5. Kết cấu của luận văn:
1.3.1 Kinh nghiệm quản lý hoạt động tín dụng của một số NH Nông nghiệp
1.3.1.3 Kinh nghiệm quản lý tín dụng từ Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông
triển nông thôn Quảng Ngãi
Để đẩy mạnh hiệu quả tín dụng trên địa bàn, thời gian qua Agribank Quảng Ngãi đã thực hiện đồng bộ các giải pháp cụ thể sau:
Tuyển dụng và lựa chọn cán bộ có phẩm chất và trình độ năng lực chuyên môn chuyển sang làm công tác thẩm định và cho vay vốn.
Mở rộng mạng lưới hoạt động kinh doanh bằng cách củng cố lại các phòng giao dịch, thành lập thêm các bàn huy động vốn lưu động tại các cụm dân cư, thành lập các phòng giao dịch liên xã, khu vực đảm bảo bình quân 4-6 xã có một điểm giao dịch. Thực hiện huy động vốn, cho vay thu nợ tại khu vực phân công.
Thực hiện một số mô hình chuyển tải vốn tín dụng kịp thời cho các ngành nghề được Nhà nước ưu tiên và khuyến khích đầu tư. Ngoài ra, để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của khách hàng, ngân hàng không ngừng nâng cao nghiệp vụ, đổi mới công nghệ hiện đại để phục vụ tốt cho khách hàng.
Công tác kiểm tra kiểm soát được thực hiện thường xuyên nhằm phát hiện và ngăn chặn kịp thời sự suy thoái về đạo đức của một số bộ phận cán bộ trong công
tác cho vay và tránh thất thoát vốn cho nhà nước và mang lại hiệu quả tín dụng cho ngân hàng.
Tăng cường phối hợp với các cấp chính quyền địa phương, nhằm tạo được sự quan tâm của các cấp các ngành trong công tác cho vay phát triển các ngành nghề, các dự án, phương án sản xuất kinh doanh... phù hợp với mục tiêu và định hướng của địa phương. Đồng thời phối hợp chặt chẽ với viện kiểm soát, cơ quan thi hành án trong công tác thu hồi nợ, nhất là các khoản nợ xấu, nhằm giảm nợ xấu tạo ra lợi nhuận cho ngân hàng và mang lại hiệu quả tín dụng cho ngân hàng.