CHƢƠNG 2 PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1. Những nhân tố ảnh hƣởng đến quản lý NSNN huyện Lộc Bình
3.1.1 Nhân tố khách quan
3.1.1.1 Đặc điểm tự nhiên, văn hóa và xã hội
Lộc Bình là một huyện miền núi, biên giới của tỉnh Lạng Sơn có tổng diện tích tự nhiên 98.642,7ha, chiếm 11,87% diện tích của tỉnh (theo số liệu kiểm kê đất đai năm 2014), nằm về phía Đông Nam của tỉnh Lạng Sơn và cách huyện Lộc Bình tỉnh Lạng Sơn 23 km theo đƣờng Quốc lộ 4B từ Lạng Sơn đi Quảng Ninh; huyện có chiều dài biên giới tiếp giáp với Trung Quốc là 28,89km và có vị trí tiếp giáp nhƣ sau: Phía Bắc giáp huyện Cao Lộc và nƣớc Cộng hòa nhân dân Trung Hoa; phía Đông giáp huyện Đình Lập; phía Tây giáp với huyện Chi Lăng; phía Nam giáp với huyện Đình Lập và tỉnh Bắc Giang.
Huyện Lộc Bình có 29 đơn vị hành chính gồm 2 thị trấn , với 286 thôn bản, khu phố. Lộc Bình có đƣờng Quốc lộ 4B đi qua địa bàn huyện với chiều dài 27,5km, nối liền Lạng Sơn với Quảng Ninh; các tuyến đƣờng tỉnh lộ trên địa bàn gồm 05 tuyến với tổng chiều dài trên 115km nối liền huyện với các huyện lân cận; đặc biệt có tuyến đƣờng tỉnh ĐT.236 (Lộc Bình - Chi Ma) dài 15km nối liền trung tâm hành chính của huyện với Khu kinh tế cửa khẩu Chi Ma, thông thƣơng hàng hóa với huyện Ninh Minh (Trung Quốc). Hệ thống đƣờng huyện với 08 tuyến có tổng chiều dài 134km và hệ thống đƣờng xã gồm 104 tuyến với tổng chiều dài 365,8km, cùng với hệ thống đƣờng Quốc lộ, đƣờng tỉnh đã tạo thành một mạng lƣới giao thông tƣơng đối hoàn chỉnh, tạo điều kiện cho việc giao lƣu, trao đổi, sản xuất và tiêu thụ hàng hóa cho nhân dân trên địa bàn huyện và các vùng lân cận.
Tổng dân số trên địa bàn huyện Lộc Bình đến hết tháng 9 năm 2015 là 85.729 ngƣời, mật độ dân số 86 ngƣời/km2. Ngƣời Tày và ngƣời Nùng đến sinh cơ lập nghiệp ở Lộc Bình sớm hơn, trải qua nhiều thời kỳ khai khẩn, thiên di, định cƣ đã hình thành nên các bản, làng tập trung đông đúc ở ven sông, ven suối của nhiều xã trong huyện. Ngƣời Kinh và ngƣời Hoa chủ yếu tập trung ở thị trấn, ven trục đƣờng quốc lộ. Ngƣời Dao sinh sống tập trung ở 02 xã Mẫu Sơn và Ái Quốc; ngƣời Sán Chỉ sống tập trung ở xã Nhƣợng Bạn và một phần ở xã Minh Phát. Tuy có sự khác biệt nhất định về ngôn ngữ, phong tục tập quán, bản sắc văn hóa…song nhân dân các dân tộc trong huyện luôn đoàn kết để xây dựng và bảo vệ quê hƣơng, đất nƣớc. (Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ XIII- 2015)
3.1.1.2. Tình hình phát triển kinh tế của huyện Lộc Bình.
Trong 5 năm qua (2012-2016), huyện Lộc Bình mặc dù gặp nhiều khó khăn, thách thức, chịu sự tác động của thời tiết, thiên tai, dịch bệnh…nhƣng dƣới sự lãnh đạo, chỉ đạo toàn diện của Ban Chấp hành Đảng bộ huyện, Ban Thƣờng vụ huyện ủy, sự điều hành sát sao của UBND huyện, sự giúp đỡ của tỉnh và sự nỗ lực, quyết tâm cao của các cấp, các ngành, đoàn thể, nhân dân, các doanh nghiệp trên địa bàn huyện, phát huy có hiệu quả các tiềm năng thế mạnh của địa phƣơng, đã thực hiện đạt đƣợc nhiều kết quả. Kinh tế - xã hội tiếp tục ổn định và có hƣớng phát triển, duy trì đƣợc đà tăng trƣởng khá, cơ cấu kinh tế chuyển dịch đúng hƣớng, huy động đƣợc các nguồn lực đầu tƣ đáp ứng đƣợc yêu cầu mở rộng và nâng cao năng lực sản xuất các ngành kinh tế, kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội, năng lực sản xuất đƣợc tăng cƣờng, nông lâm nghiệp phát triển ổn định, các hoạt động dịch vụ,thƣơng mại có nhiều chuyển biến đáng khích lệ. Thu ngân sách trên địa bàn huyện luôn ổn định (tổng thu ngân sách). Công tác cải cách hành chính có nhiều đổi mới.
3.1.2.3. Môi trường kinh tế vĩ mô
Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2012 - 2016 đƣợc thực hiện trong bối cảnh tình hình quốc tế có những diễn biến phức tạp, tình hình kinh tế trong nƣớc gặp nhiều khó khăn. Trong bối cảnh kinh tế phát triển không thuận lợi, tăng trƣởng thấp hơn dự kiến, ảnh hƣởng đến thu NSNN; tích lũy của nền kinh tế còn nhỏ, khả năng huy động đầu tƣ từ các nguồn ngoài NSNN còn hạn chế.
