Mục tiêu phát triển kinh tế, quan điểm, phƣơng hƣớng hoàn thiện quản

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Quản lý ngân sách nhà nước huyện Lộc Bình, tỉnh Lạng Sơn (Trang 68)

CHƢƠNG 2 PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

4.1. Mục tiêu phát triển kinh tế, quan điểm, phƣơng hƣớng hoàn thiện quản

quản lý NSNN huyện Lộc Bình giai đoạn 2017-2020

4.1.1. Mục tiêu phát triển kinh tế

Mục tiêu tổng quát:

Phấn đấu đến năm 2020 xây dựng huyện Lộc Bình nằm trong huyện phát triển nhanh và bền vững của tỉnh; đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hƣớng sản xuất hàng hóa; phát triển hệ thống kết cấu kinh tế- xã hội đồng bộ; thực hiện có hiệu quả Chƣơng trình mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới, Chƣơng trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững và các chƣơng trình mục tiêu quốc gia khác; nâng cao nguồn nhân lực; đảm bảo an sinh xã hội; cải thiện đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân; bảo vệ môi trƣờng sinh thái; gìn giữ và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc; tăng cƣờng quốc phòng an ninh; giữ vững chính trị, trật tự an toàn xã hội, giữ vững chủ quyền biên giới Quốc gia; xây dựng huyện Lộc Bình phát triển toàn diện và bền vững.

Các chỉ tiêu chủ yếu:

- Tổng giá trị sản xuất trên trên đại bàn huyện tăng bình quân 14 – 15%/năm.

- Cơ cấu kinh tế đến năm 2020, tỷ trọng ngành thƣơng mại – dịch vụ 30%;công nghiệp - xây dựng 30%; nông lâm nghiệp 40%

- Tổng sản lƣợng lƣơng thực ổn định hàng năm 50.000 tấn.

- Thu ngân sách trên địa bàn huyện tăng bình quân hàng năm trên 17%. - Tổng vốn đầu tƣ do huyện quản lý 350 tỷ đồng, tăng bình quân 7% /năm. - Trồng rừng mới 8.000 ha, nâng độ che phủ rừng lên trên 75%.

- Tổng số xã có đƣờng giao thông đi lại đƣợc 4 mùa đạt 85%. - Số hộ đƣợc dùng điện lƣới quốc gia đạt 99%.

- Tỷ lệ số hộ đƣợc xem truyền hình 99,5%.

- Tỷ lệ hộ đƣợc dùng nƣớc sạch hợp vệ sinh: 95%. - Số trƣờng mới đạt chuẩn quốc gia: 08 trƣờng. - Tỷ lệ xã đạt chuẩn quốc gia về y tế xã trên 48%. - Tỷ lệ giảm sinh bình quân hàng năm: 0,25%o. - Tỷ lệ hộ nghèo giảm hằng năm từ 2% trở lên. - Tỷ lệ lao động qua đào tạo 51%.

- Số thôn bản, khu phố có nhà văn hóa: 99%. - Tỷ lệ số xã có sân chơi, bãi tập thể thao: 100%. - Tỷ lệ thu gom, xử lý rác thải: 85%.

- Số xã đạt chuẩn nông thôn mới: 7 xã.

Đây là những mục tiêu yêu cầu đối với các cơ quan quản lý NSNN của huyện Lộc Bình phải thực hiện để đáp ứng yêu cầu đối với sự phát triển chảu huyện.

4.1.2. Quan điểm về tăng cƣờng quản lý NSNN huyện Lộc Bình

Việc quản lý NSNN phải đảm bảo đúng quy định, quá trình tri ển khai thực hiện huy động và sử dụng vốn ngân sách Nhà nƣ ớc và vốn trái phi ếu Chính phủ phải phù hợp với luật Đầu tƣ công đƣợc Quốc hội ban hành số 49/2014/QH-13 ngày 18/6/2014.

