Quản lý rủi ro hoạt động tín dụng, thu hồi nợ quá hạn, nợ xấu

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Quản lý hoạt động tín dụng tại Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam tại huyện Nam Sách, tỉnh Hải Dương (Trang 79 - 84)

3.2.5 .1Quy mô dư nợ

4.2 Các giải pháp hoàn thiện quản lý hoạt động tín dụng tại Agribank huyện

4.2.3 Quản lý rủi ro hoạt động tín dụng, thu hồi nợ quá hạn, nợ xấu

Như chúng ta đã thấy tỷ lệ nợ xấu có tương quan nghịch với hiệu quả tín dụng của ngân hàng nghĩa là khi nợ xấu càng tăng thì hiệu quả tín dụng của ngân hàng càng giảm. Đồng thời đây cũng chính là nhân tố có tác động mạnh nhất đến hiệu quả tín dụng. Chính vì lý do trên mà ngân hàng cần có giải pháp để giảm thiểu nợ xấu và quản lý được các khoản nợ xấu đã, đang và sẽ phát sinh tại chi nhánh. Để làm được việc này thì ngân hàng cần thực hiện một số giải pháp như:

- Một là, Ngân hàng cần chủ động phân loại nợ theo tính chất, khả năng thu hồi nợ của khoản vay, chuyển nợ quá hạn đối với các trường hợp vi phạm hợp đồng tín dụng có nguy cơ gây ra rủi ro. Tiến hành hạ bậc nợ và thực hiện trích lập dự

phòng nhằm bù đắp tổn thất khi rủi ro xảy ra. Tránh tình trạng chạy theo kết quả kinh doanh mà không tuân thủ các quy định về phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro. Ngân hàng cần chủ động phân loại nợ vào nhóm cao hơn cho khoản vay khi phát hiện khoản nợ có dấu hiệu rủi ro và đối với các trường hợp vi phạm hợp đồng tín dụng có nguy cơ gây ra rủi ro.

- Hai là, Agribank Nam Sách cần thường xuyên theo dõi, trích đúng, trích đủ quỹ dự phòng tín dụng nhằm bù đắp rủi ro từ các khoản nợ xấu gây ra. Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra hồ sơ tín dụng cũng như thắt chặt các quy trình, quy định về hoạt động cho vay nhằm giảm thiểu mức rủi ro thấp nhất có thể. Lập tổ xử lý nợ xấu nhằm giải quyết các khoản nợ còn tồn đọng hoặc bán cho tổ chức mua bán nợ xấu nhằm đem lại lợi nhuận cũng như giảm tỷ lệ nợ xấu cho chính ngân hàng.

- Ba là, tăng cường giám sát các khoản cho vay thông qua ban hành quy định yêu cầu các CBTD phải lập báo cáo về khách hàng mà họ quản lý dựa với các chỉ tiêu cụ thể như số lần vay vốn, doanh số vay, trả nợ, biến động khoản vay, năng lực tài chính, tình hình tiêu thụ sản phẩm, dòng tiền của khách hàng. Các báo cáo được lập hàng tháng và hàng quý, báo cáo phải được đệ trình lên các cấp quản lý hoặc tập trung vào một đầu mối trong Ngân hàng để cung cấp thông tin cho hệ thồng, cho lãnh đạo ngân hàng nhằm kiểm soát các khoản vay, hạn chế rủi ro tín dụng.

- Bốn là, nâng cao khả năng nhận diện, phát hiện nguy cơ gây ra rủi ro tín dụng để phòng tránh. Các nguy cơ tiềm ẩn rủi ro tín dụng có thể đến từ khách hàng hoặc từ chính ngân hàng. Điều quan trọng là Ngân hàng phải xây dựng được hệ thống cảnh báo, phát hiện dấu hiệu của các khoản nợ có vấn đề để có biện pháp giải quyết kịp thời.

+ Đối với Ngân hàng, các khoản nợ có vấn đề là các khoản nợ có các dấu hiệu sau đây:

CBTD đánh giá và xếp hạng khách hàng không chính xác.

Cấp tín dụng nhưng không xem xét kỹ lưỡng, chắc chắn về lợi ích thật sự mà người vay đem lại từ khoản tín dụng được cấp.

