CHƯƠNG 2 : PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
4.1. Mục tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội huyện hoài đức giai đoạn 201 5-
2015 - 2020 và tầm nhìn đến 2030
4.1.1. Quan điểm phát triển
Phát triển kinh tế - xã hội Hoài Đức phù hợp với Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội Thủ đô đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050; Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội thành phố Hà Nội đến năm 2020, định hướng đến năm 2030; Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô đến năm 2030, tầm nhìn 2050 trên cơ sở có tính đến đặc thù riêng có của huyện và lợi thế so với các vùng lân cận.
Xây dựng Hoài Đức trở thành một trung tâm đô thị hiện đại của Thủ đô, là cửa ngõ lớn phía tây Thành phố. Lấy xây dựng đô thị, hạ tầng và phát triển dịch vụ đô thị là khâu đột phá trong phát triển kinh tế - xã hội của huyện.
Phát huy nội lực, sử dụng có hiệu quả các nguồn lực nhằm phát triển kinh tế - xã hội nhanh và bền vững, khai thác hiệu quả tiềm năng, lợi thế của huyện là nhân tố quyết định, thu hút nguồn lực từ bên ngoài là quan trọng.
Kết hợp chặt chẽ giữa phát triển kinh tế, xây dựng, quản lý đô thị với phát triển các lĩnh vực văn hóa, xã hội và bảo vệ mối trường sinh thái. Phát triển kinh tế phải gắn với đảm bảo quốc phòng, an ninh và trật tự an toàn xã hội.
Về Quản lý ngân sách nhà nước:
Tăng cường nguồn thu để bảo đảm nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. Chi tiêu tiết kiệm và hiệu quả, chống tham ô lãng phí trong sử dụng vốn NSNN. Bảo đảm cân đối thu, chi tích cực NS và đáp ứng các nhiệm vụ kinh tế - xã hôi trọng yếu của huyện. Khuyến khích NS các cấp khai thác mọi nguồn thu sẵn có và tiểm ẩn để tăng thu và bảo đảm nguồn thu ổn định. Thực hiện các chính sách khuyến khích đối với các cấp NS thực thu vượt kế hoạch so với dự toán NS. Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực trong lĩnh vực quản lý NSNN ở địa phương.
4.1.2. Mục tiêu
4.1.2.1. Mục tiêu tổng quát
Phát triển Hoài Đức trở thành trung tâm đô thị, là cửa ngõ phía Tây của Thủ đô với đặc trưng là kinh tế dịch vụ đô thị kết hợp với dịch vụ của vùng đệm sinh thái xanh. Phát huy lợi thế vị trí thuận lợi về giao thông, khả năng thu hút đầu tư để đẩy nhanh xây dựng hệ thống cơ sở hạ tầng, lấy xây dựng phát triển đô thị làm khâu đột phá, lấy phát triển kinh tế dịch vụ làm động lực phát triển và chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Phấn đấu đến năm 2020 Hoài Đức trở thành một vùng đô thị mới phát triển có hệ thống giao thông tương đối hoàn chỉnh. Đến năm 2030 Hoài Đức trở thành trung tâm đô thị hiện đại của Thành phố, có kết cấu hạ tầng hiện đại, đồng bộ, mối trường trong lành, có cơ cấu kinh tế Dịch vụ - Công nghiệp - Nông nghiệp kết hợp dịch vụ du lịch sinh thái, duy trì sự phát triển hiệu quả, bền vững các làng nghề và ngành nghề truyền thống. Phát triển toàn diện hệ thống giáo dục và dạy nghề, đầu tư phát triển đạt chuẩn quốc gia về y tế cơ sở và làm tốt công tác chăm sóc sức khỏe nhân dân. Xây dựng hệ thống chính trị vững mạnh, giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội.
4.1.2.2. Mục tiêu cụ thể
Về kinh tế
Tốc độ tăng trưởng GTSX trên địa bàn bình quân giai đoạn 2015 - 2020 khoảng 14 - 15%/năm, giai đoạn 2021 - 2030 là 12,5 - 13,5%/năm.
Bảng 4.1: Cơ cấu kinh tế huyện Hoài Đức giai đoạn 2020 - 2030
Năm 2020 Năm 2030
Công nghệp, xây dựng 37-38% 20-21%
Dịch vụ 58-60% 78-80%
Nông nghiệp 4-5% 1-2%
Thu nhập bình quân đầu người đạt khoảng 7.000 USD năm 2020 và 16.000 - 17.000 USD năm 2030.
Về xã hội
Tốc độ tăng dân số cơ học nhanh do đô thị hóa: quy mô dân số đến năm 2020 khoảng 285.000 người, đến năm 2030 khoảng 465.000 người.
