CHƯƠNG 2 : PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1. Khái quát tình hình kinh tế xã hội huyện hoài đức
3.1.1. Đặc điểm địa lý - tự nhiên
Từ ngày 01/8/2008, cùng với toàn bộ tỉnh Hà Tây, huyện Mê Linh của tỉnh Vĩnh Phúc và 04 xã của huyện Lương Sơn, Hòa Bình, huyện Hoài Đức được sáp nhập vào thành phố Hà Nội.
Trong suốt quá trình hình thành và phát triển, qua nhiều lần tách, nhập, điều chỉnh địa giới hành chính, song Hoài Đức vẫn được nhắc đến như một vùng đất giàu truyền thống văn hiến, kiên cường đấu tranh cách mạng, cần cù, sáng tạo trong lao động sản xuất, đến nay cơ cấu hành chính của huyện gồm 19 xã và 01 thị trấn, diện tích 82,67 km2, dân số 198.424 người với tổng số 48.776 hộ, 132 thôn và tương đương thôn. Huyện có 54 làng cổ truyền thống, 12 làng nghề truyền thống và 191 di tích lịch sử văn hóa có giá trị, trong đó có 81 di tích đã được Nhà nước ra quyết định xếp hạng cấp quốc gia và cấp thành phố.
Với vị trí địa lý :
- Phía Bắc giáp huyện Đan Phượng. - Phía Tây giáp huyện Quốc Oai. - Phía Nam giáp quận Hà Đông. - Phía Đông giáp quận Nam Từ Liêm.
Hoài Đức trở thành một cửa ngõ quan trọng của thủ đô Hà Nội với nhiều huyết mạch giao thông quan trọng như Đại lộ Thăng Long, quốc lộ 32, các trục tỉnh lộ 422, 423 và nhiều dự án như đường vành đai 4 và các khu đô thị
Trong những năm vừa qua, với những thuận lợi khó khăn đan xen tốc độ đô thi hóa nhanh theo quy hoạch kinh tế - xã hội của thủ đô Hà Nội đến năm 2020 quá nửa huyện Hoài Đức trở thành đô thị đất canh tác bị thu hồi các khu đô thị mới mọc lên sự thay đổi này có những măt thuận lợi song cũng có những mặt khó khăn vì nó tác động trực tiếp đến tât cả các lĩnh vực kinh tế - xã hội và tập quán của nhân dân.
3.1.2. Tình hình kinh tế - xã hội huyện Hoài Đức
Với mục tiêu phát triển huyện Hoài Đức trở thành trung tâm đô thị hiện đại của Thành phố Hà Nội, có kết cấu hạ tầng hiện đại, đồng bộ, môi trường trong lành, có cơ cấu kinh tế Dịch vụ - Công nghiệp - Nông nghiệp kết hợp dịch vụ du lịch sinh thái, duy trì sự phát triển hiệu quả, bền vững các làng nghề và ngành nghề truyền thống, chính quyền và nhân dân huyện Hoài Đức đã nỗ lực thực hiện các nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội và đã đạt được những kết quả: cơ cấu kinh tế dịch chuyển theo đúng hướng, giảm tỷ trọng trong lĩnh vực nông nghiệp, tăng dần tỷ trọng lĩnh vực phi nông nghiệp, cụ thể năm 2014 như sau: Nông nghiệp chiếm 6,4%; Công nghiệp - Xây dựng chiếm 54,3%, Thương mại - Dịch vụ chiếm 39,3%.
Hình 3.1: Cơ cấu kinh tế huyện Hoài Đức
(Nguồn số liệu: UBND Thành phố Hà Nội [14])
Công nghiệp - Tiểu thủ công nghiệp là thế mạnh phát triển của huyện với nhiều làng nghề thủ công truyền thống; Các ngành sản xuất, kinh doanh chủ yếu là: dệt kim, sản xuất bánh kẹo, hàng nông sản, đồ thờ tượng phật, cơ khí… Nhìn chung sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp trên địa bàn huyện cơ bản ổn định, các mặt hàng sản xuất các làng nghề có khả năng tiêu thụ tốt.
Về nông nghiệp, tổng diện tích gieo trồng năm 2014 là 7.924,4 ha (trong đó diện tích cây lúa là 4.475,5 ha; cây màu là 3.448,9ha), tổng sản lượng lương thực là 26.264 tấn; chăn nuôi đạt 117 tỷ đổng, tổng sản lượng thịt hơi các loại là 17.140 tấn. Về xây dựng nông thôn mới, huyện đã được Thành phố công nhận 10 xã (52,6%) đạt chuẩn nông thôn mới giai đoạn 2011-2015. Trong đó xã Yên Sở được chọn là xã đạt thành tích xuất sắc tiêu biểu trong 50 xã đạt chuẩn nông thôn mới của Hà Nội và là một trong 27 xã tiêu biểu của toàn quốc.
Cơ sở hạ tầng đã được quan tâm đầu tư đúng mức. Đường giao thông nông thôn đã được bê tông hóa đến từng ngõ, xóm.
Mạng lưới y tế hầu như phủ kín các xã, thị trấn. 100% xã, thị trấn đều có trạm y tế. Bảo đảm công tác chăm sóc sức khỏe cho nhân dân.