Phân tích SWOT khi mở rộng kênh phân phối sản phẩm kem que qua hệ

Một phần của tài liệu Triển vọng và giải pháp phát triển kênh phân phối kem que thủy tạ thông qua hệ thống siêu thị tại hà nội (Trang 64 - 66)

hệ thống siêu thị

Các giải pháp trước hết phải phụ thuộc vào mục tiêu chung của công ty, đồng thời xác định được điểm mạnh điểm yếu, cơ hội thách thức chính là cơ sở tốt nhất để đưa ra các giải pháp phù hợp.

Cơ hội

- Sự phát triển nhanh chóng của hệ thống siêu thị.

- Thói quen mua sắm trong siêu thị tăng lên.

- Người tiêu dùng đã có thói quen mua kem que mang về.

- Ngoài kem Wall, chưa có sản phẩm kem que nào xâm nhập hệ thống siêu thị.

- Các sản phẩm từ sữa được chính phủ khuyến khích

Thách thức

- Sản phẩm tiêu dùng theo mùa vụ - Nhu cầu của người tiêu dùng ngày càng phong phú, đa dạng: đòi hỏi không chỉ về hương vị mà còn về kiểu dáng, mẫu mã sản phẩm kem. - Khả năng xâm nhập của các hãng kem nước ngoài trong tương lai, đặc biệt là sự mở rộng của Wall.

- Các vụ dịch bệnh, ngộ độc xảy ra ngày càng nhiều, yếu tố nguyên vật liệu đầu vào sạch ngày càng khan hiếm, giá cả nguyên vật liệu tăng

Điểm mạnh

- Khả năng đổi mới bao bì, phương thức đóng gói.

- Khả năng cải tiến hương vị sản phẩm.

Điểm yếu

- Độ tan chảy của sản phẩm cao. - Ngân sách cho các hoạt động xúc tiến hỗn hợp còn thấp.

- Sự sẵn sàng của các trung gian thương mại là siêu thị.

- Nguồn lực về: nhân sự giao hàng, giám sát bán; xe chuyên chở;

- Nhà máy sản xuất nằm trên địa bàn Hà Nội, thuận lợi trong sử dụng kênh 1 cấp hiện tại.

vực quận dẫn đến chưa có các số liệu phân tích cụ thể tổng quát về hoạt động của siêu thị.

- Bao gói của kem que chưa phù hợp với hình thức mua về.

- Chính sách cho siêu thị còn chưa hoàn thiện

3.1.3. Đánh giá chung

Có thể nói với sự biến đổi của xu thế thị trường, để đáp ứng nhu cầu của người dân và ngăn cản sự xâm nhập của đối thủ cạnh tranh, việc mở rộng kênh phân phối sản phẩm kem que qua hệ thống siêu thị là có thể thực hiện được tuy nhiên cần phải có những sự cải tiến nhất định về bản thân kênh phân phối hiện tại, sản phẩm. giá cả, phương thức đóng gói.

Việc thiết kế kênh phân phối mới trong thời điểm hiện tại là không khả thi do các điều kiện về nguồn lực của doanh nghiệp và cũng là để giảm bớt chi phí, tận dụng hiệu quả kênh phân phối hiện tại.

Hơn thế nữa với số lượng 49 siêu thị trên địa bàn Hà nội, đây không phải con số lớn, hơn nữa các siêu thị thường đặt hàng với quy mô đơn hàng khá lớn, việc chuyên chở trực tiếp từ công ty tới các siêu thị là hoàn toàn có thể thực hiện được.

Vì vậy công ty nên nỗ lực tập trung hoàn thiện kênh phân phối hiện tại, có những thay đổi cần thiết để phù hợp đặc tính sản phẩm kem que chứ không tiến hành thiết kế kênh mới.

Do những quy định của siêu thị, việc sử dụng đồ ăn, nước uống trong siêu thị là không được phép, do đó khi đưa sản phẩm kem que vào hệ thống siêu thị cần định hướng đây là dòng sản phẩm mang về, không còn là dòng

kem ăn ngay, do đó cần có những thay đổi nhất định trong sản phẩm, thậm chí là phương án thay đổi nhãn hiệu để phân biệt dòng kem que mang về và dòng kem que ăn ngay nếu sản phẩm có sự khác biệt quá lớn.

Đối với dòng kem mang về, đối tượng khách hàng thường hướng tới là các hộ gia đình. Tương tự như vậy, sản phẩm kem que bán trong hệ thống siêu thị nên tập trung vào nhóm khách hàng hộ gia đình.

Một phần của tài liệu Triển vọng và giải pháp phát triển kênh phân phối kem que thủy tạ thông qua hệ thống siêu thị tại hà nội (Trang 64 - 66)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(105 trang)
w