CHƯƠNG 2 : PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.2. Thực trạng quản lý NSNN huyện Hoài Đức
3.2.1. Kết quả thu NSNN huyện Hoài Đức 2010 – 2014
Trong những năm qua (2010 – 2014), các cấp chính quyền huyện Hoài Đức đã triển khai công tác thu một cách quyết liệt. Ngay từ đầu các năm, UBND huyện Hoài Đức đã thành lập Ban chỉ đạo điều hành ngân sách, Ban chống thất thu ngân sách và đôn đốc thu hồi nợ đọng thế để chỉ đạo ngành thuế và các phòng, ban, ngành, các xã, thị trấn triển khai tốt công tác thu nộp ngân sách các năm. Kết quả thực hiện thu ngân sách được thể hiện qua bảng số liệu sau:
Bảng 3.1: Thu NSNN trên địa bàn huyện Hoài Đức giai đoạn 2010 - 2014
Đơn vị tính: triệu đồng
Năm
Chỉ tiêu 2010 2011 2012 2013 2014 THU NGÂN SÁCH 882.029,20 434.790,80 241.749,60 290.718,10 432,550.00
Thuế CTN ngoài quốc
doanh 160.846,20 174.487,50 114.151,00 83.513,50 98,850.00
Thuế môn bài 2.002,90 2.642,60 2.866,80 3.155,00 Thuế CTN khác 158.843,30 171.844,90 111.284,20 80.358,50
Thu lệ phí trước bạ 16.998,20 51.909,50 20.626,00 30.129,50 48,000.00
Năm Chỉ tiêu 2010 2011 2012 2013 2014 Lệ phí trước bạ xe máy 12.075,90 46.785,80 14.845,30 22.563,80 Thuế đất ở 1.976,40 3.385,10 10.545,90 13.298,60 14,500.00 Thu phí và lệ phí 2.246,60 2.585,90 2.290,70 7.402,40 4,300.00 Thu cấp quyền sử dụng đất 641.365,20 122.586,70 2.271,30 87.801,50 200,000.00 Thu cấp quyền sử dụng đất 633.929,40 120.000,00 Thu đấu giá quyền sử
dụng đất 7.435,80 2.586,70 87.801,50
Thu tiền thuê đất 4.994,20 9.129,70 13.658,20 12.688,60 15,200.00
Thu khác của ngân
sách 2.026,00 5.821,70 4.416,70 13.181,80 7,000.00
Thuế thu nhập cá
nhân 13.705,50 33.636,20 25.020,50 26.260,10 32,200.00
Thu tại xã 34.005,30 27.689,30 45.350,00 11.609,40 12,500.00
Thu thường xuyên 5.484,10 4.348,10 5.006,50 4.833,40 5,400.00 Thu đền bù đất công 19.440,40 22.045,00 37.362,20 3.307,40 6,600.00 Thu đóng góp 9.080,80 1.296,20 2.981,30 3.468,60 500.00 Các khoản ghi thu
ngân sách 3.865,60 3.559,20 3.419,30 4.832,70 Ghi thu học phí khối
THCS và mầm non 3.672,40 Ghi thu sự nghiệp Đài
truyền thanh 193,20 Ghi thu quỹ đóng góp
xây dựng trường Ghi thu lệ phí đấu giá QSD đất ở
Hình 3.2: Thu ngân sách huyện Hoài Đức giai đoạn 2010 - 2014 (Nguồn số liệu: UBND huyện Hoài Đức [10])
Qua bảng số liệu thu NSNN huyện Hoài Đức từ năm 2010 đến 2014 cho thấy tình hình thu NSNN không đồng đều, do ảnh hưởng khó khăn từ nền kinh tế và sự thay đổi về quy định phân cấp quản lý NSNN của Thành phố Hà Nội giai đoạn 2011 - 2015.
Như trên bảng số liệu, năm 2010 là năm có số thu cao nhất là do Thành phố giao thu cấp quyền sử dụng đất các dự án trên địa bàn huyện. Tuy nhiên, tổng thu ngân sách nhà nước trên địa bàn chỉ đạt 79,2% do có khoản thu cấp quyền sử dụng đất chiếm tỷ trọng lớn trong tổng thu chưa hoàn thành (đạt 62%), lý do là các dự án đô thị chưa nhận đủ bàn giao mặt bằng và phải tạm dừng triển khai để rà soát quy hoạch. Khoản thu cấp quyền sử dụng đất rất lớn (chiếm tới 73% tổng thu), vừa là nguồn lực để kinh tế địa phương phát triển, vừa là thách thức trong cơ cấu thu, nguồn thu từ khoản này phải được đầu tư hợp lý vào các ngành kinh tế có khả năng đem lại nguồn thu thường xuyên (thu thường xuyên chỉ chiếm 24%).
Năm 2011: Thu NSNN năm này bị sụt giảm đáng kể so với năm 2010. Lý do là khoản thu cấp quyền sử dụng đất chiếm tỷ trọng lớn trong tổng thu không hoàn thành (đạt 30,3% so với dự toán), do các dự án đô thị chậm nộp tiền sử dụng đất vì chưa nhận đủ bàn giao mặt bằng. Tuy nhiên, tỷ lệ thu thường xuyên năm 2011 lại là năm cao nhất, các khoản thu đến từ thu phí, lệ phí trước bạ và thuế thu nhập cá nhân.
Năm 2012: Do ảnh hưởng từ khủng hoảng kinh tế và thị trường bất động sản đóng băng nên tiền sử dụng đất các dự án trên địa bàn huyện chiếm tỷ trọng lớn nhưng không thu được. Tổng thu ngân sách chỉ đạt 36,6% dự toán. Năm 2012 cũng là năm thực hiện Nghị quyết 13 của Chính phủ về các giải pháp nhằm tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, một số khoản thu của các doanh nghiệp được chậm nộp, gia hạn, giãn, giảm theo quy định nên các chỉ tiêu thu thuế đạt tỷ lệ thấp.
