Đánh giá của hộ sản xuất về mức độ khó khăn khi sản xuất RAT

Một phần của tài liệu Nghiên cứu phát triển sản xuất rau an toàn tại tỉnh Thừa Thiên Huế (Trang 122 - 124)

Chỉ tiêu % số hộ lựa chọn BQC

1 2 3 4 5

1. Giá bán không ổn định 0,0 10,0 58,7 31,3 0,0 3,2

2. Ghi chép nhật ký sản xuất 0,0 0,7 39,3 58,0 2,0 3,6

3. Thời tiết không thuận lợi 10,0 74,0 14,7 1,3 0,0 2,1

4. Chƣa xây dựng đƣợc thƣơng hiệu 4,0 52,7 37,3 6,0 0,0 2,5

5. Khó khăn trong tiếp cận kỹ thuật mới 26,7 57,3 16,0 0,0 0,0 1,9

6. Quy trình sản xuất khắt khe 12,0 56,7 26,0 5,3 0,0 2,3

7. Năng suất thấp 0,7 10,7 26,7 47,3 14,7 3,7

8. Chi phí cấp giấy chứng nhận cao 0,0 6,0 34,0 45,3 14,7 3,7

(Nguồn: Số liệu khảo sát hộ năm 2020) (Ghi chú: 1: Rất khó khăn, 2: Khó khăn, 3: Bình thường, 4: Thuận lợi, 5: Rất thuận lợi)

116

Giá bán sản phẩm không ổn định đã ảnh hƣởng trực tiếp đến hiệu quả sản xuất của hộ. Mặc dù, việc tiêu thụ sản phẩm rau tƣơng đối thuận lợi, khối lƣợng rau thu hoạch đƣợc tiêu thụ hết, nhƣng giá bán rau biến động và một khối lƣợng lớn RAT vẫn phải bán với giá rau thƣờng. Vì vậy, 52,7% số hộ sản xuất cho rằng việc chƣa xây dựng đƣợc thƣơng hiệu RAT đã gây khó khăn trong việc tiêu thụ mà cụ thể là ảnh hƣởng trực tiếp đến giá RAT. Qua thực tế khảo sát, hiện nay tại tỉnh Thừa Thiên Huế vấn đề đƣợc nhiều hộ sản xuất quan tâm nhất là đầu ra cho sản phẩm. Họ không ngại về áp dụng sản xuất đúng quy trình kỹ thuật mà quan tâm nhiều nhất đến việc làm sao bán đƣợc sản phẩm với giá đảm bảo theo chất lƣợng RAT và ổn định. Bên cạnh đó, ghi chép nhật ký sản xuất và chi phí cấp giấy chứng nhận cao cũng là những vấn đề khó khăn mà nhiều hộ sản xuất gặp phải.

Theo các hộ sản xuất rau, để giảm bớt những khó khăn, rủi ro trong sản xuất rau cũng nhƣ nâng cao hiệu quả kinh tế, hộ sản xuất mong muốn nhận đƣợc sự hỗ trợ của chính quyền địa phƣơng, các tổ chức, doanh nghiệp về sản xuất và tiêu thụ sản phẩm rau. Trong sản xuất, 68,7% số hộ sản xuất có nhu cầu hỗ trợ tập huấn sản xuất, 82,7% số hộ có nhu cầu hỗ trợ về đầu vào, 77,3% số hộ có nhu cầu hỗ trợ cung cấp thông tin thị trƣờng. Các hộ đƣợc khảo sát cho rằng hiện nay các lớp tập huấn khuyến nông chủ yếu hỗ trợ về kỹ thuật sản xuất, cần tăng cƣờng các lớp tập huấn về tổ chức sản xuất, bảo vệ sức khỏe cho ngƣời sản xuất cũng nhƣ lập kế hoạch kinh doanh. Bên cạnh đó tại mỗi địa phƣơng cần có các cửa hàng cung cấp yếu tố vật tƣ nông nghiệp để hộ sản xuất có thể mua vật tƣ với chất lƣợng đảm bảo, tránh tình trạng một số loại vật tƣ không rõ nguồn gốc, chất lƣợng vẫn đƣợc cung cấp trên thị trƣờng nhƣ hiện nay.

Trong tiêu thụ, 88,7% số hộ đƣợc khảo sát có nhu cầu hỗ trợ liên kết trong tiêu thụ sản phẩm, sản xuất theo hợp đồng là 83,3%, hỗ trợ tiêu thụ sản phẩm là 82,7%. Theo hộ sản xuất, mặc dù việc tiêu thụ rau tƣơng đối thuận lợi nhƣng hộ sản xuất vẫn gặp khó khăn về giá bán đặc biệt không có khác biệt so với giá rau thƣờng. Vì vậy, cần thành lập các HTX hoặc tổ sản xuất rau tại các địa phƣơng nhằm làm cầu nối giữa hộ sản xuất và thị trƣờng. Xây dựng các hợp đồng thu mua giữa hộ sản xuất với ngƣời thu gom, siêu thị, trƣờng học,… nhằm xác định rõ quyền lợi và trách nhiệm của các bên cũng nhƣ đảm bảo quy trình sản xuất theo tiêu chuẩn RAT.

117

Một phần của tài liệu Nghiên cứu phát triển sản xuất rau an toàn tại tỉnh Thừa Thiên Huế (Trang 122 - 124)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(191 trang)