CHƯƠNG 2 : PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Thu thập dữ liệu
Nguồn tài liệu, số liệu thứ cấp là nguồn dữ liệu được lấy từ các nghiên cứu, báo cáo, thống kê… do người khác thu thập khác nhau về mục đích sử dụng. Tài liệu, số liệu thứ cấp có thể là số liệu thô chưa qua xử lý hoặc số liệu đã được xử lý sẵn. Tài liệu, số liệu thứ cấp không phải do người trực tiếp nghiên cứu thực hiện.
Nguồn tài liệu, số liệu được sử dụng trong bài được tìm kiếm và nghiên cứu trực tiếp từ các báo cáo số liệu lấy được từ Ủy ban nhân dân huyện Hoài Đức. Thông qua các tài liệu, số liệu thứ cấp để nắm rõ thực trạng phát triển nguồn nhân lực tại Công ty. Ngoài ra, tác giả còn sử dụng các số liệu thống kê được thu thập thông qua các tài liệu, các báo cáo về kết quả thực hiện nhiệm vụ kinh tế - xã hội các năm.
Ngoài ra, nguồn dữ liệu thứ cấp còn được thu thập bằng cách tìm hiểu và thu thập nghiên cứu các văn bản liên quan đến phân cấp quản lý NSNN của thành phố, sở, ban, ngành.
- Từ số liệu thu thập được qua các nguồn, trong quá trình thực hiện Luận văn, tác giả đã loại bỏ những tài liệu, số liệu không có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng hoặc không đáng tin cậy. Bằng phương pháp này, tác giả phân tích để hệ thống hoá những vấn đề lý luận và thực tiễn, đánh giá tài liệu, quan sát, kiểm chứng để nghiên cứu, tổng kết, phân tích, đánh giá thực trạng các vấn đề cần nghiên cứu, xác định rõ những nguyên nhân làm cơ sở đề xuất phương hướng và giải pháp quản lý ngân sách nhà nước huyện Hoài Đức.
Các tài liệu được sử dụng:
- Niên giám thống kê từ năm 2010 đến 2014. (Cục Thống kê thành phố Hà Nội);
- Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội huyện Hoài Đức năm 2010-2014; - Quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội huyện Hoài Đức giai đoạn 2011-2020 tầm nhìn 2030;
- Báo cáo tổng quyết toán thu - chi NSNN huyện Hoài Đức các năm 2010 - 2014;
- Báo cáo tình hình thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội huyện Hoài Đức các năm 2010 - 2014;
- Các tài liệu, số liệu từ các ấn phẩm và các website chuyên ngành. 2.2. Xử lý dữ liệu
2.2.1. Phương pháp phân tích, tổng hợp
Luận văn sử dụng phương pháp phân tích trong cả 4 chương. Sử dụng phương pháp phân tích có nghĩa là mọi vấn đề đặt ra đều phải trả lời câu hỏi “tại sao”? Điều đó cho phép mọi vấn đề đều được hiểu một cách thấu đáo, cặn kẽ.
Ở chương 1, để xây dựng khung khổ phân tích của đề tài, luận văn đã phân tích nội dung rất nhiều công trình khoa học có liên quan. Từ đó, tác giả luận văn đã nhận thức và kế thừa được những thành quả nghiên cứu trong lĩnh vực này; thấy được những khoảng trống cần tiếp tục nghiên cứu. Trong chương 3, khung khổ lý luận và thực tiễn đã được sử dụng để phân tích thực trạng quản lý NSĐP huyện Hoài Đức. Phương pháp phân tích được sử dụng để phân tích những nhân tố ảnh hưởng tới hiệu quả quản lý NSNN.
Thông qua các số liệu thu thập được tổng hợp để đánh giá khái quát thực trạng quản lý NSNN huyện Hoài Đức, tác giả đi sâu vào phân tích, nhận định tình hình một cách khách quan khoa học nhất để đảm bảo các thông tin được đưa ra đầy đủ và phản ánh đúng tình hình thực tế tại địa phương.