Cần xác đ ịnh phƣơng hƣớng phát tri ển đầu tƣ xây dựng cơ bản để xác định các d ự án trọng tâm, trọng điểm, các dự án liên quan b ức thiết đến đời sống sinh hoạt của nhân dân, đóng góp quan trọng vào việc đầu tƣ xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội, tạo môi trƣờng thuận lợi góp phần thúc đẩy sản xuất phát triển, xóa đói giảm nghèo và cải thiện đời sống nhân dân và tăng cƣờng đảm bảo an ninh quốc phòng của địa phƣơng để tập trung đầu tƣ, tránh

dàn trải, hiệu quả đầu tƣ kém , gây phân tán và lãng phí ngu ồn lực của Nhà nƣớc, giảm nợ đọng xây dựng cơ bản, bảo đảm an ninh tài chính, dƣ nợ công ở mức cho phép.

Rà soát, bổ sung quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội của huyện, trong đó xác định các luận cứ khoa học để định rõ hƣớng ƣu tiên chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong giai đoạn đến năm 2020 và các năm tiếp theo

4.1.3. Phƣơng hƣớng hoàn thiện quản lý NSNN huyện Lộc Bình

Huyện cần xác đ ịnh phƣơng hƣớng hoàn thiện công tác qu ản lý NSNN cần chấp hành nghiêm chỉnh từ chủ trƣơng đầu tƣ, bố trí kế hoạch vốn, quản lý quy trình đầu tƣ, chi phí đầu tƣ xây dựng, quản lý việc tạm ứng, thanh toán và quyết toán vốn đầu tƣ theo đúng quy định hiện hành của Nhà nƣớc. Cụ thể:

Quản lý và sử dụng ngân sách nhà nƣớc theo hƣớng khai thác và nuôi dƣỡng nguồn thu cho ngân sách Nhà nƣớc. Thuế là hình thức thể hiện mối quan hệ giữa chủ thể Nhà nƣớc và các thành phần kinh tế trong xã hội thông qua việc đóng góp một phần thu nhập cho NSNN. Thuế là đòn bẩy kích thích sản xuất kinh doanh phát triển, bảo hộ hàng sản xuất trong nƣớc, thực hiện công bằng xã hội.

Quản lý và sử dụng NSNN theo hƣớng hạch toán độc lập và tự chủ tài chính. Về mặt văn hoá xã hội, huyện Lộc Bình sẽ tiến hành đẩy mạnh công tác xã hội hoá sự nghiệp văn hoá xã hội, định hƣớng chi cho đầu tƣ cơ sở hạ tầng để đẩy mạnh sự nghiệp giáo dục đào tạo và dạy nghề giúp tăng nguồn lực có tay nghề, chất lƣợng, chú trọng giải quyết việc làm, trên cơ sở củng cố ngành nghề truyền thống và phát triển các loại hình hoạt động dịch vụ.

4.2. Các giải phá p chủ yếu nhằm hoàn thiện quản lý NSNN huyện Lộc Bình

4.2.1. Nâng cao chất lƣợng công tác lập dự toán NSNN huyện Lộc Bình

Nội dung dự toán phải đảm bảo yêu cầu phù hợp với kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội, chủ động trong điều hành ngân sách. Đồng thời đảm bảo

đúng thời gian và quy trình từ dƣới cơ sở tổng hợp lên, có nhƣ vậy mới bám sát đúng với thực tế từng địa phƣơng, đơn vị. Thời gian lập dự toán ngân sách Nhà nƣớc vẫn nên giữ nhƣ hiện nay là từ 31/5 nhƣng nên tăng thời gian cho công tác phân bổ ngân sách từ 45 ngày nhƣ hiện nay lên 60 ngày.

Nâng cao chất lƣợng lập dự toán thu NSNN

Các cơ quan có nhiệm vụ thu trên địa bàn rà soát, đối chiếu, quản lý, phát triển nguồn thu mới và khai thác các nguồn thu hiện có nhằm thu đúng, thu đủ vào NSNN, tạo môi trƣờng kinh doanh công bằng, lành mạnh, tránh tình trạng bỏ sót nguồn thu.

