Đánh giá hoạt động quản lý tín dụng tại Agribank huyện Nam Sách

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Quản lý hoạt động tín dụng tại Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam tại huyện Nam Sách, tỉnh Hải Dương (Trang 64)

3.2.5 .1Quy mô dư nợ

3.3 Đánh giá hoạt động quản lý tín dụng tại Agribank huyện Nam Sách

3.3.1 Những kết quả đạt đƣợc.

3.3.1.1 Các chỉ tiêu định lượng.

- Thứ nhất, qua bảng thu nhập từ hoạt động tín dụng qua các năm có thể thấy hoạt động tín dụng là một hoạt động chủ đạo, chủ lực, đem lại phần lớn lợi nhuận

cho chi nhánh.

- Thứ hai, về tình hình nợ quá hạn và tỷ lệ nợ xấu: tỷ lệ nợ quá hạn tính đến ngày 31/12/2014 là 0.76%/ tổng dư nợ, tỷ lệ nợ xấu là 0.11%/tổng dư nợ (theo quy định < 3%). Đây có thể được coi là kết quả đáng động viên, khích lệ của ngân hàng trong công tác thu nợ, xử lý nợ quá hạn và nợ xấu.

Tại chi nhánh, công tác xử lý nợ tồn động đã được triển khai tích cực. Tất cả các khoản nợ tồn đọng đều được phân tích đúng thực trạng để tìm ra các biện pháp xử lý phù hợp với từng đối tượng khách hàng. Các khoản nợ xấu đều được trích lập dự phòng rủi ro theo đúng quy định.

- Thứ ba, mặc dù vòng quay vốn tín dụng chưa thực sự cao, thấp nhất từ gần 1 vòng một năm đến cao nhất là gần 1,3 vòng một năm và mức gia tăng giữa các năm cũng không lớn nhưng chỉ tiêu này cũng phản ảnh hiệu quả nhất định trong hoạt động tín dụng của Agribank Nam Sách.

- Thứ tư, mặc dù trong thời gian qua có nhiều TCTD hoạt động trên địa bàn huyện Nam Sách với nhiều chính sách cạnh tranh lôi kéo khách hàng nhưng Agribank huyện Nam Sách vẫn khẳng định được vị thế quan trọng của mình. Thị phần tín dụng của chi nhánh luôn giữ vững khoảng 30%/ tổng dư nợ của các TCTD.

3.3.1.2 Các chỉ tiêu định tính.

- Việc chấp hành pháp luật: Dưới sự chỉ đạo, điều hành của ban lãnh đạo, trong những năm qua ngân hàng đã thực hiện nghiêm chỉnh luật NHNN, luật các TCTD, các quy chế, quy trình nghiệp vụ…trong cho vay, không lơ là hay bỏ xót bất kỳ một nguyên tắc hay điều kiện nào.

- Ngân hàng cũng tạo dựng được uy tín, thương hiệu với khách hàng sử dụng dịch vụ trên địa bàn. Chính vì vậy thị phần tín dụng của ngân hàng luôn chiếm ưu thế và chất lượng tín dụng cũng được nâng cao.

- Về đội ngũ cán bộ: Ngân hàng có đội ngũ cán bộ có trình độ nghiệp vụ, tâm huyết, yêu ngành, yêu nghề, luôn đáp ứng kịp thời các nhu cầu của khách hàng. Đặc biệt ngân hàng cũng có một đội ngũ lãnh đạo có trình độ, kinh nghiệm trong quản lý, điều hành.

3.3.2 Những hạn chế tồn tại.

Bên cạnh những kết quả đã đạt được, hoạt động tín dụng của ngân hàng cũng còn tồn tại nhiều mặt hạn chế, điều này thể hiện ở các mặt sau:

- Một là, tỷ lệ tăng trưởng và tốc độ tăng trưởng dư nợ của ngân hàng có xu hướng bị giảm xuống do phải đối mặt với nguy cơ bị cạnh tranh từ các TCTD hoạt động trên địa bàn. Nếu như năm 2010, 2011, 2012 tỷ lệ tăng trưởng tín dụng lần lượt là 24.17%, 24.03%, 23.1% thì năm 2013, 2014 tỷ lệ này chỉ còn 1.47-14.39%. Bên cạnh đó, Chính phủ thực hiện nhiều chương trình cho vay ưu đãi có lãi suất thấp hơn thông qua Ngân hàng Chính sách xã hội như cho vay giải quyết việc làm, cho vay xuất khẩu lao động, cho vay học sinh, sinh viên. Do đó một lượng lớn khách hàng truyền thống của Agribank huyện Nam Sách đã chuyển sang vay tại Ngân hàng Chính sách xã hội.