Thực trạng quản lý NSNN được đưa ra cụ thể, chi tiết đúng với tình hình thực tế, các vấn đề liên quan đến công tác quản lý NSNN được đề cập phân tích cả về chiều rộng lẫn chiều sâu. Kết hợp giữa phương pháp phân tích và phương pháp tổng hợp, tác giả vừa khái quát hóa vấn đề, vừa đi sâu vào nghiên cứu vấn đề và nhanh chóng có các giải pháp hợp lý để nâng cao hiệu quả quản lý NSNN.
Dựa trên các dữ liệu thu thập được, tác giả tiến hành phân tích, tổng hợp và so sánh để đánh giá ưu điểm, hạn chế của công tác quản lý NSNN đồng thời tìm ra
Ở chương 3, từ việc phân tích rất nhiều yếu tố, nhân tố cụ thể về trong mối quan hệ giữa quản lý ngân sách nhà nước và các yếu tố nền tảng cơ sở cho quản lý nhà nước của chính quyền địa phương, luận văn đã sử dụng phương pháp tổng hợp để đưa ra những đánh giá khái quát về tình hình quản lý ngân sách nhà nước huyện Hoài Đức; chỉ ra những thành tựu, hạn chế và nguyên nhân. Đây là những căn cứ quan trọng để tác giả đưa ra các quan điểm và các giải pháp ở chương 4.
Chương 4, tác giả đưa ra các đề xuất và giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý ngân sách nhà nước cho phù hợp với thực tế tình hình và thực trạng cũng như phù hợp với các yếu tố về đặc thù của địa phương.
2.2.2. Phương pháp thống kê
Tác giả tiến hành thu thập các nguồn số liệu từ các loại báo cáo, tài liệu của UBND huyện Hoài Đức trong các kỳ họp Hội đồng nhân dân cùng cấp. Thực hiện thống kê nguồn số liệu bằng các loại bảng biểu đồ thị đồng thời thực hiện phân tích các số liệu một cách chính xác và khách quan để từ đó đưa ra được các thông tin chứa đựng trong đó. Trên cơ sở đó có thể đưa ra các dự báo của thực trạng quản lý NSNN huyện Hoài Đức hoặc có các giải pháp thích hợp cho hoạt động quản lý NSNN tại địa phương.
2.2.3. Phương pháp so sánh đối chiếu
Sử dụng số liệu và các chỉ tiêu về quản lý NSNN qua các năm để so sánh nhằm đánh giá đúng thực trạng quản lý NSNN huyện Hoài Đức, từ đó đưa ra nhận xét và rút ra các bài học kinh nghiệm, các giải pháp để nâng cao hiệu quả quản lý NSNN huyện Hoài Đức.
2.3. Các bước thực hiện
Tác giả thực hiện Luận văn theo tuần tự các bước nghiên cứu như sau :
Bước 1: Nghiên cứu tài liệu nhằm xác định khung lý thuyết, cơ sở lý luận về
công tác quản lý ngân sách nhà nước.
Bước này chủ yếu phục vụ cho công tác nghiên cứu tại chương 1. Trong chương này tác giả chủ yếu thu thập tài liệu trên các văn bản về công tác quản lý
các Nghị quyết, Quyết định của Thành phố Hà Nội về phân cấp quản lý NSNN trên địa bàn.
Bước 2: Thu thập tài liệu, số liệu phục vụ phân tích thực trạng công tác quản
lý NSNN tại huyện Hoài Đức giai đoạn 2010 - 2014.
Bước này chủ yếu phục vụ cho chương 3. Trong bước này tác giả thu thập số liệu thứ cấp dạng thô trên các báo cáo NSNN của UBND huyện Hoài Đức. Các số liệu này được xử lý bằng phần mềm Exel.
