CHƯƠNG 2 : PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.3. Đánh giá thực trạng hoạt động quản lý nsnn huyện hoài đức
3.3.1. Kết quả đạt được
Sau khi có Luật NSNN, chính quyền địa phương các cấp đã quản lý điều hành ngân sách đạt kết quả khá tốt, góp phần từng bước ổn định tình hình tài chính - tiền tệ, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn NSNN đáp ứng ngày càng nhiều hơn cho yêu cầu thực hiện nhiệm vụ kinh tế - xã hội của địa phương. Kết quả và những tiến bộ của công tác quản lý NSNN theo quy định của Luật NSNN đã được thực tế chứng minh như sau:
2010 - 2014. Sự ổn định mức động viên đã góp phần tạo điều kiện cho các thành phần kinh tế tăng vốn đầu tư cho SXKD, đảm bảo cho NSNN đủ sức trang trải các nhu cầu chi tiêu của địa phương.
- Hiệu quả quản lý thu: Địa phương chủ động khai thác nguồn thu để tăng thu cho ngân sách địa phương, các cấp chính quyền ngày càng chăm lo hơn các nguồn thu từ các loại thuế, phí, lệ phí đảm bảo hoàn thành nhiệm vụ, đảm bảo nguồn thu chung của NSNN. Các cấp chính quyền càng nhận thức rõ hơn mối quan hệ giữa các cấp ngân sách trong việc thực hiện nhiệm vụ quản lý NSNN trên địa bàn. Vì vậy, các nguồn thu chủ yếu của NSNN hàng năm đều đạt và vượt so với dự toán.
- Hiệu quả quản lý chi: Chi NSNN từng bước được cơ cấu lại theo hướng xóa bỏ bao cấp, thực hiện cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm, tăng chi đầu tư xã hội, cơ sở hạ tầng, phát triển nguồn nhân lực, xóa đói giảm nghèo, phát triển nông nghiệp - nông thôn, bảo vệ môi trường, củng cố an ninh - quốc phòng. Nâng cao năng lực quản lý đảm bảo chi NS ngày càng tiết kiệm và hiệu quả cao.
- Chính sách, chế độ, tiêu chuẩn, định mức chi tiêu đối với một số khoản chi chủ yếu đã được chuẩn hóa, từ đó phát huy tính năng động sáng tạo của các cấp chính quyền, nhất là đối với chính quyền cấp xã.
- Đưa chu trình quản lý NSNN vào nề nếp sau khi luật NSNN có hiệu lực, quy trình lập, chấp hành và quyết toán NS đã được địa phương chấp hành nghiêm túc.
3.3.2. Những hạn chế chủ yếu Trong cơ cấu chi NS: Trong cơ cấu chi NS:
Cơ cấu chi đầu tư phát triển và chi thường xuyên ở Hoài Đức trong thời gian qua vẫn chưa hợp lý, còn quá chú trọng cho việc chi đầu tư phát triển, thiếu quan tâm cho chi thường xuyên, nhất là chi cho hoạt động sự nghiệp. Vì vậy, mặt bằng dân trí ở Hoài Đức nói chung còn thấp so với Thành phố, phát triển nguồn nhân lực chưa tương xứng với quá trình phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.
Cơ cấu chi đầu tư phát triển cũng còn nhiều bật cập như: chi đầu tư XDCB cũng chưa có trọng điểm, phần lớn chi XDCB cho cơ quan công quyền, đầu tư phát triển nguồn nhân lực còn thấp, chi đầu tư phát triển hạ tầng giao thông còn dàn trải,
chưa đạt hiệu quả cao.Về mục tiêu xây dựng các trường đạt chuẩn quốc gia cũng là một gánh nặng tài chính đối với huyện.
