Chương trình kiểm toán Tài sản cố định

Một phần của tài liệu 607 hoàn thiện quy trình kiểm toán khoản mục tài sản cố định trong kiểm toán báo cáo tài chính do công ty TNHH hãng kiểm toán và định giá ATC thực hiện,khoá luận tốt nghiệp (Trang 38 - 44)

I. Xem xét các chính sách và thủ tục kế toán hiện hành cho việc tính toán và ghi chép TSCĐ

1. Cập nhật các chính sách về kế toán TSCĐ và khấu hao TSCĐ

2. Xem xét thời gian khấu hao TSCĐ mà doanh nghiệp đang áp dụng cho từng loại TSCĐ

II. Thực hiện các thủ tục phân tích số dư TSCĐ

1. Xây dựng số ước tính kiểm toán với số dư TSCĐ trên cơ sở: số đầu năm TSCĐ, số phát sinh TSCĐ tăng giảm trong năm, số khấu hao năm trước, thời gian khấu hao theo quy định...

2. Nếu cần thiết phân tích các tài liệu sử dụng để xây dựng số ước tính

3. So sánh số ước tính của kiểm toán viên với số báo cáo. Nếu số chênh lệc thực tế lớn hơn chênh lệch có thể chấp nhận được thì phải tìm ra sự giải thích hợp lý cho số chênh lệch đó thông qua việc kiểm tra chứng từ, tài liệu có liên quan.

I. Thu thập Bảng tổng hợp TSCĐ (số dư dầu kỳ, số phát sinh tăng, số phát sinh giảm, số dư cuối kỳ) theo các chỉ tiêu nguyên giá, giá trị hao mòn lũy kế, giá trị còn lại và Bảng tổng hợp TSCĐ thanh lý, nhượng bán.

1. Kiểm tra số liệu và số tổng cộng trên các Bảng tổng hợp

2. Kiểm tra, đối chiếu số liệu với các sổ chi tiết và Sổ Cái TSCĐ

3. Đối chiếu lãi, lỗ từ hoạt động thanh lý, nhượng bán với sổ kế toán chi phí, thu nhập khác, xác định kết quả kinh doanh.

4. Soát xét các khoản chi phí sửa chữa lớn TSCĐ khẳng định rằng không có khoản chi phí nào đủ điều kiện mà chưa ghi nhận tăng nguyên giá TSCĐ

II. Chọn mẫu một số TSCĐ để thực hiện

1. Kiểm tra việc xác định và ghi nhận nguyên giá TSCĐ trên cơ sở các chứng từ liên quan (hợp đồng mua, hóa đơn mua, chứng từ thanh toán..)

2. Đảm bảo rằng không có khoản phí tổn nào không đủ điều kiện được hạch toán vào nguyên giá TSCĐ tăng

trong kỳ.

C. Thủ tục kiểm tra số dư TSCĐ

sở hữu của TSCĐ (hoặc quyền sử dụng lâu dài - đối với TSCĐ thuê tài chính) và giá trị còn lại của các tài

sản này là phù hợp.

2. Đối chiếu các TSCĐ tăng trong kỳ với kế hoạch mua sắm tài sản của đơn vị đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt

- Đối chiếu với các chứng từ gốc hoặc các tài liệu có liên quan khác

- Đánh giá các thủ tục mua sắm TSCĐ, xem xét sự

phù hợp với các quy định hiện hành

3. Nếu có TSCĐ tăng để thay thế các tài sản cũ cần xác định từng tài sản cũ đó đã được thanh lý và nhượng bán chưa.

II. Neu trong các tài sản được chọn ở trên có tài sản đã thanh lý, nhượng bán trong kỳ cần kiểm tra các thủ tục thanh lý.