Năm 2013: Do nền kinh tế phục hồi chậm nên tình hình sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp và hộ kinh doanh trên địa bàn huyện vẫn gặp khó khăn, kinh doanh bất động sản trầm lắng, đồng thời các doanh nghiệp, hộ kinh doanh theo quy định của nhà nước tiếp tục được xét giảm, giãn, hoãn, chậm nộp thuế nên tiến độ thu và số thu vào Ngân sách đạt thấp.
Năm 2014: Tổng thu ngân sách trên địa bàn huyện đạt 127% dự toán, thể hiện là năm nền kinh tế có sự tăng trưởng. Tuy nhiên, số lớn cũng đến từ khoản thu cấp quyền sử dụng đất (chiếm 46% tổng thu).
Bảng 3.2: Tốc độ tăng trưởng và tỷ lệ động viên GDP vào NSĐP
Đơn vị tính: % Năm
Chỉ tiêu
2010 2011 2012 2013 2014
Tốc độ tăng trưởng kinh tế 16,9 12,1 8,1 0,3 12,2 Thực hiện tỷ lệ động viên GDP vào NS 10,8 11,5 4,9 6,1 8,7
(Nguồn số liệu: UBND huyện Hoài Đức [10])
Tốc độ tăng trưởng kinh tế giai đoạn 2010 - 2014 trung bình là 9,9%, tỷ lệ động viên GDP vào NSNN trong giai đoạn này là 8,4%. Giai đoạn 2011 - 2013, do ảnh hưởng từ khó khăn của nền kinh tế, đặc biệt là thị trường Bất động sản đã ảnh hưởng rất lớn tới nguồn thu NSNN và tỷ lệ động viên GDP vào NSNN của huyện.
- Thu thuế, phí và lệ phí
Các luật thuế ra đời áp dụng chung cho mọi thành phần kinh tế đã đáp ứng được yêu cầu động viên của Nhà nước trong điều kiện chuyển sang nền kinh tế nhiều thành phần, nhiều ngành nghề mới phát triển.
- Số tiền thu phí và lệ phí trong tổng thu NSNN trên địa bàn huyện bình quân giai đoạn 2010 - 2014 chiếm 8,6%.
3.2.2. Kết quả chi NSNN huyện Hoài Đức 2010 – 2014
Giai đoạn 2010 – 2014, Chính quyền huyện Hoài Đức đã tập trung chỉ đạo và điều hành chi ngân sách theo dự táon nghị quyết HĐND huyện giao, đáp ứng đầy đủ và kịp thời các khoản chi thường xuyên và cơ bản đáp ứng thực hiện các nhiệm vụ chính trị của huyện. Số liệu cụ thể như sau:
Bảng 3.3: Chi NSĐP huyện Hoài Đức giai đoạn 2010 - 2014
Đơn vị tính: triệu đồng Năm Chỉ tiêu 2010 2011 2012 2013 2014 Tổng chi NSĐP 1.018.983,60 868.060,60 1.100.177,00 839.724,30 876.781,9 A - Chi thường xuyên 235.327,90 316.390,70 457.456,20 453.789,50 421.567,00 B - Chi đầu tư phát
triển 742.709,80 494.908,10 638.425,90 322.039,50 454.725,00 C - Chi chuyển nguồn 36.924,50 52.803,80 602,40 59.027,60 4.899,00 D - Các khoản ghi chi 3.820,60 3.559,20 3.419,30 4.832,70 - E - Hoàn trả NS Thành phố 200,80 398,80 273,20 35,00 -
(Nguồn số liệu: UBND huyện Hoài Đức [10])
Hình 3.3: Chi ngân sách huyện Hoài Đức giai đoạn 2010 - 2014
Từ bảng Chi NSĐP huyện Hoài Đức từ 2010 - 2014 cho thấy tổng chi tương đối ổn định. Về mặt quản lý chi, UBND huyện đã tập trung chỉ đạo và điều hành ngân sách theo dự toán nghị quyết HĐND huyện giao, đáp ứng đầy đủ và kịp thời các khoản chi thường xuyêm và cơ bản đáp ứng thực hiện các nhiệm vụ chính trị của huyện như Đại hội Đảng bộ các cấp, kỷ niệm các ngày lễ lớn của huyện, Thành phố và đất nước. Tuy nhiên, năm 2011 chi NSNN so với dự toán chỉ đạt 62,1% là do năm 2011 là năm thực hiện Nghị quyết số 11/NQ-CP ngày 24/02/2011 của Chính phủ về những biện pháp chủ yếu tập trung kiềm chế làm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, đảm bảo an sinh xã hội nên việc đầu tư của một số đơn vị không được thực hiện.
- Tỷ lệ trung bình chi thường xuyên của NS huyện Hoài Đức giai đoạn 2010 - 2014 là 40,6%.
- Tỷ lệ trung bình chi đầu tư phát triển của NS huyện Hoài Đức giai đoạn 2010 - 2014 là 55,6%.
Cơ cấu chi NSNN của huyện Hoài Đức trong giai đoạn này phần lớn là chi Đầu tư phát triển. Điều này cho thấy chính quyền huyện Hoài Đức đã quan tâm nhiều hơn đến sự phát triển lâu dài của huyện. Trong Chi đầu tư phát triển, chiếm tỷ trọng lớn là các khoản chi cơ sở vật chất cho các trường phấn đấu đạt chuẩn quốc gia và công tác xây dựng nông thôn mới góp phần phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn huyện.