Do công tác lập dự toán chƣa phù hợp với thực tiễn, thể hiện qua số liệu quyết toán một số khoản thu vƣợt rất nhiều so với dự toán.

Để giải quyết tồn tại này tác giả cho rằng HĐND và UBND huyện Lộc Bình cần chỉ đạo:

- Các cơ quan thu trên địa bàn huyện, đặc biệt là Chi cục trƣởng Chi cục thuế huyện chỉ đạo bộ phận chuyên môn khẩn trƣơng rà soát, đối chiếu, tránh tình trạng bỏ sót nguồn thu nhƣ những năm vừa qua. Tập trung phát triển nguồn thu mới và khai thác các nguồn thu hiện có nhằm thu đúng, thu đủ vào NSNN, tạo môi trƣờng kinh doanh công bằng, lành mạnh.

- Chủ tịch UBND các xã, thị trấn chỉ đạo bộ phận kế toán lập dự toán thu ngân sách cấp xã, thị trấn phải bám sát vào chế độ, chính sách và tình hình phát triển kinh tế - xã hội của địa phƣơng.

Nâng cao chất lƣợng lập dự toán chi NSNN

Dự toán chi ngân sách của huyện đƣợc xây dựng căn cứ vào các tiêu chí và định mức phân bổ NSNN do các cấp có thẩm quyền quyết định; các quy định pháp luật về chính sách...

Xây dựng dự toán chi ngân sách gắn liền với thời kỳ ổn định ngân sách thƣờng là từ 3 đến 5 năm, theo đó năm đầu tiên là năm đầu của thời kỳ

ổn định ngân sách và là năm đƣợc các cơ quan có thẩm quyền thẩm định và phê chuẩn.

-Hiện nay, công tác lập dự toán hàng năm dẫn đến thiếu tính chủ động của địa phƣơng trong xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, nhất là trong lĩnh vực chi đầu tƣ phát triển, có những công trình xây dựng kéo dài từ hai đến ba năm, vì vậy ngân sách huyện rất bị động trong việc bố trí vốn hàng năm.

Nhƣ phân tích ở trên, chất lƣợng của công tác lập dự toán chi ngân sách huyện còn nhiều hạn chế thể hiện qua quá trình chấp hành dự toán luôn có bổ sung dự toán nên quyết toán cao hơn so với dự toán đƣợc phê chuẩn từ đầu năm. Từ tình trạng trên, tác giả đề xuất giải pháp cụ thể nhƣ sau:

-Đối với các cơ quan, đơn vị, địa phƣơng lập dự toán chi phải bám sát yêu cầu phát triển KT-XH và những khoản chi mang tính chất thƣờng xuyên. Dự toán lập và gửi lên UBND huyện qua Phòng Tài chính – KH tổng hợp đúng quy trình và thời gian quy định.

Phòng Tài chính – Kế hoạch huyện tổng hợp và xây dựng dự toán chi NSNN huyện phải xác định tổng nhu cầu tiền lƣơng và các chế độ chi tiêu cho con ngƣời đúng theo quy định, trên cơ sở quy định định mức cho mỗi biên chế xác định số chi cho con ngƣời và phân bổ chi cho công việc sao cho không vƣợt định mức khoán chi hành chính theo quy định hiện hành. Phòng Tài chính – Kế hoạch tổng hợp dự toán chi trên cơ sở dự toán của các cơ quan, đơn vị và UBND các xã, thị trấn đồng thời trên cơ sở dự kiến nguồn thu ngân sách địa phƣơng đƣợc hƣởng để cân đối nhiệm vụ chi, xác định tổng chi theo từng lĩnh vực thông qua UBND huyện báo cáo Sở Tài chính và trình HĐND huyện.

Xây dựng dự toán chi ngân sách phải căn cứ vào các định mức kinh tế kỹ thuật, định mức chi, phải tính toán đến mức độ lạm phát, trƣợt giá trong

chi thƣờng xuyên, đặc biệt là các công trình xây dựng cơ bản ngay từ khi lập dự toán chi ngân sách.