Nằm trong tình hình chung của nền kinh tế vấn đề chi NSNN của tỉnh nói chung và của huyện Lộc Bình nói riêng, chỉ yêu tiên chi NSNN cho những vấn đề nóng nổi cộm.
Trong giai đoạn 2012 – 2016, Lộc Bình chủ yếu huy động NSNN để đầu tƣ phát triển và mở rộng kết cấu hạ tầng phục vụ sản xuất, xã hội. Đầu tƣ có trọng điểm, ƣu tiên phát tri ển và mở rộng hệ thống giao thông, thủy lợi. Đến nay kết cấu hạ tầng của Lộc Bình đƣợc đánh giá vào loại trung bình trong các huyện của tỉnh cũng nhƣ các tỉnh vùng núi phía Bắc. Tuy vậy để đáp ứng cho nhu cầu tăng trƣởng cao và bền vững, kết cấu hạ tầng hiện tại còn thiếu về số lƣợng vàchƣa đồng bộ, đặc biệt là hệ thống hạ tầng đô thị và giao thông nông thôn.
3.1.2. Nhân tố chủ quan
3.1.2.1. Bộ máy quản lý NSNN huyện Lộc Bình
Theo quy định của pháp luật để quản lý NSNN của huyện thì Phòng Tài chính- Kế hoạch là cơ quan tham mƣu giúp UBND huyện Lộc Bình, tỉnh Lạng Sơn quản lý Nhà nƣớc về vấn đề NSNN. Hiện nay Phòng có 12 công chức, đƣợc sắp xếp nhƣ sau:
- Trƣởng phòng chịu trách nhiệm điều hành chung, phụ trách bộ phận ngân sách huyện, bộ phận thẩm định quyết toán vốn đầu tƣ xây dựng cơ bản, chủ tài khoản kinh phí nội bộ phòng.
- 1 phó trƣởng phòng, đƣợc trƣởng phòng giao phụ trách bộ phận tổng hợp và kế hoạch, đầu tƣ, cấp phép đăng ký kinh doanh cho hộ kinh doanh cá thể, Hợp tác xã hoạt động trên địa bàn.
- 1 phó trƣởng phòng, đƣợc trƣởng phòng giao phụ trách công tác quản lý tài chính - ngân sách xã, quản lý giá, công sản.
- Bộ phận tổng hợp và kế hoạch, đầu tƣ gồm 3 ngƣời: 1 ngƣời phụ trách công tác tổng hợp và kế hoạch; 1 ngƣời phụ trách công tác đầu tƣ, 1 ngƣời phụ trách công tác thẩm định. Có trách nhiệm xây dựng kế hoạch ngắn hạn và dài hạn về kinh tế - xã hội, đầu tƣ, thẩm định quyết toán vốn đầu tƣ hoàn thành các công trình thuộc nguồn vốn đầu tƣ của huyện và cấp trên (theo ủy quyền) theo quy định.
- Bộ phận ngân sách huyện gồm 3 ngƣời: 1 kế toán tổng hợp, 2 chuyên quản các đơn vị dự toán. Bộ phận này chịu sự chỉ đạo trực tiếp của trƣởng phòng, có trách nhiệm tổng hợp kế hoạch thu chi ngân sách hàng năm, hƣớng dẫn các cơ quan đơn vị trong việc lập dự toán, chấp hành dự toán và quyết toán ngân sách theo quy định của Nhà nƣớc.
- Bộ phận ngân sách xã gồm 3 ngƣời: Bộ phận này chịu sự chỉ đạo trực tiếp của phó trƣởng phòng, có trách nhiệm kiểm tra giám sát việc lập dự toán ngân sách của các xã, thị trấn, hƣớng dẫn các đơn vị xã, thị trấn trong việc chấp hành và kế toán, quyết toán ngân sách xã hàng năm, tổng hợp báo cáo cho đồng chí kế toán tổng hợp, tổng hợp báo cáo định kỳ hàng tháng, quý năm trình cơ quan hữu quan theo quy định.
Đội ngũ cán bộ, công chức Phòng Tài chính – Kế hoạch huyện về cơ bản có trình độ chuyên môn, nghiệp vụ và năng lực đáp ứng đƣợc yêu cầu nhiệm vụ. Các công chức của Phòng đã phát huy tốt công tác quản lý ngân sách Nhà nƣớc nói chung và công tác quản lý ngân sách huyện nói riêng; kịp thời điều chỉnh, tháo gỡ những khó khăn vƣớng mắc, sai sót, giúp cho các xă, các đơn
vị dự toán của huyện làm tốt công tác lập, chấp hành và quyết toán ngân sách theo đúng quy định của luật ngân sách Nhà nƣớc, phù hợp với điều kiện của địa phƣơng. (Báo cáo Phòng Tài chính- Kế hoạch- 2015)
3.1.2.2. Ý thức tuân thủ pháp luật, áp dụng khoa học kỹ thuật của các cơ quan quản lý trong tỉnh
Công tác qu ản lý NSNN những năm qua đã cơ bản tuân thủ Luật Xây dựng, Luật NSNN, Luật Đầu tƣ, Luật Đấu thầu và các văn b ản hƣớng dẫn thi hành các Luật về quản lý đầu tƣ xây dựng, công tác quản lý đầu tƣ đến thẩm định, phê duyệt dự án, trình tự thủ tục cơ bản theo quy định của pháp luật.
Việc áp dụng khoa học kỹ thuật trong công tác quản lý NSNN chƣa đƣợc các cơ quan đơn vị tại huyện Lộc Bình thực hiện một cách triệt để, việc ứng dụng công nghệ thông tin trong tất cả các khâu của quy trình quản lý NSNN còn hạn chế, dẫn đến tình trạng chƣa công khai, minh bạch.