1. Kiểm tra việc phê chuẩn cho nghiệp vụ thanh lý, nhượng bán tài sản và các chứng từ thu, chi liên quan.

2. Tính toán lại kết quả thanh lý, nhượng bán

III. Soát xét những rủi ro trọng yếu đối với tình hình

tăng, giảm tài sản. Xem xét các nguyên nhân dẫn

đến các biến động: đầu tư đổi mới công nghệ, tăng năng lực của máy móc, thiết bị, thay đổi kế hoạch kinh doanh.

IV. Đánh giá về thủ tục kiểm kê TSCĐ cuối năm, việc thực hiện các thủ tục này, kết quả kiểm kê có được nêu trong biên bản kiểm kê và các biện pháp xử lý có được thực hiện đúng, kịp thời hay không.

V. Kiểm tra các tài sản không đủ tiêu chuẩn ghi nhận là TSCĐ và việc xử lý các tài sản này.

VI. Đánh giá kết quả kiểm tra D. Kiểm tra chi tiết khấu hao TSCĐ

I. Xem xét chính sách và thủ tục kế toán cho việc ghi chép, tính toán khấu hao TSCĐ. Đánh giá tính hợp lý, nhất quán của các chính sách này với

thực tế sử dụng tài sản của doanh nghiệp và các quy định hiện hành.

II. Chọn mẫu một số tài sản từ Bảng tổng hợp TSCĐ để kiểm tra chi tiết khấu hao:

1. Tính toán lại chi phí khấu hao và so sánh với số liệu của doanh nghiệp.

2. Đối chiếu tổng chi phí khấu hao, số khấu hao lũy kế với sổ Cái.

3. Xem xét các bút toán khấu hao lớn, đối chiếu với các Sổ kế toán chi phí. Kiểm tra các chứng từ liên quan nếu cần thiết.

III. Đánh giá rủi ro kết quả kiểm tra

Mục tiêu KSNB Thủ tục khảo sát kiểm soát

Tính hiện hữu - Quan sát TSCĐ ở đơn vị và xem xét sự tách biệt giữa các chức

năng quản lý và ghi sổ với bộ phận bảo quản TSCĐ.

Khóa luận tốt nghiệp Học viện Ngân hàng

1.2.3.2. Giai đoạn thực hiện kiểm toán

Các công việc đã nêu trong chương trình kiểm toán sẽ được thực hiện ở đây: - Thử nghiệm kiểm soát;

- Thủ tục phân tích; - Thủ tục kiểm tra chi tiết.

-I- Thử nghiệm kiểm soát

Chuẩn mực kiểm toán Việt Nam số 500 ban hành kèm theo Thông tư số 214/2012/TT-BTC ngày 06 tháng 12 năm 2012 của Bộ Tài chính quy định: “Thử nghiệm kiểm soát là việc kiểm tra để thu thập bằng chứng kiểm toán về sự thiết kế phù hợp và sự vận hành hữu hiệu của kế toán và kiểm soát nội bộ”.

Các kỹ thuật khảo sát thường được áp dụng là:

- Kiểm tra các tài liệu; các quy định của đơn vị về việc xây dựng, duy trì sự hoạt động của hệ thống; phỏng vấn những người có trách nhiệm với việc xây dựng và duy trì sự hoạt động của hệ thống;

- Tất cả các nghiệp vụ mua sắm TSCĐ trong năm có được cấp thấm quyền phê duyệt;

- Kiểm tra định kỳ các ước tính kế toán đối với TSCĐ; - Bảo quản TSCĐ;...

Thử nghiệm kiểm soát chỉ được thực hiện sau khi tìm hiểu kiểm soát nội bộ và được đánh giá là có hiệu lực.

Khóa luận tốt nghiệp Học viện Ngân hàng

Một phần của tài liệu 607 hoàn thiện quy trình kiểm toán khoản mục tài sản cố định trong kiểm toán báo cáo tài chính do công ty TNHH hãng kiểm toán và định giá ATC thực hiện,khoá luận tốt nghiệp (Trang 38 - 44)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(122 trang)
w