Cơ sở thực tiễn của vấn đề nghiên cứu

Một phần của tài liệu Rèn luyện một số yếu tố của tư duy sáng tạo trong dạy học môn toán cho học sinh các lớp 4 5 (Trang 33 - 37)

1.2 .Các vấn đề chung về tư duy

1.6.Cơ sở thực tiễn của vấn đề nghiên cứu

1.6.1. Khái quát tình hình nhà trường

- Vị trí: Trường Tiểu học Hoàng Cương được xây dựng tại khu 3- xã Hoàng Cương- huyện Thanh Ba- tỉnh Phú Thọ.

- Trường thành lập năm 1962.

- Hiện nay trường Tiểu học Hoàng Cương có tổng số 10 lớp và 173 học sinh. Tổng số giáo viên là 15, trong đó có 2 quản lý. Giáo viên có tay nghề vững vàng, có lòng yêu nghề, nhiệt tình, có phẩm chất đạo đức tốt.

- Trường có thư viện, dụng cụ học tập tương đối đầy đủ.

- Trường cũng đạt được nhiều thành tích trong đợt thi giáo viên giỏi và học sinh năng khiếu trong khu vực.

1.6.2. Thực trạng phát triển tư duy sáng tạo trong dạy học môn toán cho học sinh các lớp 4- 5 tại trường tiểu học Hoàng Cương học sinh các lớp 4- 5 tại trường tiểu học Hoàng Cương

Để có cái nhìn khách quan về thực trạng phát triển TDST ở trường tiểu học hiện nay, chúng tôi đã tiến hành điều tra một số GV và HS ở trường Tiểu học Hoàng Cương, Huyện Thanh Ba, Tỉnh Phú Thọ.

1.6.2.1. Mục đích điều tra

Tìm hiểu thực trạng phát triển TDST cho HS trong DH tiểu học hiện nay. Cụ thể là:

- Nhận thức của GV về dạy TD, TDST, sự cần thiết của việc phát triển TDST cho HS.

- Thực trạng vấn đề phát triển TDST cho HS trong DH của GV hiện nay. - Biểu hiện TDST của HS trong quá trình học tập.

1.6.2.2. Nội dung điều tra

- Điều tra việc rèn luyện một số yếu tố của TDST cho HS ở tiểu học nói chung, cho HS lớp 4- 5.

- Đánh giá về nhận thức của giáo viên trường Tiểu học Hoàng Cương về vai trò, tác dụng của việc rèn luyện một số yếu tố của TDST cho HS.

1.6.2.3. Đối tượng điều tra

- Các giáo viên trực tiếp giảng dạy môn toán học ở trường Tiểu học Hoàng Cương.

- Các học sinh tham gia lớp đối chứng, thực nghiệm của đề tài.

1.6.2.4. Phương pháp điều tra

- Gặp gỡ trực tiếp, trao đổi, tọa đàm và phỏng vấn các GV, cán bộ quản lý và HS tham gia thực nghiệm.

- Dự giờ, nghiên cứu giáo án của GV.

- Gửi phiếu điều tra cho GV và một số cán bộ quản lý.

1.6.2.5. Kết quả điều tra

Trong thời gian từ tháng 10/ 2015 đến tháng 4/2016, chúng tôi đã: - Xin dự giờ của GV trường Tiểu học Hoàng Cương.

- Gửi phiếu điều tra đến 15 giáo viên thuộc trường Tiểu học Hoàng Cương - Phỏng vấn một số học sinh lớp 5 trường Tiểu học Hoàng Cương.

Một số kết quả thu được khi điều tra thực trạng rèn luyện một số yếu tố của tư duy sáng tạo cho HS lớp 4- 5.

Nhận thức về tầm quan trọng của việc rèn luyện một số yếu tố TDST cho HS lớp 4- 5: Phần lớn GV (60%) đều thấy được sự cần thiết của việc rèn

rằng rất quan trọng. Tuy vậy, còn tới 6,7% GV coi việc rèn luyện TDST cho HS là không quan trọng. Đây là điều chúng tôi hết sức trăn trở.