- Hai là, xét về tổng thể, tỷ lệ nợ xấu của ngân hàng giảm nhưng nguyên nhân giảm là do đã thực hiện xoá một phần nợ xấu bằng nguồn dự phòng sang theo dõi ngoại bảng. Mặc dù tỷ lệ nợ xấu có thể không cao nhưng nếu xoá nợ bằng nguồn dự phòng quá cao sẽ ảnh hưởng đến lợi nhuận, hiệu quả tín dụng vì thực chất đây là các khoản chi phí Ngân hàng phải bỏ ra để bù đắp rủi ro. Bên cạnh đó còn tồn tại một vài khoản nợ xấu có tài sản bảo đảm nhưng chi nhánh vẫn chưa xử lý được do có vướng mắc về tài sản.

- Ba là, dư nợ quá hạn tuy tỷ lệ không cao nhưng vẫn phát sinh do CBTD chưa đánh giá chính xác được hiệu quả của dự án và năng lực tài chính của khách hàng.

- Bốn là, Bên cạnh đội ngũ cán bộ yêu ngành, yêu nghề vẫn còn sót lại một vài cán bộ còn hạn chế về cả nghiệp vụ và đạo đức nghề nghiệp. Chưa thực sự cống hiến cho ngành, làm việc tập thể nhưng lồng lợi ích cá nhân mình vào.

- Năm là, Hoạt động kiểm tra, giám sát vay vốn còn mang tính hình thức, chưa phát huy được hiệu quả.

3.3.3 Nguyên nhân của những hạn chế.

Một là, ngân hàng chưa có đầy đủ thông tin về khách hàng vay vốn. Hoạt động phân tích tình hình tài chính của khách hàng còn nhiều bất cập. Thông tin, số liệu

về khách hàng phục vụ cho NH trong việc tính toán, thẩm định tín dụng chưa đầy đủ, thiếu chính xác dẫn đến khó đánh giá hoặc đánh giá sai về khách hàng, về hiệu quả kinh tế - xã hội và tính khả thi của dự án, phương án.

Thông tin về khách hàng chủ yếu dựa vào hồ sơ pháp lý do khách hàng cung cấp nên chưa nắm bắt được hết thông tin về khách hàng, năng lực quản lý, quan hệ của khách hàng với các đối tác khác... Thông tin do khách hàng cung cấp là các thông tin có lợi cho khách hàng dẫn đến quyết định cho vay của Ngân hàng không chính xác.

Nguồn thông tin do NHNN cung cấp thiếu đầy đủ, thiếu chính xác và rất nghèo nàn. Ngân hàng dựa vào thông tin CIC từ NHNN là chính nhưng nguồn thông tin có nhiều hạn chế như thông tin cung cấp chỉ tập trung vào quan hệ tín dụng và dư nợ của khách hàng tại các TCTD, chưa phản ánh được năng lực tài chính của khách hàng. Nguồn thông tin đơn điệu, nghèo nàn do đó, quyết định cấp tín dụng còn gặp nhiều rủi ro.

Hai là, năng lực của CBTD còn những hạn chế nhất định đặc biệt về mặt thực tế. Một số CBTD có năng lực hạn chế, thiếu trách nhiệm đã không làm tốt công tác thẩm định, cho vay dẫn đến các khoản vay tiềm ẩn nhiều rủi ro. Một số dự án chỉ dựa vào tài sản thế chấp để cho vay, thẩm định dự án đầu tư không chú ý đến hiệu quả dự án.

Việc đánh giá khách hàng trong nhiều trường hợp còn cảm tính và không được lượng hoá cụ thể qua phương pháp chấm điểm khách hàng, việc phân loại khách hàng chưa chuẩn xác cũng là nguyên nhân hạn chế hiệu quả tín dụng.

Mặc dù đội ngũ CBTD chiếm tỷ trọng lớn trong số cán bộ ngân hàng nhưng do đa số khách hàng vay tại Ngân hàng là hộ sản xuất nông nghiệp, giá trị khoản vay nhỏ nhưng số lượng khách hàng lớn nên tạo ra tình trạng quá tải trong quản lý. Bình quân một CBTD quản lý 219 khách hàng vay vốn do đó việc giám sát món vay chưa thường xuyên. Nhiều CBTD còn quá tin vào khách hàng, cũng có một phần CBTD ngại khó nên thiếu kiểm tra thực tế. Nhiều món vay còn bị sử dụng vốn sai mục đích, cá biệt còn có khách hàng vay hộ nhau hoặc cho vay đảo nợ.

Việc thực hiện quy trình tín dụng của một số CBTD còn cứng nhắc, chưa thật sự năng động và linh hoạt trong cơ chế mới, trình độ thẩm định dự án, phương án vay vốn còn nhiều hạn chế chưa theo kịp với yêu cầu, thiếu kinh nghiệm trong việc điều tra, nghiên cứu, thẩm định các dự án, phương án vay vốn có quy mô lớn, khả năng tự chủ của CBTD chưa cao.