Về cơ cấu chi thường xuyên như: Khoa học công nghệ, môi trường, giáo dục - đào tạo, y tế, văn hóa - thông tin, phát thanh - truyền hình còn thấp, chi cho cơ quan quản lý hành chính, đảng, đoàn thể, an ninh, quôc phòng còn chiếm tỷ trọng lớn và phân bố tỷ trọng chưa phù hợp với xu hướng phát triển.
Trong lập dự toán chi NSNN:
Còn nặng về hình thức, còn nặng phân bổ dự toán từ trên xuống, coi nhẹ nhu cầu chi tiêu ở cấp dưới và chưa xem xét đúng mức đặc điểm, tình hình cụ thể trong kỳ kế hoạch. Điều này,dẫn đến dự toán được duyệt chưa công bằng giữa các đơn vị.
Trong lập dự toán ở địa phương, việc hướng dẫn và thông báo số kiểm tra về dự toán NS cho các đơn vị trực thuộc và UBND cấp dưới chưa cụ thể. Do vậy, tính hiện thực và tính khoa học của việc lập dự toán bị hạn chế.
Việc lập, quyết định, phân bổ giao dự toán chi NSNN ở địa phương phần lớn là do Phòng Tài chính - kế hoạch làm tham mưu. Điều này, dễ dẫn đến tình trạng chủ quan của cơ quan tham mưu có thể dẫn đến các quyết định thiếu chuẩn xác.
Cơ quan Tài chính các cấp ở địa phương chưa thực hiện đầy đủ việc xem xét dự toán của các đơn vị cơ sở được tổng hợp từ dưới lên, và nghe giải trình của đơn vị thụ hưởng NS để tham mưu cho UBND trình HĐND xét duyệt dự toán NSNN cho phù hợp với thực tế.
Công tác lập dự toán để thực hiện các nhiệm vụ được giao ở một số đơn vị dự toán chưa sát nên khi thực hiện phải điều chỉnh dự toán, việc chấp hành và điều hành dự toán được giao ở một số ý đơn vị dự toán, xã thị trấn chưa đảm bảo đúng các quy định.
Trong chấp hành dự toán chi NSNN:
Sự kết hợp giữa cơ quan Tài chính các cấp chưa chặt chẽ trong việc hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc, tạo điều kiện thuận lợi trong chấp hành chi NSNN ở địa phương.
Một vài địa phương có những quy định về mức chi chưa phù hợp với quy định của pháp luật làm ảnh hưởng đến cân đối NS.
Việc chi đầu XDCB còn dàn trải, kém hiệu quả, thất thoát còn nhiều; do còn tồn tại cơ chế “xin - cho”. Trình độ chuyên môn và năng lực quản lý của các Chủ đầu tư còn yếu, đội ngũ cán bộ làm công tác XDCB từ huyện đến xã còn thiếu và tính chuyên nghiệp chưa cao.
Quản lý chi thường xuyên đối với đơn vị thụ hưởng NSNN vẫn còn phổ biến tình trạng “bao cấp” làm cho đơn vị thiếu tự chủ về tài chính, dễ phát sinh tiêu cực, kém hiệu quả.
Cơ quan có thẩm quyền ban hành định chế tài chính thiếu quan tâm rà soát các chế độ, tiêu chuẩn, định mức hằng năm để ban hành cho phù hợp với tình hình thực tế, dẫn đến tình trạng rất phổ biến các chế độ, tiêu chuẩn, định mức không phù hợp với thực tế.
Cơ quan chức năng quản lý chi NSNN đối với đơn vị thụ hưởng NSNN đôi khi chưa thông nhất đã gây phiền hà, khó khăn cho đơn vị cơ sở.
Cơ quan Tài chính quản lý đơn vị dự toán cấp II, III, IV ở địa phương ít quan tâm kiểm tra, dẫn đến tình trạng chi tiêu kém hiệu quả, lãng phí còn nhiều.
Quản lý chi NSNN theo chương trình mục tiêu vẫn chưa bám sát tiến độ và hiệu quả.
