Các phƣơng pháp nghiên cứu cụ thể

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Quản lý ngân sách nhà nước huyện Lộc Bình, tỉnh Lạng Sơn (Trang 30 - 33)

CHƢƠNG 2 PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.2. Các phƣơng pháp nghiên cứu cụ thể

2.2.1. Phƣơng pháp thu thập thông tin Phƣơng pháp thu thập dữ liệu thứ cấp

Những dữ liệu thứ cấp đƣợc sử dụng trong nghiên cứu bao gồm các sách, báo, tạp chí, các văn kiện, nghị quyết, các công trình đã đƣợc xuất bản, các số liệu về tình hình cơ bản của địa bàn nghiên cứu, số liệu thống kê phản ánh kết quả sản xuất kinh doanh, điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội của Huyện. Ngoài ra tác giả còn tham khảo các kết quả nghiên cứu đã công bố của các cơ quan nghiên cứu, các nhà khoa học.

Sử dụng các số liệu thống kê có sẵn của các bộ phận có liên quan nhƣ: các phòng, ban chuyên môn của Huyện; của các xã, thị trấn theo từng địa bàn, từng mốc thời gian, từng giai đoạn, từng nguồn thu, từng khoản chi, hiệu quả của việc thu chi...

Dữ liệu thứ cấp: Sử dụng báo cáo quyết toán hàng năm của Huyện và của các đơn vị, các xã, phƣờng từ cơ quan: KBNN, Chi cục thuế và cơ quan tổng hợp là Phòng Tài chính- Kế hoạch huyện Lộc Bình Cụ thể:

Tổng hợp chung quyết toán NSNN huyện Lộc Bình năm 2012, 2013 , 2014, 2015 và 2016.

Đối với cấp huyện: Các loại báo cáo, tổng hợp, chi tiết, thuyết minh báo cáo quyết toán NSNN huyện Lộc Bình năm 2012, 2013, 2014, 2015 và 2016.

Đối với cấp xã/ thị trấn: tổng hợp, chi tiết, thuyết minh báo cáo quyết toán NSNN các xã, thị trấn năm 2012, 2013, 2014, 2015 và 2016.

Phƣơng pháp thu thập số liệu sơ cấp

Đây là nguồn số liệu đƣợc thu thập từ các cán bộ giữ chức vụ chủ chốt tại huyện, xã, thị trấn và các đơn vị cấp huyện có liên quan đến công tác quản lý ngân sách để đánh giá thực trạng công tác quản lý ngân sách huyện. Toàn bộ số liệu chƣa qua xử lý đƣợc tổng hợp và hệ thống hoá từ thực tế của huyện qua các năm 201, 2014,2015,2016 phục vụ cho quá trình nghiên cứu của luận văn.

2.2.2. Phƣơng pháp phân tích

Phƣơng pháp thống kê kinh tế

Trên cơ sở số liệu đã có, tiến hành tính toán và hệ thống các chỉ tiêu thu ngân sách và chi ngân sách, so sánh đối chiếu giữa thu và chi, so sánh các chỉ tiêu theo thời gian, so sánh giữa các bộ phận của mỗi chỉ tiêu để thể hiện đƣợc xu thế phát triển, biểu đồ cơ cấu và biểu đồ của thu ngân sách và chi ngân sách... Từ đó chỉ rõ những kết quả đạt đƣợc, rút ra những kết luận về chỉ tiêu còn hạn chế của việc thực hiện thu - chi NSNN.

Phƣơng pháp kiểm tra và phân tích số liệu

Kiểm tra và phân tích số liệu là một công việc rất cần thiết nhằm chỉ ra những chỉ tiêu đạt định mức, chƣa đạt định mức hay vƣợt định mức đƣợc

giao. Điều đó giúp ngƣời quản lý nhận ra những mặt còn hạn chế thì cần phải khắc phục, những ƣu điểm thì cần phải phát huy.

Phƣơng pháp thống kê mô tả: Sử dụng các chỉ tiêu số tƣơng đối, số tuyệt đối, số bình quân, các tốc độ phát triển kinh tế- xã hội để phân tích mức độ và biến động ngân sách nhà nƣớc.

Phƣơng pháp so sánh: Phƣơng pháp phân tích này đƣợc dùng để so sánh mức độ hoàn thành kế hoạch, so sánh giữa thực tế với định mức của nhà nƣớc về các khoản thu - chi ngân sách nhà nƣớc.

Phân tích tài chính ngân sách: Dựa trên các cân đối về tài chính để đánh giá cơ cấu các khoản thu - chi ngân sách nhà nƣớc trên địa bàn huyện

Đối tƣợng nội dung kiểm tra và phân tích: + Các chỉ tiêu thu ngân sách đƣợc giao. + Các chỉ tiêu chi ngân sách đƣợc giao. Nội dung kiểm tra và phân tích:

+ Kiểm tra các chỉ tiêu thu so với dự toán thu ngân sách đƣợc giao đầu năm. + Kiểm tra các khoản chi thực hiện trong năm có vƣợt mức dự toán chi đầu năm giao hay không.

2.2.3. Phƣơng pháp tổng hợp

Các dữ liệu thu thập đƣợc đều đƣợc kiểm tra lại và hiệu chỉnh theo 3 yêu cầu: Đầy đủ, chính xác và lôgíc.

Sau khi hiệu chỉnh, các dữ liệu này đƣợc nhập vào máy tính và tổng hợp theo các khoản thu, chi theo cấp quản lý và theo năm.

CHƢƠNG 3. THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NSNN HUYỆN LỘC BÌNH

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Quản lý ngân sách nhà nước huyện Lộc Bình, tỉnh Lạng Sơn (Trang 30 - 33)