính hiệu quả và khả thi của các biện pháp phát triển một số yếu tố của TDST cho HS trong khuôn khổ khóa luận.

Từ số liệu của bảng 1, ta có biểu đồ sau:

Lớp TN1 (lớp 4A) Lớp ĐC1 (lớp 4B)

Biểu đồ 3.3: So sánh kết quả kiểm tra sau thực nghiệm của học sinh lớp TN1 (5A) và lớp ĐC2 (5B) 0% 20% 40% 60% 80% 100%

Hoàn thành Chưa hoàn thành

Biểu đồ 3.2: So sánh kết quả kiểm tra trước thực nghiệm của học sinh lớp TN2 (4A) và lớp ĐC2 (4B) 0% 20% 40% 60% 80% 100%

Hoàn thành Chưa hoàn thành

3.5.2.2. Đánh giá định tính

Diễn biến trong một số giờ dạy thực nghiệm đã được chúng tôi ghi chép lại. Trong khuôn khổ đề tài, chúng tôi xin được trình bày giờ dạy diễn ra ở lớp thực nghiệm. Đó là: tiết Toán lớp 4 bài: Luyện tập chung. Tiết toán được thực hiện tại Lớp 4A, trường Tiểu học Hoàng Cương - huyện Thanh Ba - tỉnh Phú Thọ, do cô giáo Nguyễn Thị Thu. (Giáo án giờ dạy trong Phụ lục 4).

 Lời bình về tiết dạy:

Tiết dạy môn Toán, bài: Luyện tập chung (trang 138/Toán 4).

Đây là một tiết ôn tập về các phép tính phân số thuộc phần ôn tập cuối năm lớp 4. Bài dạy có mục tiêu giúp HS Củng cố kiến thức về phân số nói chung, các phép tính trên các phân số nói riêng và các kiến thức có liên quan, rèn kỹ năng thực hiện các phép tính với phân số, giúp học sinh có khả năng vận dụng kiến thức bài học vào làm bài tập và giải quyết một số bài toán

Lớp TN1 (lớp 5A) Lớp ĐC1 (lớp 5B)

Lớp TN1 (lớp 4A) Lớp ĐC1 (lớp 4B)

trong thực tiễn. Trong bài dạy này, GV có thể phát triển một số yếu tố của “tư duy sáng tạo” như tính linh hoạt - mềm dẻo, tính thuần thục, tính độc đáo và bồi dưỡng ý thức chủ động, tích cực học tập cho HS.

Các hoạt động của tiết dạy diễn ra một cách nhịp nhàng. Sau khi đã ổn định tổ chức lớp học, cô giáo bắt đầu tiết dạy bằng việc kiểm tra bài cũ. Hoạt động này kéo dài 4 phút, mục đích giúp HS nhớ lại kiến thức và chuẩn bị tâm thế cho bài học.

 Phần giới thiệu bài nhằm tập trung HS vào bài học cũng ngắn gọn, nhẹ nhàng: “Ở các bài học trước, chúng ta đã được học về các phép tính phân số. Và để củng cố kiên thức về các phép tính cộng, trừ, nhân, chia đối với phân số đồng thời biết cách giải các bài toán có lời văn, cô mời cả lớp cùng tìm hiểu nội dung bài hôm nay: Toán:Luyện tập chung”. Cô ghi nhanh đề bài lên bảng, rồi gọi2 HS đứng tại chỗ đọc nối tiếp tên bài.

 Tiếp theo, cô hướng dẫn HS ôn tập về các thành phần và cách thực hiện phép tính cộng, trừ, nhân, chia phân số. Mục đích của hoạt động này giúp HS hệ thống hóa các vấn đề cơ bản liên quan đến các phép tính phân số.

Cô viết lên bảng: Bài tập : 1 2 ? 3   9 3 ? 2  3 ? 2 5  4 : ? 4 1 

* Đối với bài tập này.

+ Xác định thành phần của phép tính trên? (đổi 1 thành phân số) + Nêu tên thành phần của các phân số trên?

Phần luyện tập có mục tiêu rèn kĩ năng thực hiện các phép tính phân số. Phần này gồm 5 bài tập, cả 5 bài tập này đều có thể khai thác để phát triển các yếu tố của tư duy sáng tạo cho HS. Cụ thể:

- Phát triển tính mềm dẻo:

Bài 1, 2, 3, 4 (tính, phân tích); bài 5 (giải bài toán có lời văn). Đây là những bài đã có sự “phá cách” so với thông thường, thể hiện ngay trong yêu cầu của đề bài và trong chính mỗi phép tính cụ thể. Để giải quyết các bài tập này, HS phải vận dụng linh hoạt các công thức, quy tắc đã học về các phép tính phân số chẳng hạn như cộng, trừ hai phân số cùng mẫu, khác mẫu; nhân, chia phân số với phân số hoặc nhân, chia phân số với một số tự nhiên cùng sự mềm dẻo, linh hoạt trong phân tích, suy luận, kết hợp các yếu tố.

Ví dụ: Bài 1 (Tính) a) 6 1 12 5 

Tính mềm dẻo của “tư duy sáng tạo” được thể hiện trong câu này ở chỗ: có thể phát hiện ra mẫu số chung nhỏ nhất của hai phân số là 12. Khi đó việc thực hiện sẽ đơn giản đi nhiều. Bài này thích hợp cho nhóm đối tượng HS trung bình, khá.

