5. Kết cấu của luận văn:
1.3.2 Bài học rút ra cho quản lý hoạt động tín dụng Agribank huyện Nam Sách
Sách.
Từ kinh nghiệm của các ngân hàng bạn, có thể rút ra một số bài học kinh nghiệm mà Agribank huyện Nam Sách có thể nghiên cứu và vận dụng trong quản lý hoạt động tín dụng.
- Trong chỉ đạo, điều hành, chi nhánh luôn bám sát định hướng kinh doanh của ngành, chủ trương, đường lối kinh tế của Đảng, Nhà nước và của địa phương, trên cơ sở đó có giải pháp kịp thời, vận dụng vào thực tiễn đạt kết quả cao.
- Để thực hiện tốt chương trình đầu tư tín dụng đối với nông nghiệp, nông thôn và nông dân, trước hết phải có sự đồng tình ủng hộ và chỉ đạo trực tiếp của cấp ủy, chính quyền địa phương, sự phối hợp chặt chẽ với các tổ chức đoàn thể trong việc triển khai các chương trình cho vay. Có như vậy mới mở rộng được tín dụng đúng hướng, chất lượng tín dụng được đảm bảo, vai trò của chính quyền, tổ chức hội, Agribank huyện được nâng cao.
Agribank huyện Nam Sách phải là người chủ động phối hợp với chính quyền địa phương, các đoàn thể, tổ chức hội tiếp cận trực tiếp với dân, thực hiện tốt các chính sách tín dụng, công khai hóa các chính sách để người dân đều biết, tạo thuận lợi trong việc vay vốn.
- Thường xuyên giới thiệu, quảng bá sản phẩm tín dụng mới cũng như các gói hỗ trợ lãi suất trên các phương tiện truyền thanh.
- Trong công tác cho vay, ngân hàng phải thường xuyên tiếp xúc với khách hàng để có thể đưa ra được những nhận định chính xác hơn, tránh được những rủi ro tín dụng; chủ động phòng ngừa rủi ro từ phía khách hàng bằng cách có nhiều biện pháp như hỗ trợ, tư vấn cho khách hàng trong việc nâng cao năng lực quản lý, sản xuất, kinh doanh.
- Tăng cường công tác kiểm tra giám sát quá trình cho vay, sử dụng vốn vay và thu hồi vốn của ngân hàng.
- Xây dựng kênh thu thập thông tin về khách hàng phục vụ cho công tác thẩm định, hoạt động kiểm tra giám sát khoản tín dụng. Có thể thông qua chính quyền địa phương các xã, thị trấn cũng như các tổ vay vốn.
- Bồi dưỡng trình độ đội ngũ CBTD nhằm nâng cao khả năng thẩm định, đánh giá hiệu quả sử dụng vốn tín dụng và mức độ rủi ro của khách hàng. Tổ chức công tác cho vay nhanh gọn, linh hoạt, gắn chặt quyền quyết định cho vay với trách nhiệm về chất lượng của các khoản vay.
- Quan tâm giám sát các khoản vay. Sau khi ký kết hợp đồng tín dụng, ngân hàng cần coi trọng việc kiểm tra, giám sát các khoản vay bằng cách tiếp tục thu thập thông tin về khách hàng vay vốn, giám sát hoạt động vay vốn, mục đích vay vốn và sử dụng vốn vay của khách hàng để kịp thời xử lý nếu xảy ra rủi ro.
- Chú trọng công tác phục vụ khách hàng, tổ chức tốt khâu tiếp thị phục vụ khách hàng, đẩy mạnh việc thực hiện mô hình giải ngân theo chương trình, dự án và phục vụ cho từng đối tượng khách hàng khác nhau đảm bảo giải ngân kịp thời và đúng lúc vốn vay cho khách hàng nhằm mang lại hiệu quả hoạt động kinh doanh cho khách hàng và hiệu quả tín dụng cho ngân hàng.
- Chú trọng công tác tuyên truyền, quảng bá, xây dựng thương hiệu, không ngừng hoàn thiện phong cách giao dịch cho các giao dịch viên ngân hàng và đẩy mạnh đầu tư công nghệ ngân hàng hiện đại, tạo được uy tín và sự tin cậy cho khách hàng đến giao dịch.