CHƯƠNG 2 : PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
4.3. Những giải pháp cơ bản quản lý nsnn huyện hoài đức
4.3.5. Đổi mới quy trình lập, chấp hành và quyết toán NSNN
Đổi mới quy trình lập và quyết định dự toán NSNN
- Hoàn thiện quy trình lập dự toán NS:
+ Quy trình lập dự toán NS phải đảm bảo yêu cầu, căn cứ lập dự toán theo Luật định, thực hiện đầy đủ đúng trình tự xây dựng dự toán, quyết định, phân bổ, giao dự toán NSNN. Trong quá trình lập dự toán NSNN cần chú ý 2 khâu then chốt là: Khâu hướng dẫn và số thông báo kiểm tra về dự toán cho các đơn vị thụ hưởng NSNN và khâu xem xét dự toán của các đơn vị thụ hưởng ngân sách gởi cho cơ quan Tài chính các cấp phải thận trọng thậm chí phải trao đổi thảo luận với đơn vị để làm sáng tỏ các nhu cầu về dự toán nhăm phục vụ tốt cho quá trình xét duyệt dự toán.
+ Xây dựng các chuẩn mực khoa học làm cơ sở, căn cứ cho việc lập và xét duyệt dự toán chi NS cho phù hợp với tình hình thực tế của địa phương. Cụ thể chi kinh phí hoạt động cho các đơn vị thụ hưởng NSNN thành 4 loại như sau: Kinh phí chi trả quỹ lương, kinh phí quản lý, kinh phí hoạt động sự nghiệp và kinh phí chi đầu tư XDCB.
- Đổi mới về quyết định dự toán NS:
+ Quyết định dự toán chi NSNN phải dựa vào các chuẩn mực khoa học đã được xác định, nhằm đảm bảo cho dự toán chi NSNN được duyệt phù hợp với khả năng cân đối ngân sách địa phương. Khâu xét duyệt dự toán giữa cơ quan Tài chính với từng đơn vị dự toán phải trao đổi, thảo luận để đi đến thống nhất về dự toán của các đơn vị. Trên cơ sở thống nhất về dự toán của đơn vị thụ hưởng NSNN cơ quan Tài chính tổng hợp dự toán ngân sách cấp mình thông qua UBND và trình HĐND cùng cấp quyết định dự toán NSNN nhằm đảm bảo cho dự toán xét duyệt được hợp lý hơn.
Hoàn thiện quá trình chấp hành NSNN
- Tổ chức thực hiện dự toán NSNN
+ Đối với chi đầu tư phát triển:
Cần cụ thể hóa dự toán NSNN được duyệt có chia ra từng quý, tháng để chỉ đạo quá trình thực hiện phải dựa trên những căn cứ, cơ sở khoa học, đảm bảo với tình hình thực tế. Vì vậy, việc cụ thể hóa dự toán NSNN được tiến hành theo trình tự như sau:
o Dự toán được duyệt chi đầu tư phát triển cả năm có chia ra từng quý, tháng theo tính quy luật của mùa vụ trong năm báo cáo.
o Xem xét từng dự toán được duyệt có nhu cầu chi theo yêu cầu thực tế dự kiến của năm kế hoạch để điều chỉnh tăng, giảm chi ở các quý, tháng cho phù hợp với tình hình thực tế của năm kế hoạch.
o Hình thành hạn mức chi cho đầu tư phát triển để lên kế họach tạm ứng, cấp phát vốn cho chi đầu tư phát triển, đảm bảo tiến độ của năm kế hoạch.
Phải cụ thể hóa dự toán NSNN được duyệt chia ra hàng quý, tháng và được tiến hành theo trình tự sau:
o Kinh phí đảm bảo chi quỹ lương và kinh phí quản lý được duyệt cả năm đều phải chia hàng quý, tháng và có tính mức tăng, giảm quỹ lương trong năm kế họach để điều chỉnh cho phù hợp.
o Kinh phí sự nghiệp được duyệt cũng phải chia ra từng quý, tháng có xem xét từng dự toán được duyệt có nhu cầu chi theo yêu cầu thực tế dự kiến của năm kế hoạch.
o Hình thành hạn mức chi thường xuyên để lên kế hoạch cấp phát kinh phí cho chi thường xuyên, đảm bảo theo tiến độ của năm kế hoạch.
- Chấp hành dự toán chi NSNN qua các hình thức cấp phát kinh phí:
+ Đối với chi đầu tư phát triển:
Cần xác định các khâu quan trọng như: Tiêu chuẩn được tham gia đấu thầu, đấu thầu công khai, mở rộng đối tượng giám sát tiến độ, chất lượng thi công, công khai tiêu chuẩn nền móng, vật tư tại công trình; cơ sở xem xét nghiệm thu quyết toán công trình, phải được kiểm tra chéo, đảm bảo tính khách quan. Các khâu này thực hiện tốt sẽ giúp tiến độ, chất lượng các dự án được đảm bảo, hiệu quả sử dụng vốn NS được nâng cao.