Xây dựng và lập dự toán chi ngân sách huyện phải xác định rõ những khoản chi trọng điểm, thứ tự ƣu tiên các khoản chi, kiên quyết loại bỏ những khoản chi chƣa cần thiết, bất hợp lý.

Nên điều chỉnh thời kỳ ổn định ngân sách giữa các cấp ở địa phƣơng là 3 năm thay vì 5 năm nhƣ hiện nay. Để công tác lập dự toán chi chuẩn xác hơn so với tình hình kinh tế - xã hội lúc bấy giờ.

4.2.2. Nâng cao chất lƣợng công tác chấp hành dự toán NSNN huyện Lộc Bình

Chấp hành thu ngân sách

Ứng dụng khoa học công nghệ trong quá trình thu và quản lý thuế. Tăng cƣờng quản lý thu ở xã, thị trấn các khoản thu phải đƣợc nộp đầy đủ, kịp thời vào NSNN có xác nhận của KBNN, tránh tình trạng thất thu thuế.

Chấp hành chi ngân sách

Thực hiện chế độ tự chủ tự chịu trách nhiệm đối với các cơ quan, đơn vị hành chính, sự nghiệp sử dụng NSNN.

Thƣờng xuyên kiểm tra việc chấp hành chi tại các đơn vị sử dụng NSNN Nêu cao trách nhiệm của ngƣời đứng đầu, kế toán các cơ quan, đơn vị sử dụng NSNN.

Thực hiện nghiêm túc chế độ công khai tài chính; mua sắm, sửa chữa tài sản theo đúng định mức, tiêu chuẩn, chế độ của Nhà nƣớc.

Nâng cao hiệu quả công tác quản lý quy hoạch.

Chi bổ sung dự toán khi đã rà soát, điều chỉnh mà không đủ nguồn. Kiểm soát chi chặt chẽ tại Kho bạc Nhà nƣớc

4.2.3. Tổ chức tốt công tác quyết toán NSNN huyện Lộc Bình

Kiểm tra, đối chiếu số liệu hạch toán, kế toán trong năm đảm bảo khớp đúng giữa đơn vị sử dụng ngân sách và Kho bạc nhà nƣớc nơi giao dịch.

Phòng Tài chính - Kế hoạch có kế hoạch xét duyệt, thẩm định số liệu quyết toán để chấn chỉnh các sai phạm kịp thời.

Cần quy định rõ trách nhiệm trong đối với chủ tài khoản và kế toán. Bên cạnh đó cần tăng cƣờng đào tạo nâng cao năng lực của đội ngũ cán bộ là chủ tài khoản và kế toán của các đơn vị đƣợc thụ hƣởng NSNN.

4.2.4. Tăng cƣờng công tác thanh tra, kiểm tra hoạt động quản lý NSNN huyện Lộc Bình

Hoàn thiện mối quan hệ phối hợp và phân định rõ trách nhiệm, quyền hạn của mỗi cơ quan tham gia vào quá trình kiểm tra ngân sách từ khâu lập, chấp hành và quyết toán ngân sách, tức là kiểm tra trƣớc, kiểm tra trong thực hiện và kiểm tra sau.

Phòng Kế hoạch- Tài chính và Kho bạc Nhà nƣớc thƣờng xuyên kiểm tra, tính hợp pháp của các khoản chi,… đặc biệt là hiệu quả và tiết kiệm trong chi tiêu ngân sách, tránh để xảy ra tình trạng chi sai nguồn ngân sách.

Việc kiểm tra, thanh tra, kiểm toán quyết toán ngân sách phải đảm bảo tính trung thực và đúng pháp luật; xử lý nghiêm minh những sai phạm, tiêu cực trong quản lý thu, chi ngân sách.

Trong quá trình thực hiện quản lý ngân sách qua kho bạc nhà nƣớc, phải thƣờng xuyên đối chiếu, đảm bảo số liệu của kế toán ngân sách xã với kế toán kho bạc nhà nƣớc thƣờng xuyên khớp đúng.