Các biểu hiện tư duy sáng tạo trong giờ học: Thông qua việc điều tra các biểu hiện của TDST, chúng tôi nhận thấy 100% GV được điều tra đều cho rằng các biểu hiện của TDST là thích hỏi, tò mò và hay thắc mắc, tìm ra nhiều cách giải quyết cho cùng một bài tập, tìm ra cách giải quyết vấn đề hay và độc đáo, đưa ra những lý do sắc xảo, hợp lý cho những câu trả lời, HS đưa ra nhiều câu trả lời khác nhau cho một vấn đề và sử dụng những từ ngữ cụ thể, chính xác để diễn đạt, tìm ra câu trả lời nhanh, chính xác và sắc sảo cho câu hỏi hoặc yêu cầu của giáo viên…

Các khó khăn thường gặp khi rèn luyện các yếu tố TDST cho HS lớp 4 – 5:100% GV cho rằng không đủ thời gian để rèn luyện TDST, 80% GV cho rằng trình độ học sinh không đồng đều, 73% GV cho rằng các bài tập trong sách giáo khoa, vở bài tập còn ít và đơn điệu.

Một số cách phát triển tư duy sáng tạo cho học sinh: Đại đa số GV đều đồng ý với những phương án tạo lập “bầu không khí sáng tạo” trong lớp học, giáo dục cho HS lòng khát khao, sự hứng thú đối với việc tiếp thu cái mới, tạo ra sự thử thách vì sự thử thách sẽ làm nảy sinh sự sáng tạo, rèn thói quen tìm tòi cách giải hay, mới cho bài toán, vấn đề học tập, tạo cơ hội để học sinh hình thành thói quen xem xét vấn đề dưới nhiều góc độ khác nhau, khuyến khích học sinh giải quyết vấn đề bằng nhiều cách, biết hệ thống hoá và vận dụng kiến thức vào thực tiễn, sử dụng câu hỏi kích thích nhu cầu nhận thức, khám phá của học sinh, rèn thói quen tìm tòi cách giải hay, mới cho bài toán (86 – 100%)… Như vậy qua điều tra, chúng tôi thấy hầu hết GV đã đồng tình cao với các phương án (cách thức) phát triển TDST cho HS cuối cấp mà chúng tôi đưa ra.

TIỂU KẾT CHƯƠNG 1

Ở chương 1, chúng tôi đã điểm qua một số công trình nghiên cứu trong nước và ngoài nước về tư duy sáng tạo của học sinh.

Đề tài đã tổng hợp cơ sở lí luận của vấn đề nghiên cứu để thấy được cơ sở tâm lí học của học sinh tiểu học, khái niệm tư duy sáng tạo, các yếu tố đặc trưng của tư duy sáng tạo, vấn đề rèn luyện và phát triển tư duy cho học sinh tiểu học nói chung, HS các lớp cuối bậc tiểu học nói riêng. Đồng thời khảo sát thực trạng, chúng tôi cho rằng, nhìn chung việc phát triển TDST cho HS hiện nay ở trường tiểu học là quan trọng.

Qua kết quả điều tra thực trạng, chúng tôi nhận thấy đa số GV đều nhận thức được ý nghĩa và tầm quan trọng của việc phát triển TDST cho HS tiểu học, cũng như các khó khăn trong việc rèn luyện các yếu tố của TDST cho HS. Đồng thời GV cũng nhận thức được một số biện pháp trong rèn luyện TDST nhưng chưa toàn diện, liên tục, từ đó việc rèn luyện và phát triển các yếu tố TDST cho HS tiểu học chưa đem lại hiệu quả mong muốn.

Nguyên nhân có thực trạng nói trên là do đặc điểm tư duy của học sinh tiểu học còn cụ thể, trực quan. Thời gian giảng dạy trên lớp còn hạn chế. Trong khi đó, việc rèn luyện cần phải thường xuyên liên tục, việc thiết kế kế hoạch bài dạy nhằm phát triển các yếu tố của TDST cần đầu tư nhiều thời gian, công sức… Do đó làm ảnh hưởng không ít đến hiệu quả rèn luyện các yếu tố của TDST cho học sinh.

CHƯƠNG 2

RÈN LUYỆN MỘT SỐ YẾU TỐ CỦA TƯ DUY SÁNG TẠO TRONG DẠY HỌC MÔN TOÁN CHO HỌC SINHCÁC LỚP 4 - 5 2.1. Nhóm 1: Các biện pháp tạo lập điều kiện cần thiết để phát triển TDST cho học sinh tiểu học

Một phần của tài liệu Rèn luyện một số yếu tố của tư duy sáng tạo trong dạy học môn toán cho học sinh các lớp 4 5 (Trang 33 - 37)