Tốc độ tăng trưởng tín dụng quá nhanh, vượt quá khả năng kiểm soát và nguồn vốn của ngân hàng.

Chính sách cho vay quá cứng nhắc hoặc lỏng lẻo.

Các điều kiện ràng buộc trong hợp đồng tín dụng không rõ ràng, khó hiểu hoặc có thể hiểu theo nhiều cách khác nhau như không quy định rõ lịch hoàn trả đối với các khoản vay.

Cung cấp hạn mức tín dụng lớn cho khách hàng không thuộc danh mục khách hàng ưu tiên của ngân hàng.

Hồ sơ tín dụng không đầy đủ, không tuân thủ quy định, quy trình thẩm định, phê duyệt khoản vay.

+ Đối với khách hàng, các khoản nợ có dấu hiệu có vấn đề được thể hiện như sau:

Khách hàng chậm thanh toán các khoản lãi và nợ gốc khi đến hạn

Gia tăng thường xuyên vượt quá kế hoạch dự kiến về số lần và giá trị các khoản vay.

Chấp nhận vay vốn với lãi suất cao, điều kiện tín dụng khắt khe.

Giá trị của tài sản bảo đảm bị giảm sút so với khi định giá để cho vay. Tài sản không còn tồn tại hoặc thay đổi chủ sử dụng, sở hữu.

Khách hàng cố tình trì hoãn, gây trở ngại đối với ngân hàng trong việc kiểm tra theo định kỳ hoặc kiểm tra đột xuất tình hình sử dụng vốn vay, tình hính tài chính, hoạt động sản xuất kinh doanh của khách hàng.

Khách hàng không tuân thủ các quy định trong hợp đồng tín dụng với ngân hàng.

Khách hàng trì hoãn cung cấp thông tin liên quan đến sử dụng vốn vay, gửi báo cáo tài chính cho ngân hàng.

Khách hàng đề nghị gia hạn, điều chỉnh kỳ hạn nợ nhiều lần mà không có lý do rõ ràng.

Khách hàng sử dụng các khoản tài trợ ngắn hạn để đầu tư dài hạn.

kinh doanh chính.

Kinh doanh thua lỗ...

Năm là, quản lý và xử lý nợ. Ngân hàng cần theo dõi các kỳ hạn trả nợ gốc, lãi của khách hàng để kịp thời đôn đốc đồng thời có biện pháp thu hồi nợ phù hợp với từng khoản nợ quá hạn.

Ban lãnh đạo cần giao cho phòng kế hoạch kinh doanh và phòng giao dịch Thanh Quang chủ động trong việc xây dựng phương án xử lý nợ, có kế hoạch chương trình cụ thể đến từng món nợ. Thành lập các tổ xử lý thu hồi nợ trong đó lãnh đạo phụ trách tín dụng làm tổ trưởng. Hàng tuần, tổ xử lý nợ họp để đánh giá kết quả xử lý trong tuần và thống nhất chương trình hoạt động tuần tới. Hàng tháng, tại cuộc họp giao ban tín dụng, các tổ thu nợ báo cáo kết quả xử lý thu hồi nợ xấu, các khó khăn, vướng mắc cần giải quyết để giám đốc chi nhánh xem xét và đưa ra hướng xử lý tiếp theo.

Thực hiện phân công giao nhiệm vụ, trách nhiệm, chỉ tiêu thu nợ quá hạn nợ xấu đến từng CBTD. Đồng thời gắn trách nhiệm của CBTD để phát sinh các khoản nợ quá hạn, nợ xấu trong quá trình thẩm định cho vay.

Sáu là, đối với các khoản nợ có vấn đề, Ngân hàng cần làm rõ thực trạng kinh doanh của khách hàng, khả năng khôi phục sản xuất, khả năng trả nợ, mong muốn hợp tác của khách hàng, khả năng xử lý tài sản bảo đảm để lựa chọn phương án xử lý phù hợp.

Thứ nhất, ngân hàng có thể cho khách hàng vay thêm trong trường hợp xét thấy nguyên nhân ảnh hưởng đến khả năng trả nợ và hoạt động của khách hàng là do thiếu vốn. Phương án, dự án đầu tư của khách hàng sẽ tiếp tục có hiệu quả, có khả năng thu hồi vốn và lãi nếu được đầu tư thêm vốn.

