Thực trạng kênh phân phối kem que của một vài đối thủ cạnh tranh chính

Một phần của tài liệu Triển vọng và giải pháp phát triển kênh phân phối kem que thủy tạ thông qua hệ thống siêu thị tại hà nội (Trang 49 - 51)

Kem Kido´s với chiến lược đa dạng hoá sản phẩm để trở thành doanh nghiệp đứng đầu trong sản xuất kem vì vậy công ty này có chiến lược phân phối rộng khắp. Họ thiết lập 150 nhà phân phối của mình trên toàn quốc với 10000 điểm bán lẻ sản phẩm. Không những vậy Kido´s có thể tận dụng hàng nghìn điểm bán lẻ của công ty mẹ (công ty cổ phần Kinh Đô ). Với hệ thống kênh này doanh nghiệp đặt trọng tâm bao phủ thị trường và phù hợp sản phẩm trung và bình dân ( kem cây) có thể vận chuyển bằng xe chuyên dụng cho các đại lý và có thể bảo quản được nhờ hệ thống làm lạnh.

Kido’s sử dụng kênh song song: có 3 nhà phân phối ở 3 thành phố lớn nhưng cũng đồng thời là là nhà phân phối trực tiếp cho các đại lý.

Hình 2.1: Sơ đồ kênh phân phối sản phẩm kem Kido’s

Công ty cổ phần kem Kido Đại lý/nhà bán lẻ Nhà phân phối tỉnh/thành phố Đại lý/Nhà bán buôn Đại lý bán buôn Đại lý/nhà bán lẻ Đại lý/nhà bán lẻ

Nguồn: phòng thị trường công ty cổ phần Thủy Tạ

Trên địa bàn Hà Nội, kem Kido’s sử dụng kênh 2 cấp hoặc 3 cấp. Các đại lý, cửa hàng bán lẻ có thể lấy sản phẩm thông qua nhà phân phối của công ty tại Hà Nội hoặc thông qua các đại lý bán buôn. Điều này là do nhà máy sản xuất kem Kido’s được đặt ở thành phố Hồ Chí Minh.

Trên địa bàn Hà Nội Kido’s có 830 điểm bán trong đó tập trung nhiều nhất ở 2 quận Hai Bà Trưng và Đống Đa. Kem Kido’s hiện nay cũng có mặt ở hầu hết các siêu thị trên địa bàn Hà Nội.

Kênh phân phối của đối thủ cạnh tranh tiếp theo cần xem xét là kem Vinamilk ưu thế về mảng thị trường kem hộp ăn tại gia đình, cùng với đó với hệ thống phân phối rộng rãi qua các chi nhánh và đại diện bán của mình thì mọi gia đình có thể tìm thấy kem của Vinamilk xung quang khu dân cư của mình.

Hệ thống phân phối của Vinamilk có khả năng bao phủ thị trường rộng. Các đại diện bán luôn phải tuân thủ theo hợp đồng đã ký kết giữa họ và công ty và hàng tháng hưởng hoa hồng cùng với khoản thu cố định là 1% doanh số bán. Vinamilk có rất nhiều đại lý, điểm bán chuyên về thực phẩm từ sữa.

Hai công ty trên đều sử dụng kênh hai cấp và ba cấp là chủ yếu tức là có nhà phân phối tỉnh/thành phố, người bán buôn rồi người bán lẻ, bởi vì họ đều muốn bao phủ thị trường đáp ứng tối đa yêu cầu của khách hàng.

Riêng kem Tràng Tiền chỉ kinh doanh trên địa bàn Hà Nội nên sử dụng kênh không cấp và kênh một cấp. Điểm bán kem Tràng Tiền tại số 1 Tràng Tiền vừa là cơ sở sản xuất, với số lượng tiêu thụ lớn, vào những ngày nắng nóng, các tối thứ 7, chủ nhật, ngày lễ, tại điểm bán này luôn thu hút một số lượng lớn thanh niên.

Các sản phẩm của Tràng Tiền bán rất chạy trên thị trường Hà Nội tuy nhiên khó có khả năng đưa sản phẩm ra các thị trường khác nếu không có những cải tiến về nghệ, bao gói…

Một phần của tài liệu Triển vọng và giải pháp phát triển kênh phân phối kem que thủy tạ thông qua hệ thống siêu thị tại hà nội (Trang 49 - 51)