Tăng cường sự chính xác, hợp lý đối với tài sản bảo đảm

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Quản lý hoạt động tín dụng tại Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam tại huyện Nam Sách, tỉnh Hải Dương (Trang 89 - 90)

3.2.5 .1Quy mô dư nợ

4.2 Các giải pháp hoàn thiện quản lý hoạt động tín dụng tại Agribank huyện

4.2.7. Tăng cường sự chính xác, hợp lý đối với tài sản bảo đảm

Ngân hàng cần xây dựng chính sách rõ ràng về tài sản bảo đảm, các tiêu chuẩn của tài sản bảo đảm, phương pháp định giá. Ngân hàng căn cứ vào xếp hạng tín dụng và lịch sử giao dịch của khách hàng để đưa ra yêu cầu đối với tài sản bảo đảm.

Ngân hàng chỉ nhận cầm cố, thế chấp tài sản bảo đảm có tính thanh khoản cao, dễ phát mại. Đối với tài sản bảo đảm là các khoản phải thu, hàng tồn kho, cần phải kiểm soát tình trạng của tài sản bảo đảm kết hợp với phân tích tình hình tài chính.

Ngay từ khi xét duyệt cho vay, cần đăng ký đầy đủ về quyền lợi của ngân hàng đối với tài sản bảo đảm và thường xuyên kiểm tra quyền của ngân hàng đối với tài sản bảo đảm trong suốt thời gian của hợp đồng vay vốn.

Đối với các tài sản bảo đảm chưa hoàn thiện thủ tục pháp lý về sở hữu tài sản thì không nhận thế chấp. Đối với các khoản vay mà tài sản bảo đảm hình thành từ vốn vay cần yêu cầu khách hàng hoàn tất thủ tục đăng ký quyền sở hữu khi tài sản đã hình thành. Trong quá trình hình thành tài sản, ngân hàng cần nắm giữ các giấy tờ xác nhận giao dịch tài sản của khách hàng vay vốn với bên cung cấp tài sản, giấy tờ xác nhận thanh toán của khách hàng cho nhà cung cấp. Đồng thời cần thường xuyên kiểm tra, rà soát hồ sơ pháp lý và hiện trạng bất động sản.

Tránh việc dựa hoàn toàn vào tài sản bảo đảm để ra quyết định cho vay vì trong nhiều trường hợp tài sản bảo đảm có thể bị hư hỏng, mất giá. Đối với tài sản đảm bảo là bất động sản, giá trị của tài sản phụ thuộc rất nhiều vào biến động của thị trường và chu kỳ kinh doanh. Do đó, khả năng xảy ra rủi ro giảm giá, mất giá,

khó thanh khoản của tài sản bảo đảm vẫn rất lớn. Tài sản bảo đảm chỉ là điều kiện cần chứ không phải là điều kiện đầy đủ để đưa ra quyết định cho vay. Ngân hàng cần căn cứ vào các chỉ tiêu tài chính, thẩm định phương án sản xuất kinh doanh, dòng tiền trả nợ, nhân thân, uy tín của khách hàng để quyết định.

Ngân hàng cần mua bảo hiểm tín dụng để đảm bảo an toàn, giảm rủi ro. Đồng thời, cần quy định và buộc người vay vốn phải mua bảo hiểm trong quá trình thực hiện hợp đồng đầu tư, thương mại như mua bảo hiểm xây dựng công trình, bảo hiểm hàng hoá...Người vay vốn phải xuất trình được các giấy tờ chứng nhận tham gia bảo hiểm cho ngân hàng. Giải pháp này giúp giảm tổn thất cho ngân hàng thông qua thu hồi nợ từ các công ty bảo hiểm trong trường hơp người vay vốn gặp rủi ro.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Quản lý hoạt động tín dụng tại Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam tại huyện Nam Sách, tỉnh Hải Dương (Trang 89 - 90)