Trong chương này tác giả sử dụng phương pháp tiếp cận thống kê mô tả, tổng hợp, phân tích, so sánh để thu thập thông tin, phân tích số liệu về tình hình thực hiện NSNN, đánh giá những mặt ưu điểm, hạn chế và tìm ra nguyên nhân của những hạn chế trong công tác quản lý NSNN huyện Hoài Đức giai đoạn 2010-2014.
Bước 3: Trên cơ sở phân tích thực trạng công tác quản lý NSNN huyện Hoài
Đức, tác giả đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác quản lý NSNN huyện Hoài Đức giai đoạn 2015 - 2020.
CHƯƠNG 3 - ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG QUẢN LÝ NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC HUYỆN HOÀI ĐỨC
3.1. Khái quát tình hình kinh tế - xã hội huyện hoài đức 3.1.1. Đặc điểm địa lý - tự nhiên 3.1.1. Đặc điểm địa lý - tự nhiên
Từ ngày 01/8/2008, cùng với toàn bộ tỉnh Hà Tây, huyện Mê Linh của tỉnh Vĩnh Phúc và 04 xã của huyện Lương Sơn, Hòa Bình, huyện Hoài Đức được sáp nhập vào thành phố Hà Nội.
Trong suốt quá trình hình thành và phát triển, qua nhiều lần tách, nhập, điều chỉnh địa giới hành chính, song Hoài Đức vẫn được nhắc đến như một vùng đất giàu truyền thống văn hiến, kiên cường đấu tranh cách mạng, cần cù, sáng tạo trong lao động sản xuất, đến nay cơ cấu hành chính của huyện gồm 19 xã và 01 thị trấn, diện tích 82,67 km2, dân số 198.424 người với tổng số 48.776 hộ, 132 thôn và tương đương thôn. Huyện có 54 làng cổ truyền thống, 12 làng nghề truyền thống và 191 di tích lịch sử văn hóa có giá trị, trong đó có 81 di tích đã được Nhà nước ra quyết định xếp hạng cấp quốc gia và cấp thành phố.
Với vị trí địa lý :
- Phía Bắc giáp huyện Đan Phượng. - Phía Tây giáp huyện Quốc Oai. - Phía Nam giáp quận Hà Đông. - Phía Đông giáp quận Nam Từ Liêm.
Hoài Đức trở thành một cửa ngõ quan trọng của thủ đô Hà Nội với nhiều huyết mạch giao thông quan trọng như Đại lộ Thăng Long, quốc lộ 32, các trục tỉnh lộ 422, 423 và nhiều dự án như đường vành đai 4 và các khu đô thị
Trong những năm vừa qua, với những thuận lợi khó khăn đan xen tốc độ đô thi hóa nhanh theo quy hoạch kinh tế - xã hội của thủ đô Hà Nội đến năm 2020 quá nửa huyện Hoài Đức trở thành đô thị đất canh tác bị thu hồi các khu đô thị mới mọc lên sự thay đổi này có những măt thuận lợi song cũng có những mặt khó khăn vì nó tác động trực tiếp đến tât cả các lĩnh vực kinh tế - xã hội và tập quán của nhân dân.
3.1.2. Tình hình kinh tế - xã hội huyện Hoài Đức
Với mục tiêu phát triển huyện Hoài Đức trở thành trung tâm đô thị hiện đại của Thành phố Hà Nội, có kết cấu hạ tầng hiện đại, đồng bộ, môi trường trong lành, có cơ cấu kinh tế Dịch vụ - Công nghiệp - Nông nghiệp kết hợp dịch vụ du lịch sinh thái, duy trì sự phát triển hiệu quả, bền vững các làng nghề và ngành nghề truyền thống, chính quyền và nhân dân huyện Hoài Đức đã nỗ lực thực hiện các nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội và đã đạt được những kết quả: cơ cấu kinh tế dịch chuyển theo đúng hướng, giảm tỷ trọng trong lĩnh vực nông nghiệp, tăng dần tỷ trọng lĩnh vực phi nông nghiệp, cụ thể năm 2014 như sau: Nông nghiệp chiếm 6,4%; Công nghiệp - Xây dựng chiếm 54,3%, Thương mại - Dịch vụ chiếm 39,3%.