+ Đối với chi thường xuyên:
Có sự kết hợp giữa cơ quan Tài chính các cấp đảm bảo ngân sách cấp trên quan tâm hướng dẫn, kiểm tra, hỗ trợ, tạo điều kiện thuận lợi cho ngân sách cấp dưới. Ngược lại, ngân sách cấp dưới phải chấp hành theo hướng dẫn, chỉ đạo của ngân sách cấp trên và thông tin kịp thời cho ngân sách cấp trên những khó khăn, thuận lợi trong quá trình chấp hành ngân sách ở địa phương để cùng nhau giải quyết. Đồng thời, cần có sự kết hợp giữa các cơ quan chức năng quản lý NSNN đối với đơn vị thụ hưởng NS phải thông nhất trong quản lý nhằm tránh sự chông chéo không cần thiết.
Thực hiện tốt cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm về sử dụng kinh phí đối với các cơ quan hành chính, tự chịu trách nhiệm về sử dụng biên chế và kinh phí đối với
các đơn vị sự nghiệp công lập. Điều này giúp cho các đơn vị tự chủ về tài chính thực hiện kiểm soát, giám sát theo quy chế chi tiêu nội bộ sát với tình hình thực tế của đơn vị, khắc phục tình trạng chế độ, tiêu chuẩn, định mức quá lạc hậu không phù hợp với thực tế.
Đối với đơn vị chưa áp dụng cơ chế khoán chi hành chính thì các cơ quan thẩm quyền ban hành định chế tài chính phải quan tâm, rà soát các chế độ, tiêu chuẩn, định mức hàng năm để ban hành cho phù hợp với tình hình thực tế.
Cơ quan Tài chính các cấp cần quan tâm thường xuyên để chỉ đạo khắc phục những hạn chế của từng phương thức quản lý.
- Kiểm soát chi NSNN qua KBNN:
+ Đối với chi đầu tư phát triển
Trong các khoản chi đầu tư phát triển thì chi đầu tư xây dựng cơ bản là khoản chi lớn nhất, chủ yếu nhất và có nội dung quản lý phức tạp nhất trong chi đầu tư phát triển. Vì vậy, KBNN phải chú trọng kiểm soát tính cơ bản, trọng yếu các hồ sơ, chứng từ, thủ tục, trình tự chi đầu tư phát triển nói chung và chi XDCB nói riêng đúng pháp luật; nhằm nâng cao hiệu quả của công tác quản lý vốn đầu tư phát triển, đặc biệt là vốn xuất phát từ NSNN.
Việc cấp phát vốn chi cho đầu tư phát triển từ NSNN đòi hỏi phải tuân thủ các nguyên tắc sau:
o Cấp phát vốn đầu tư XDCB phải được thực hiện trên cơ sở chấp hành nghiêm chỉnh trình tự đầu tư và xây dựng theo quy trình của pháp luật hiện hành.
o Việc cấp phát vốn đầu tư XDCB phải đảm bảo đúng mục đích, đúng kế hoạch.
o Việc thực hiện cấp phát vốn đầu tư thực hiện theo mức độ thực tế hoàn thành kế hoạch theo đúng dự toán được duyệt.
o Cấp phát vốn đầu tư XDCB phải thực hiện kiểm tra bằng đồng tiền đối với việc sử dụng đúng mục đích, có hiệu quả.
Kho bạc Nhà nước đóng vai trò kiểm soát chặt chẽ mọi khoản chi của NSNN, đặc biệt là các khoản chi thường xuyên để đảm bảo và tăng cường hiệu quả kiểm soát, chi thường xuyên của NSNN cần phải tuân thủ nguyên tắc chi trực tiếp qua Kho bạc Nhà nước.
Tất cả các khoản chi NSNN phải kiểm tra, kiểm soát trước, trong và sau quá trình cấp phát, thanh toán, đảm bảo hội đủ các điều kiện về cấp phát thanh toán theo quy định của pháp luật.
Kho bạc Nhà nước có trách nhiệm kiểm soát các hồ sơ, chứng từ, điều kiện chi, thực hiện cấp phát, thanh toán kịp thời các khoản chi NSNN theo đúng quy định của pháp luật hiện hành.
Kho bạc Nhà nước tham gia với cơ quan Tài chính, cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền trong việc kiểm tra tình hình sử dụng NSNN và xác nhận số thực chi NSNN qua KBNN của các đơn vị sử dụng NSNN.
Phải kiểm tra tính cơ bản, trọng yếu các chứng từ, thủ tục, trình tự chi thường xuyên.