Quản lý chi qua Kho bạc Nhà nước ở Hoài Đức khá tốt. Song, cũng còn hạn chế: Việc kiểm soát chi qua chứng từ quá nặng nề gây phiền hà, khó khăn cho đơn vị đôi khi còn thiếu công bằng trong xử lý.
Trong quyết toán chi NSNN:
Một số đơn vị dự toán phân công cán bộ làm công tác tài chính chưa đúng chuyên môn nghiệp vụ, ý thức trách nhiệm hạn chế. Cá biệt có một vài đơn vị dự toán, thủ trưởng chưa thực sự quan tâm sâu sát đến công tác sử dụng và quản lý ngân sách.
Trình tự phê duyệt tổng quyết toán chi NSĐP chưa được xem xét, phân tích, đánh giá chưa xác thực việc thực hiện các chỉ tiêu kinh tế - xã hội của địa phương.
Kiểm tra, thanh tra:
Kiểm tra, thanh tra trong quản lý chi NSNN từ khâu lập dự toán do cơ quan Tài chính các cấp đảm nhận và còn nặng theo chỉ tiêu phân bổ dự toán, chế độ, tiêu
chuẩn, định mức có phần không phù hợp với thực tế. Do vậy, việc kiểm tra, thanh tra xét duyệt ở một số đơn vị chưa phù hợp, chưa hiệu quả.
Việc kiểm tra, thanh tra trong khi chi NSNN được cơ quan Tài chính và Kho bạc Nhà nước kiểm tra, xét duyệt khá nghiêm ngặt về tính hợp pháp, hợp lệ của chứng từ nhưng ít quan tâm đến hiệu quả chi tiêu.
Việc kiểm tra, thanh tra sau khi chi NSNN do các cơ quan chức năng còn chồng chéo. Điều này, làm cho đơn vị phải làm việc với nhiều cơ quan kiểm tra, thanh tra, với nhiều kết luận khác nhau; gây phiền hà cho hoạt động của đơn vị trong năm kế hoạch. Hiệu quả công tác kiểm tra, thanh tra còn hạn chế.
Quản lý chi NSNN thường chưa quan tâm đến các đơn vị trực tiếp sử dụng NSNN tiết kiệm, có hiệu quả, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ; nên thiếu tính động viên, khuyến khích trong quản lý chi tiêu NSNN.
Xử lý vi phạm trong việc quản lý NSNN đôi khi chưa minh bạch, chưa công băng, còn chủ quan làm cho đơn vị bị xử lý không tôn trọng về kết quả xử lý vi phạm.
3.3.3. Nguyên nhân hạn chế Nguyên nhân khách quan Nguyên nhân khách quan
Lạm phát, khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế thế giới đã ảnh hưởng lớn đến phát triển kinh tế - xã hội.
Đầu tư của Thành phố về hạ tầng giao thông chưa kịp thời so với yêu cầu phát triển của địa phương.
Chế độ, chính sách cho cán bộ, nhất là cấp cơ sở còn nhiều bất cập. Nguyên nhân chủ quan
Vai trò lãnh đạo, năng lực điều hành và tổ chức thực hiện của chính quyền địa phương các cấp trên một số lĩnh vực còn hạn chế, chưa đạt yêu cầu đề ra.
Công tác dự báo tình hình chưa tốt, chỉ đạo thực hiện nhiệm vụ chưa nghiêm; việc sơ kết, tổng kết rút kinh nghiệm công tác tổ chức thực hiện các chủ trương chưa được quan tâm đúng mức.
Sự phối hợp giữa các ngành, địa phương chưa tốt; tính chủ động của người đứng đầu trong giải quyết công việc thuộc phạm vi được phân công từng nơi, từng lúc chưa được phát huy đúng mức; chất lượng, hiệu quả của công tác cải cách hành
CHƯƠNG 4: GIẢI PHÁP QUẢN LÝ NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC HUYỆN HOÀI ĐỨC