Hình 3.1: Cơ cấu kinh tế huyện Hoài Đức
(Nguồn số liệu: UBND Thành phố Hà Nội [14])
Công nghiệp - Tiểu thủ công nghiệp là thế mạnh phát triển của huyện với nhiều làng nghề thủ công truyền thống; Các ngành sản xuất, kinh doanh chủ yếu là: dệt kim, sản xuất bánh kẹo, hàng nông sản, đồ thờ tượng phật, cơ khí… Nhìn chung sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp trên địa bàn huyện cơ bản ổn định, các mặt hàng sản xuất các làng nghề có khả năng tiêu thụ tốt.
Về nông nghiệp, tổng diện tích gieo trồng năm 2014 là 7.924,4 ha (trong đó diện tích cây lúa là 4.475,5 ha; cây màu là 3.448,9ha), tổng sản lượng lương thực là 26.264 tấn; chăn nuôi đạt 117 tỷ đổng, tổng sản lượng thịt hơi các loại là 17.140 tấn. Về xây dựng nông thôn mới, huyện đã được Thành phố công nhận 10 xã (52,6%) đạt chuẩn nông thôn mới giai đoạn 2011-2015. Trong đó xã Yên Sở được chọn là xã đạt thành tích xuất sắc tiêu biểu trong 50 xã đạt chuẩn nông thôn mới của Hà Nội và là một trong 27 xã tiêu biểu của toàn quốc.
Cơ sở hạ tầng đã được quan tâm đầu tư đúng mức. Đường giao thông nông thôn đã được bê tông hóa đến từng ngõ, xóm.
Mạng lưới y tế hầu như phủ kín các xã, thị trấn. 100% xã, thị trấn đều có trạm y tế. Bảo đảm công tác chăm sóc sức khỏe cho nhân dân.
3.2. Thực trạng quản lý NSNN huyện Hoài Đức
3.2.1. Kết quả thu NSNN huyện Hoài Đức 2010 – 2014
Trong những năm qua (2010 – 2014), các cấp chính quyền huyện Hoài Đức đã triển khai công tác thu một cách quyết liệt. Ngay từ đầu các năm, UBND huyện Hoài Đức đã thành lập Ban chỉ đạo điều hành ngân sách, Ban chống thất thu ngân sách và đôn đốc thu hồi nợ đọng thế để chỉ đạo ngành thuế và các phòng, ban, ngành, các xã, thị trấn triển khai tốt công tác thu nộp ngân sách các năm. Kết quả thực hiện thu ngân sách được thể hiện qua bảng số liệu sau:
Bảng 3.1: Thu NSNN trên địa bàn huyện Hoài Đức giai đoạn 2010 - 2014
Đơn vị tính: triệu đồng
Năm
Chỉ tiêu 2010 2011 2012 2013 2014 THU NGÂN SÁCH 882.029,20 434.790,80 241.749,60 290.718,10 432,550.00
Thuế CTN ngoài quốc
doanh 160.846,20 174.487,50 114.151,00 83.513,50 98,850.00
Thuế môn bài 2.002,90 2.642,60 2.866,80 3.155,00 Thuế CTN khác 158.843,30 171.844,90 111.284,20 80.358,50
Thu lệ phí trước bạ 16.998,20 51.909,50 20.626,00 30.129,50 48,000.00
Năm Chỉ tiêu 2010 2011 2012 2013 2014 Lệ phí trước bạ xe máy 12.075,90 46.785,80 14.845,30 22.563,80 Thuế đất ở 1.976,40 3.385,10 10.545,90 13.298,60 14,500.00 Thu phí và lệ phí 2.246,60 2.585,90 2.290,70 7.402,40 4,300.00 Thu cấp quyền sử dụng đất 641.365,20 122.586,70 2.271,30 87.801,50 200,000.00 Thu cấp quyền sử dụng đất 633.929,40 120.000,00 Thu đấu giá quyền sử
dụng đất 7.435,80 2.586,70 87.801,50