Thứ hai, ngân hàng yêu cầu bổ sung tài sản bảo đảm khi khoản vay có dấu hiệu bất ổn, nguồn thu nhập không rõ ràng, giá trị tài sản bảo đảm có khả năng bán thấp hơn dư nợ cho vay.

Thứ ba, chuyển thành nợ quá hạn. Khi xác định khoản nợ của khách hàng là nợ quá hạn, khách hàng không có khả năng trả nợ dù ngân hàng đã tạo mọi điều

kiện thì lúc này ngân hàng cần áp dụng các biện pháp để có thể thu hồi nợ vay như:

* Xử lý tài sản bảo đảm.

Việc xử lý tài sản bảo đảm được thực hiện khi khách hàng hoàn toàn không có khả năng trả nợ. Lúc này Ngân hàng sẽ tiến hành các biện pháp xử lý tài sản bảo đảm tiền vay.

- Thanh lý tài sản bảo đảm: Khi khách hàng không trả nợ, ngân hàng sẽ xem xét áp dụng biện pháp xử lý tài sản bảo đảm để thu hồi nợ. Tài sản sau khi hoàn tất các thủ tục pháp lý để bàn giao cho Ngân hàng, ngân hàng có thể sẽ tự bán công khai tài sản, hoặc bán qua trung tâm bán đấu giá tài sản.

- Quản lý, khai thác tài sản: Tùy theo trường hợp cụ thể, ngân hàng có thể tiếp nhận tài sản, tiếp tục quản lý, khai thác tài sản để thu hồi nợ

* Sử dụng công cụ pháp lý để đòi nợ

Để áp dụng biện pháp này đạt hiệu quả, ngân hàng cần đảm bảo hồ sơ khoản vay đầy đủ và phù hợp về mặt pháp lý. Ngân hàng thực hiện kiện khách hàng ra tòa để đòi nợ. Phán quyết của tòa án sẽ buộc khách hàng trả nợ hoặc chuyển giao tài sản bảo đảm tiền vay cho ngân hàng để xử lý thu hồi nợ. Trường hợp khách hàng là các doanh nghiệp không trả được nợ, ngân hàng với tư cách là chủ nợ chính có thể làm đơn xin mở thủ tục tuyên bố phá sản doanh nghiệp theo luật phá sản.

Tuy nhiên, việc áp dụng biện pháp này thường không mang lại nhiều kết quả do thủ tục rắc rối, mất nhiều thời gian và chế tài giám sát việc thi hành quyết định của tòa án chưa thật sự phát huy hiệu quả.

Để cho quá trình xử lý, thu hồi nợ được thuận lợi, Agribank huyện Nam Sách cần tranh thủ mạnh mẽ sự hỗ trợ của các cấp chính quyền, các sở, ban ngành địa phương, đặc biệt là các cơ quan pháp luật để xử lý kiên quyết đối với các đối tượng khách hàng cố tình trây ỳ, không hợp tác.

Bên cạnh đó để giúp đẩy nhanh tiến độ xử lý tài sản để thu hồi nợ xấu thì Chính phủ, các Bộ ngành sớm tạo hành lang pháp lý đồng bộ cho phép TCTD được toàn quyền chủ động trong xử lý tài sản bảo đảm để nhanh chóng xử lý nợ xấu. Hiện qui định của pháp luật về xử lý tài sản bảo đảm tiền vay đang là điểm nghẽn

trong hoạt động thu hồi nợ của TCTD. Hiện nay để TCTD thực hiện được việc bán tài sản bảo đảm thu hồi nợ đòi hỏi có sự hợp tác của Bên bảo đảm (ký kết vào các giấy tờ chuyển nhượng tài sản). Trong trường hợp khách hàng không hợp tác thì TCTD gặp rất nhiều khó khăn trong việc xử lý tài sản. Nếu tình trạng này không được cải thiện, thì việc đẩy nhanh thu hồi nợ là rất khó thực hiện.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Quản lý hoạt động tín dụng tại Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam tại huyện Nam Sách, tỉnh Hải Dương (Trang 79 - 84)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(98 trang)