- Phát triển tính thuần thục:Được thể hiện ở tất cả các bài tập.

Ví dụ: Ở bài 1, 2, 3, 4 (tính), tính thuần thục thể hiện ở chỗ HS thực hiện bằng cách cộng, trừ, nhân, chia phân số thông thường (quy tắc cộng, trừ hai phân số khác mẫu ; nhân, chia phân số với phân số ; nhân, chia phân số với một số tự nhiên). Ở những bài này, việc suy luận, tính toán hay lựa chọn vấn đề ở mức độ bình thường nên thích hợp cho nhóm đối tượng HS trung bình.

- Phát triển tính độc đáo: bài 5 (giải toán có lời văn).

Bài tập này nhằm mục tiêu rèn kĩ năng vận dụng các kiến thức bài học vào để giải quyết bài toán có lời văn. Vì vậy yêu cầu HS phải vận dụng linh hoạt các kiến thức đã học để suy luận tìm ra cách giải hợp lí chứ không phải là thực hiện theo các bài tính thông thường. Việc hướng dẫn HS vận dụng linh

hoạt, mềm dẻo các thao tác tư duy cơ bản vào quá trình phân tích tìm lời giải bài tập này sẽ kích thích HS phát triển một số phẩm chất cơ bản của tư duy sáng tạo như tính mềm dẻo, linh hoạt, nhạy bén, thuần thục.

Ở bài tập này, GV sử dụng các câu hỏi gợi mở: + Bài toán cho biết gì?

+ Bài toán hỏi gì?

+ Để làm được bài toán này, bước đầu tiên chúng ta phải tìm gì?

Sau khi đã hướng dẫn HS hướng phân tích bài toán, cô yêu cầu cả lớp tự làm vào vở và gọi một HS làm ra giấy khổ to (tránh tình trạng HS lên bảng làm bài, HS dưới lớp ỉ lại không suy nghĩ làm bài mà chép bài của bạn). Trong lúc đó cô quan sát bao quát lớp học và giúp đỡ HS yếu.

Khi HS hoàn thành bài làm ra giấy khổ to, cô cho trưng bày bài làm lên bảng, cô nhìn toàn lớp và khuyến khích HS cho ý kiến nhận xét. Bạn Hoa được chỉ định (không giơ tay phát biểu) cho ý kiến: “Thưa cô bài làm của bạn đúng rồi ạ”. Cô giáo hỏi tiếp: “Em hãy nói lại các bước giải bài toán trên!”. Bạn Hoa đã nói lại chính xác các bước giải bài toán. Không dừng lại ở đó, cô giáo còn lưu ý HS cách trình bày bài toán.

Ta thấy rằng thông qua bài toán, cô giáo đã giúp cho HS khái quát cách làm của bài toán và vận dụng phép nhân hai phân số; cộng, trừ các số tự nhiên vào giải toán có lời văn. Việc sử dụng linh hoạt các câu hỏi mở và mở rộng của cô giúp HS không chỉ nắm vững cách giải với bài toán cụ thể mà là cách giải tổng quát cho một mẫu bài toán. Hơn nữa, trong quá trình suy nghĩ để trả lời cho các câu hỏi mở rộng của cô giáo, HS có cơ hội tư duy sâu hơn, không chỉ nắm được cách giải bài toán mà còn hiểu rõ bản chất của dạng toán.

Cuối tiết học cô gọi vài HS nhắc lại quy tắc về các phép tính phân số. Cuối cùng cô nhận xét tiết học (kết luận, nêu gương những HS tích cực).

Có thể thấy trong tiết dạy, cô giáo đã vận dụng linh hoạt các biện pháp phát triển tư duy sáng tạo chuyên biệt phù hợp với các mức độ tư duy sáng tạo của từng nhóm HS khác nhau. Đó là:

- Thứ nhất, cô đã phân hóa nội dung của bài học (5 bài tập, cũng như mỗi câu trong từng bài) để phù hợp với mức độ tư duy sáng tạo của từng nhóm HS.

- Thứ hai, cô đã phân hóa các hướng dẫn, cách gợi ý, gợi mở để phù hợp với từng nhóm đối tượng HS như: chia nhỏ vấn đề, dùng câu tường minh, diễn đạt lại bài toán bằng cách dễ hiểu hơn để phù hợp với nhóm đối tượng HS trung bình và dưới trung bình giúp các em giải quyết từng phần, tiếp cận và quen dần với việc giải quyết sáng tạo các nhiệm vụ học tập.

Cả hai cách làm này đã giúp cô phát huy được tư duy sáng tạo của mọi nhóm đối tượng HS trong lớp với cùng các nội dung (các bài toán) trong một bài học.

Tóm lại, Có thể nói, trong các tiết dạy thực nghiệm sư phạm đã mang lại những hiệu quả nhất định và kiểm chứng tính khả thi của đề tài.

Một phần của tài liệu Rèn luyện một số yếu tố của tư duy sáng tạo trong dạy học môn toán cho học sinh các lớp 4 5 (Trang 90 - 96)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(156 trang)