Thu tiền thuê đất 4.994,20 9.129,70 13.658,20 12.688,60 15,200.00
Thu khác của ngân
sách 2.026,00 5.821,70 4.416,70 13.181,80 7,000.00
Thuế thu nhập cá
nhân 13.705,50 33.636,20 25.020,50 26.260,10 32,200.00
Thu tại xã 34.005,30 27.689,30 45.350,00 11.609,40 12,500.00
Thu thường xuyên 5.484,10 4.348,10 5.006,50 4.833,40 5,400.00 Thu đền bù đất công 19.440,40 22.045,00 37.362,20 3.307,40 6,600.00 Thu đóng góp 9.080,80 1.296,20 2.981,30 3.468,60 500.00 Các khoản ghi thu
ngân sách 3.865,60 3.559,20 3.419,30 4.832,70 Ghi thu học phí khối
THCS và mầm non 3.672,40 Ghi thu sự nghiệp Đài
truyền thanh 193,20 Ghi thu quỹ đóng góp
xây dựng trường Ghi thu lệ phí đấu giá QSD đất ở
Hình 3.2: Thu ngân sách huyện Hoài Đức giai đoạn 2010 - 2014 (Nguồn số liệu: UBND huyện Hoài Đức [10])
Qua bảng số liệu thu NSNN huyện Hoài Đức từ năm 2010 đến 2014 cho thấy tình hình thu NSNN không đồng đều, do ảnh hưởng khó khăn từ nền kinh tế và sự thay đổi về quy định phân cấp quản lý NSNN của Thành phố Hà Nội giai đoạn 2011 - 2015.
Như trên bảng số liệu, năm 2010 là năm có số thu cao nhất là do Thành phố giao thu cấp quyền sử dụng đất các dự án trên địa bàn huyện. Tuy nhiên, tổng thu ngân sách nhà nước trên địa bàn chỉ đạt 79,2% do có khoản thu cấp quyền sử dụng đất chiếm tỷ trọng lớn trong tổng thu chưa hoàn thành (đạt 62%), lý do là các dự án đô thị chưa nhận đủ bàn giao mặt bằng và phải tạm dừng triển khai để rà soát quy hoạch. Khoản thu cấp quyền sử dụng đất rất lớn (chiếm tới 73% tổng thu), vừa là nguồn lực để kinh tế địa phương phát triển, vừa là thách thức trong cơ cấu thu, nguồn thu từ khoản này phải được đầu tư hợp lý vào các ngành kinh tế có khả năng đem lại nguồn thu thường xuyên (thu thường xuyên chỉ chiếm 24%).
Năm 2011: Thu NSNN năm này bị sụt giảm đáng kể so với năm 2010. Lý do là khoản thu cấp quyền sử dụng đất chiếm tỷ trọng lớn trong tổng thu không hoàn thành (đạt 30,3% so với dự toán), do các dự án đô thị chậm nộp tiền sử dụng đất vì chưa nhận đủ bàn giao mặt bằng. Tuy nhiên, tỷ lệ thu thường xuyên năm 2011 lại là năm cao nhất, các khoản thu đến từ thu phí, lệ phí trước bạ và thuế thu nhập cá nhân.
Năm 2012: Do ảnh hưởng từ khủng hoảng kinh tế và thị trường bất động sản đóng băng nên tiền sử dụng đất các dự án trên địa bàn huyện chiếm tỷ trọng lớn nhưng không thu được. Tổng thu ngân sách chỉ đạt 36,6% dự toán. Năm 2012 cũng là năm thực hiện Nghị quyết 13 của Chính phủ về các giải pháp nhằm tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, một số khoản thu của các doanh nghiệp được chậm nộp, gia hạn, giãn, giảm theo quy định nên các chỉ tiêu thu thuế đạt tỷ lệ thấp.
Năm 2013: Do nền kinh tế phục hồi chậm nên tình hình sản xuất kinh doanh