Chú trọng nâng cao chất lượng giáo dục ở tất cả các bậc học phấn đấu đưa tỷ lệ các trường (từ mầm non đến trung học phổ thông) đạt chuẩn quốc gia là 50-55% vào năm 2015 và 70-75% vào năm 2020. Chú trọng giáo dục hướng nghiệp, phát triển đào tạo nghề, phù hợp với yêu cầu phát triển kinh tế huyện. Nâng tỷ lệ lao động qua đào tạo trên 60% vào năm 2015 và trên 70% vào năm 2020; Hàng năm giải quyết việc làm khoảng 4000 - 4500 lao động.
Chú trọng phát triển các hoạt động bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe, tăng tuổi thọ cho nhân dân. Giảm tỷ lệ suy dinh dưỡng trẻ em dưới 5 tuổi nhẹ cân còn dưới 8,5% theo cân nặng và 16,6% theo chiều cao vào năm 2015 và dưới 5% theo cân nặng và 12,5% theo chiều cao vào năm 2020. Giảm hộ nghèo bình quân 1,5 - 1,8% giai đoạn 2011 - 2015 và 1,4 - 1,5% giai đoạn 2016 - 2020.
Nâng cao chất lượng, hiệu quả phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa mới”. Đến năm 2015 có 85% số hộ được công nhận Gia đình văn hóa; 60% thôn làng được công nhận và giữ vững danh hiệu Làng văn hóa, 65% đơn vị được công nhận Đơn vị văn hóa; 100% xã, thị trấn có khu vui chơi và sân bãi thể dục thể thao; 30 - 35% dân số tập luyện thể dục thể thao thường xuyên và trên 20% số gia đình đạt tiêu chuẩn gia đình thể thao. Đến năm 2020 có 90% số hộ được công nhận Gia đình văn hóa; 70% thôn làng được công nhận Làng văn hóa; trên 70% đơn vị được công nhận Đơn vị văn hóa; 100% xã, thị trấn, thôn có nhà văn hóa theo tiêu chí nông thôn mới; 45 - 50% dân số tập luyện thể dục thể thao thường xuyên và trên 25% số gia đình đạt tiêu chuẩn gia đình thể thao.
Đến năm 2020 có 100% số xã cơ bản đạt 19 tiêu chí xây dựng nông thôn mới.
Về vệ sinh và môi trường
Giải quyết căn bản tình trạng ô nhiễm mối trường, cải thiện chất lượng mối trường, đảm bảo nguồn nước hợp vệ sinh cho nhân dân. Đến năm 2015, toàn bộ nước thải, chất thải các cơ sở sản xuất kinh doanh, các cụm, điểm công nghiệp, làng nghề được xử lý tập trung tại chỗ, nước thải sinh hoạt các khu dân cư được thu gom tập trung; đến năm 2020 toàn bộ 100% nước thải sản xuất và sinh hoạt được xử lý, 100% rác thải được thu gom xử lý.
Tỷ lệ dân số được sử dụng nước sạch (từ nguồn nước sống Đà) đạt từ 80 - 85% vào năm 2015 và đạt 95 - 98% vào năm 2020, dân số còn lại sử dụng nước ngầm được xử lý đạt yêu cầu nước sạch, hợp vệ sinh.
An ninh quốc phòng
Giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, nhanh chóng ngăn chặn và đẩy lùi từng bước tệ nạn xã hội; thường xuyên chú trọng xây dựng và củng cố lực lượng dân quân tự vệ, lực lượng dự bị động viên, xây dựng thế trận quốc phòng toàn dân và an ninh nhân dân vững mạnh.
Về quản lý ngân sách
Trên cơ sở đẩy mạnh tốc độ tăng trưởng và phát triển kinh tế - xã hội không ngừng tăng thu nhằm thỏa mãn nhu cầu chi để phát triển huyện Hoài Đức theo định hướng đã đề ra.
Xác lập cơ cấu chi hợp lý, góp phần chuyển đổi cơ cấu kinh tế huyện theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa.
Tập trung đầu tư có trọng điểm kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội, làm cơ sở đưa Hoài Đức trở thành trung tâm đô thị hiện đại của Thủ đô.
Mở rộng dân chủ trong phân cấp quản lý chi NSNN ở địa phương, phát huy tối đa tính sáng tạo, tự chủ, tự chịu trách nhiệm của các cấp ngân sách ở địa phương trong việc khai thác nguồn thu và mở rộng đầu tư.
Từng bước lành mạnh hóa ngân sách huyện, bảo đảm cân đối NS một cách tích cực, bền vững, đáp ứng đầy đủ các nhiệm vụ kinh tế - xã hội trong giai đoạn tới.