CHƢƠNG 2 PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.3. Đánh giá chung về hoạt động quản lý NSNN huyện Lộc Bình
3.3.2. Những hạn chế và nguyên nhân
3.3.2.1. Hạn Chế
Công tác lập dự toán
Việc lập dự toán ngân sách huyện hàng năm chƣa thật sự xuất phát từ cơ sở, chƣa sát với đặc điểm tình hình của địa phƣơng, đơn vị, tình hình kinh tế - xã hội thời điểm đó.
Bên cạnh đó, công tác lập dự toán chi tính theo định mức chi thời kỳ ổn định 5 năm do vậy nhiều khoản chi nhƣ định mức chi thƣờng xuyên tính cho đầu thời kỳ ổn định năm ngân sách thì phù hợp nhƣng những năm sau, do tình hình kinh tế có nhiều thay đổi, biến động, nhiều chính sách, chế độ theo quy định không đáp ứng kịp sự phát triển của xã hội do vậy mức chi ổn định cho 5 năm trƣớc không còn phù hợp cho những năm về sau, điều đó đã gây ra không ít khó khăn cho các đơn vị khi thực hiện.
Các đơn vị sự nghiệp công lập, UBND các phƣờng lập dự toán còn chậm, dẫn đến công tác tổng hợp dự toán ngân sách của quận vừa chậm, vừa có thể thiếu thông tin từ cơ sở mà buộc cơ quan tổng hợp phải ƣớc lƣợng, ảnh hƣởng đến tính sát thực của dự toán.
Phân bổ dự toán cho các đơn vị còn mang tính định mức theo quy định, một số còn thiếu tính linh hoạt.
Thực hiện dự toán
Công tác quản lý hộ gia đình kinh doanh chƣa đƣợc chú trọng, chƣa có giải pháp hƣu hiệu trong quả lý thu. Đối với thu tiền sử dụng đất, thuế chuyển quyền sử dụng đất và thu lệ phí trƣớc bạ do hộ cá nhân sử dụng đất chƣa đúng quy định.
Mặc dù, cơ quan thuế đã có nhiều biện pháp thu nợ nhƣng vẫn không đạt kế hoạch thu nợ hàng năm vì công tác phối hợp giữa cơ quan thuế và các cơ quan có chức năng chƣa thật sự chặt chẽ, chƣa có chế tài đủ mạnh để xử lý các đối tƣợng nợ thuế, có nhiều đối tƣợng có khả năng nộp thuế nhƣng chây ì, trốn tránh không thực hiện nghĩa vụ với Nhà nƣớc.
Chi ngân sách ở một số cơ quan, đơn vị, địa phƣơng còn chƣa thực hiện quy định của pháp luật điều này làm thất thu NSNN.
Công tác quyết toán ngân sách
Nhiều khoản thu chƣa đƣợc rà soát kịp thời để nộp vào NSNN.
Nhiều thủ trƣởng đơn vị sử dụng ngân sách, cơ quan quản lý cấp huyện và xã, thị trấn chƣa nhận thức đƣợc hết chức năng, trách nhiệm của mình.
Năng lực của đội ngũ cán cán bộ làm công tác kế toán còn yếu đặc biệt là kế toán của các xã.
Công tác kiểm tra, thanh tra
Chƣa có sự phối hợp giữa các đoàn thanh tra, kiểm tra nên vẫn còn những đơn vị bị kiểm tra trùng lặp, song song trong khi đó nhiều đơn vị lại không kiểm tra.
Chƣa có chế tài xử lý vi phạm mạnh mẽ nên nhiều đơn vị, phòng ban chƣa nhận thức đƣợc rõ việc vi phạm nghiêm trọng nhƣ thế nào.
3.3.2.2. Nguyên nhân
Công tác phối kết hợp giữa các cấp, các ngành và các cơ quan chuyên môn trong công tác quản lý thu NSNN chƣa chặt chẽ.
Về cơ chế chính sách của nhà nƣớc: Chƣa bao quát hết nguồn thu nhất là đối với các dạng hoạt động sản xuất kinh doanh, các loại hình kinh doanh mới phát sinh, chính sách thuế còn nhiều phức tạp, thủ tục rƣờm rà từ khâu kê khai đến khâu nộp thuế, chƣa phù hợp với trình độ hiểu biết của các đối tƣợng nộp thuế, một số khoản phí, lệ phí phát sinh nhiều trong việc triển khai tổ chức thực hiện và quản lý của các cấp chính quyền còn chƣa kịp thời dẫn đến thất thu.
Hệ thống chế độ định mức chi ngân sách chậm đƣợc đổi mới gây khó khăn cho công tác quản lý chi và tạo kẽ hở cho tiêu cực nảy sinh. Việc ban hành thủ tục, mẫu biểu, trong công tác lập, quyết toán ngân sách còn rƣờm rà chồng chéo; Chƣa quy định rõ chế độ báo cáo quyết toán, chƣa thống nhất và hoàn chỉnh phần mềm quản lý trên máy vi tính của các cơ quan trong hệ thống tài chính nhƣ: Tài chính - Thuế - Kho bạc nhà nƣớc; mỗi ngành báo cáo tổng hợp theo một kiểu khác nhau, dẫn đến số liệu không trùng khớp rất khó khăn trong công tác quản lý NSNN và công tác kiểm toán, thanh tra.
Công tác tuyển chọn và đào tạo cán bộ chƣa chú trọng về chất lƣợng, còn mang tính chủ quan, chạy theo số lƣợng và bằng cấp, nên còn nhiều yếu kém về năng lực và trình độ chuyên môn, trình độ quản lý, trình độ năng lực của đội ngũ cán bộ làm công tác quản lý ngân sách thuộc cơ quan tài chính cấp xã còn hạn chế, lúng túng nhất là trong điều kiện các chính sách thu-chi ngân sách luôn thay đổi, các nghiệp vụ về quản lý nhƣ chế độ kế toán ngân sách chƣa đƣợc thay đổi phù hợp. Việc lập báo cáo hàng tháng, báo cáo tổng
quyết toán năm thực hiện bằng chƣơng trình quản lý ngân sách trên máy vi tính, nhƣng chƣơng trình phần mềm chậm hoàn chỉnh, trình độ khai thác và xử lý máy của một số các xã, phƣờng còn yếu kém, chƣa tƣơng xứng với yêu cầu quản lý hiện nay.
Việc ứng dụng công nghệ trong quản lý NSNN đến nay vẫn còn gặp nhiều vƣớng mắc, khó khăn, chƣa đồng bộ.
Từ sự phân tích đánh giá những mặt đƣợc, tồn tại, nguyên nhân sẽ là bài học kinh nghiệm cho những ngƣời làm công tác quản lý NSNN trong giai đoạn hiện nay; là cơ sở để dần dần hoàn thiện công tác quản lý NSNN.
CHƢƠNG 4. PHƢƠNG HƢỚNG GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ NSNN HUYỆN LỘC BÌNH