Số CBTD lớn tuổi có năng lực thẩm định tín dụng hạn chế, chịu ảnh hưởng bởi tư duy kinh doanh kiểu cũ nên ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng Những cán bộ này mặc dù đã trải qua nhiều vị trí công tác, có kinh nghiệm thực tế nhưng trình độ vi tính cũng như ngoại ngữ vẫn còn rất hạn chế, khả năng thao tác, sử dụng vi tính còn rất chậm, trong khi đó yêu cầu nắm bắt thông tin và xử lý nhanh nhạy các thông tin đang ngày càng bức thiết trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế.

Cán bộ trẻ mới được tuyển dụng, còn thiếu kinh nghiệm do đó còn rất lúng túng, hiệu suất công việc không cao. Ngân hàng phải mất nhiều thời gian và chi phí để đào tạo lại.

Chất lượng công tác tuyển dụng thời gian qua vẫn còn một số tồn tại, hạn chế dẫn đến mặt bằng trình độ CBTD chưa đồng đều, nhiều trường hợp tuyến dụng được thực hiện trước sau đó mới tổ chức đào tạo, đào tạo lại.

Một số CBTD còn thụ động trong công tác cho vay. Trong trường hợp các điều kiện vay không được đáp ứng, ngân hàng không chủ động cùng khách hàng tìm các biện pháp tháo gỡ mà chỉ trông chờ vào các đề xuất của khách hàng. Một số CBTD không chủ động tìm kiếm khách hàng mới mà chỉ chờ “các thượng đế” tìm đến mình.

Ba là, việc quản lý rủi ro tín dụng của Ngân hàng mới chỉ quan tâm đến khía cạnh từng khách hàng, từng khoản vay mà chưa có hệ thống đánh giá rủi ro theo danh mục cho vay, tổng thể các khách hàng vay của chi nhánh do đó dẫn đến danh mục cho vay không cân đối.

Trong theo dõi nợ xấu, đặc biệt là những khoản nợ xấu tồn đọng trong một khoảng thời gian dài chưa được thực hiện một cách khoa học, có hệ thống. Sự luân chuyển cán bộ ngân hàng cũng như điều chuyển công tác đối với những nhân viên

trực tiếp cho vay đã tạo ra một khoảng trống nhất định giữa những người tiếp nhận lại khoản vay và khách hàng, thêm vào đó trách nhiệm trong quản lý khoản nợ xấu của người tiếp nhận mặc dù được cụ thể hóa thành nghĩa vụ nhưng chưa gắn với quyền lợi và có sự động viên kịp thời.

Ngoài những khoản nợ xấu được bàn giao lại do luân chuyển cán bộ, điều chuyển công tác thì phần lớn các khoản nợ xấu còn lại do nhân viên cho vay trực tiếp quản lý và xử lý thu hồi. Điều này giúp quá trình theo dõi và nắm bắt tình hình khách hàng thuận lợi, tuy nhiên trong một số trường hợp nhân viên ngân hàng còn có tâm lý cả nể, không áp dụng các biện pháp xử lý phù hợp, đặc biệt với những khoản nợ xấu mới phát sinh dẫn đến tình trạng nợ xấu không được xử lý dứt điểm.

Bốn là, ngân hàng có tâm lý coi trọng tài sản bảo đảm hơn là xem xét tính khả thi của dự án. Chính vì vậy có rất nhiều phương án khả thi nhưng bị từ chối do không đủ tài sản bảo đảm. Mặt khác việc áp dụng các biện pháp bảo đảm tiền vay đối với khu vực nông thôn cũng gặp nhiều trở ngại. Việc đăng ký giao dịch bảo đảm đối với hợp đồng thế chấp quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất hiện đang gặp nhiều khó khăn do các tài sản trên đất chưa được ghi nhận trên hiện trạng giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.

Năm là, việc kiểm tra trước, trong và sau khi cho vay chưa được thường xuyên và thiếu chặt chẽ, dẫn đến việc nắm bắt tình trạng tài chính của khách hàng chưa kịp thời; từ đó hiệu quả quản lý tín dụng cũng bị ảnh hưởng đáng kể. Việc giám sát sử dụng vốn sau khi cho vay của CBTD còn sơ sài, mang tính hình thức, để hợp thức hoá thủ tục là chính, ít quan tâm đến hiệu quả sử dụng vốn vay. Các khoản vay xảy ra rủi ro phần lớn là các khoản vay không thực hiện đúng hoặc đầy đủ quy trình cho vay như không kiểm tra kỹ trước khi cho vay, không kiểm tra trong khi giải ngân, không giám sát món vay sau khi cho vay

Sáu là, quy trình tín dụng hiện đang áp dụng ở Ngân hàng còn lỏng lẻo, tạo nhiều kẽ hở cho CBTD và khách hàng lợi dụng hoặc không tuân thủ nghiêm túc quy trình cho vay cũng như điều kiện cho vay. Một số cán bộ cố tình cho vay khi hồ sơ khách hàng thiếu nhiều giấy tờ, tài sản thế chấp thiếu tính pháp lý, báo cáo tình hình

sản xuất kinh doanh, phương án kinh doanh, trả nợ không đầy đủ, hay nâng giá trị tài sản thế chấp để cho vay bằng mọi giá.