Phòng tài chính kế hoạch và các cơ quan chức năng thƣờng xuyên kiểm tra thực hiện các nghiệp vụ kiểm tra ngân sách tại các đơn vị sử dụng NSNN, từ đó uốn nắn, xử lý các sai sót vi phạm.

4.2.5. Hoàn thiện bộ máy quản lý NSNN đi đôi với nâng cao năng lực trình độ cán bộ quản lý NSNN huyện Lộc Bình độ cán bộ quản lý NSNN huyện Lộc Bình

Đổi mới và hoàn thiện tổ chức bộ máy quản lý NSNN các cơ quan tài chính, kho bạc nhà nƣớc và kế toán các đơn vị dự toán các cấp theo hƣớng gọn nhẹ, có hiệu lực và hiệu quả, tạo ra mối quan hệ ăn khớp giữa các cơ quan này.

Bộ máy quản lý NSNN vừa là chuyên ngành và đa ngành, một mặt cần quy định trách nhiệm, quyền hạn trong hệ thống dọc cơ cấu bộ máy; mặt khác cần quy định quan hệ phối hợp trong quan hệ ngang với mục tiêu chung là quản lý có hiệu quả NSNN.

Bảo đảm các điều kiện và phƣơng tiện cần thiết cho bộ máy quản lý NSNN hoạt động.

Nâng cao năng lực, trình độ của cán bộ, công chức trong công tác quản lý ngân sách Nhà nước.

Đối với cán bộ quản lý tài chính ngân sách – là ngƣời chỉ đạo, điều hành, tổ chức thực hiện đƣờng lối chính sách của Đảng và nhà nƣớc trong ngành và của địa phƣơng mình thì những tiêu chuẩn đó càng phải đƣợc chú trọng, nâng lên thành bản lĩnh của mình.

Xuất phát từ tiêu chuẩn trên đòi hỏi việc lùa chọn và đào tạo đội ngũ cán bộ ngành tài chính nói chung và quản lý ngân sách nói riêng phải:

- Đủ trình độ, chuyên môn hoá theo ngành nghề, bám sát đặc điểm ngành nghề đồng thời có quan điểm toàn diện. Tạo điều kiện môi trƣờng, hành lang hấp dẫn cho việc chuyên môn hoá cán bộ, tích tụ kinh nghiệm lâu dài từ thực tiễn.

- Nâng cao trình độ tổng hợp toàn diện của ngƣời cán bộ tài chính, rèn luyện phẩm chất chính trị, bản lĩnh đấu tranh cách mạng, nhiệt tình đi sâu công việc, dám đấu tranh giữ vững chính sách và cơ chế quản lý tài chính, bảo đảm cho thể chế tài chính của nhà nƣớc đƣợc chấp hành nghiêm túc.

- Xây dựng đội ngũ cán bộ tài chính có năng lực, phẩm chất, đạo đức lối sống lành mạnh, thật sự cần kiệm, liêm chính, chí công vô tƣ.

- Đầu tƣ thích đáng cho việc đào tạo cán bộ tài chính - kế toán trong toàn ngành. Đó là khâu quyết định việc quán triệt và thực hiện có kết quả đƣờng lối chủ trƣơng chính sách của Đảng và nhà nƣớc.

4.3. Một số kiến nghị

Đối với trung ƣơng

Thứ nhất, ngân sách Nhà nƣớc hiện nay đƣợc thực hiện khá hoàn chỉnh từ Quốc hội là cơ quan quyền lực cao nhất đến các đơn vị thụ hƣởng, qua các khâu lập dự toán, phê duyệt dự toán cho tới việc thực hiện chi trả và quyết toán ngân sách Nhà nƣớc. Trong những năm gần đây, về quy mô, phƣơng thức cấp

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Quản lý ngân sách nhà nước huyện Lộc Bình, tỉnh Lạng Sơn (Trang 68)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(83 trang)