Quản lý hoạt động tín dụng của Agribank huyện Kim Thành – tỉnh Hả

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Quản lý hoạt động tín dụng tại Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam tại huyện Nam Sách, tỉnh Hải Dương (Trang 46 - 47)

5. Kết cấu của luận văn:

1.3.1 Kinh nghiệm quản lý hoạt động tín dụng của một số NH Nông nghiệp

1.3.1.1 Quản lý hoạt động tín dụng của Agribank huyện Kim Thành – tỉnh Hả

Hải Dương

Từ nhiều năm nay, Agribank huyện Kim Thành đã phối hợp chặt chẽ với các tổ chức hội trong huyện: hội nông dân, hội liên hiệp phụ nữ các cấp tạo điều kiện thuận lợi, đưa nguồn vốn tín dụng đến tay người dân, hướng dẫn người dân sử dụng vốn đúng mục đích, mang lại hiệu quả, góp phần nâng cao đời sống.

Ngân hàng Nông nghiệp huyện Kim Thành thường xuyên chú trọng kiện toàn các tổ vay vốn, thường xuyên nâng cao năng lực quản lý vốn cho các tổ trưởng. Từ đó, các tổ vay vốn ở thôn, xã đã phát huy tốt vai trò ủy thác, là cánh tay đắc lực của ngân hàng trong thực hiện công tác tuyên truyền và quản lý vốn tại cơ sở. Đến ngày 30/6/2015, hội nông dân huyện đã tín chấp, giúp hội viên vay vốn của ngân hàng Nông nghiệp huyện Kim Thành với số dư nợ đạt hơn 250 tỷ đồng, cho hơn 2.500 hộ vay. Hội nông dân cũng tham mưu đưa vào chương trình công tác của cấp ủy, chính quyền, trong đó xác định việc chỉ đạo cho vay, sử dụng vốn vay hiệu quả, trả nợ đúng thời hạn là một trong những giải pháp quan trọng nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của địa phương...

Cùng với thực hiện việc cho vay đúng đối tượng, hội còn tập trung chỉ đạo các chi hội thường xuyên điều tra, rà soát nhu cầu vay vốn sản xuất của các trang trại, gia trại để phối hợp với ngân hàng giúp các hộ có vốn đầu tư, mở rộng phát triển sản xuất. Đồng thời tổ vay vốn cũng là nơi trao đổi khoa học - kỹ thuật, kinh nghiệm sản xuất cho các thành viên trong tổ, nâng cao nhận thức về sử dụng đồng vốn.

Thực hiện nghị quyết liên tịch với các cấp hội, ngân hàng Nông nghiệp huyện Kim Thành đã tạo điều kiện thuận lợi cho hội viên hội nông dân, hội liên

hiệp phụ nữ không phải đến ngân hàng, việc đăng ký nhu cầu vay vốn, giải ngân, thu nợ đều thực hiện tại UBND xã, thị trấn. Qua tổ vay vốn, nhiều nông dân đã được tập huấn, hướng dẫn kỹ thuật, nhiều hộ đã mạnh dạn đầu tư mở rộng quy mô sản xuất, như: mở rộng trang trại, gia trại, kinh doanh, phát triển nghề truyền thống, từng bước ổn định đời sống.

Trong triển khai cho vay, ngân hàng không chỉ bảo đảm đúng quy trình nghiệp vụ, quan tâm việc tuyên truyền các chính sách đến người dân, chuyển vốn đến tận tay người cần vốn mà còn quan tâm đến việc sử dụng vốn như thế nào để có hiệu quả. Vốn vay ngân hàng được giám sát chặt chẽ và sử dụng có hiệu quả hơn, do vậy tỷ lệ nợ xấu luôn ở mức thấp trong khi dư nợ ngày càng tăng trưởng, góp phần thực hiện nhiệm vụ của Ngân hàng Nông nghiệp trong đầu tư phát triển nông nghiệp, nông thôn trên địa bàn.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Quản lý hoạt động tín dụng tại Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam tại huyện Nam Sách, tỉnh Hải Dương (Trang 46 - 47)