Bẩy là, hoạt động marketing của Ngân hàng mới chỉ tập trung vào các hình thức tuyên truyền, quảng cáo, chưa xuất phát từ thực tiễn nghiên cứu nhu cầu thị trường. Ngân hàng còn thụ động, trông chờ khách hàng tìm đến ngân hàng mà chưa chủ động tìm đến khách hàng. Ngân hàng chưa tổ chức khảo sát, điều tra nhu cầu về vốn của khách hàng để xây dựng chiến lược cho vay phù hợp. Hạn chế này cản trở việc mở rộng dư nợ tín dụng.

Ngoài nguyên nhân từ phía ngân hàng, còn có nguyên nhân từ phía khách hàng vay vốn và cơ chế chính sách cũng như các nguyên nhân khách quan khác.

- Nguyên nhân từ phía khách hàng:

+ Khách hàng ở khu vực nông nghiệp nông thôn thường bị hạn chế trong nhận định về cơ hội thị trường, xây dựng phương án kinh doanh không khả thi do đó khả năng rủi ro trong kinh doanh cao, dẫn đến hoạt động kinh doanh thua lỗ, kém hiệu quả. Trình độ thống kê, báo cáo tài chính của những người vay này cũng hạn chế, nhiều trường hợp cố tình khai báo thông tin không chính xác do đó, việc phân tích thông tin dù có được ngân hàng thực hiện cẩn thận nhưng vẫn không chính xác. Ngoài ra, còn nhiều trường hợp khách hàng cố tình sử dụng vốn sai mục đích, cố tình cung cấp thông tin sai sự thật gây khó khăn cho ngân hàng trong khâu thẩm định. Thậm chí một số khách hàng cố tình không thực hiện nghĩa vụ trả nợ Ngân hàng, thiếu thiện chí trong việc trả nợ, làm mất uy tín trong quan hệ vay vốn và gây tâm lý e ngại cho ngân hàng khi xem xét quyết định cho vay..

+ Bên cạnh đó, một bộ phận không nhỏ khách hàng do chưa nắm được cơ chế, điều kiện, thủ tục vay vốn, cứ nghĩ có tài sản bảo đảm có giá trị là ngân hàng phải giải quyết cho mình vay vốn nên thường có thái độ thiếu tích cực trong việc cung cấp thông tin phục vụ công tác thẩm định của ngân hàng nên khả năng tiếp cận vốn vay của khách hàng càng khó khăn hơn.

* Nguyên nhân khác.

hàng. Hoạt động tín dụng chịu sự ảnh hưởng lớn của môi trường kinh tế. Giai đoạn 2010 - 2014, ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế toàn cầu đã tác động lớn tới nền kinh tế Việt Nam. Những bất ổn kinh tế vĩ mô và thiên tai, dịch bệnh đã ảnh hưởng tiêu cực đến sản xuất, kinh doanh của khách hàng. Dẫn đến nhiều khách hàng làm ăn thua lỗ, không có khả năng trả nợ.

- Chưa có môi trường pháp luật đồng bộ, các cơ quan pháp luật chưa cương quyết cùng với ngân hàng trong việc phát mại tài sản, các hồ sơ khi chuyển sang tòa án thụ lý và giải quyết mất nhiều thời gian. Các cơ quan hữu quan chưa có cái nhìn thấu đáo về hệ thống ngân hàng và hoạt động kinh doanh tiền tệ nên chưa có sự phối hợp đồng bộ, tích cực với ngân hàng trong việc giải quyết các vấn đề liên quan. Không ít người cho rằng, việc cho vay, thu nợ là việc riêng của ngân hàng, trong khi thực tế có nhiều khoản vay không thu hồi được ngân hàng đã thực hiện theo đúng quy định của nhà nước.

+ Môi trường pháp lý cho hoạt động tín dụng còn nhiều bất cập. Một số cơ chế chính sách của NHNN chưa phù hợp với thực tiễn. Mặc dù, NHNN có quyết

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Quản lý hoạt động tín dụng tại Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam tại huyện Nam Sách, tỉnh Hải Dương (Trang 64)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(98 trang)