Nâng cao sự hiểu biết và trình độ cho hộ sản xuất

Một phần của tài liệu Nghiên cứu phát triển sản xuất rau an toàn tại tỉnh Thừa Thiên Huế (Trang 136 - 138)

PHẦN II TỔNG QUAN CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU

PHẦN III NỘI DUNG NGHIÊN CỨU

4.2. GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN SẢN XUẤT RAUAN TOÀN

4.2.2. Nâng cao sự hiểu biết và trình độ cho hộ sản xuất

* Cơ sở đề xuất giải pháp

Kết quả phân tích Chƣơng 3 cho thấy có 0,7% hộ sản xuất RAT tự đánh giá mức độ hiểu biết về sản xuất RAT ở mức biết nhƣng không hiểu rõ và 72,7% số hộ đánh giá

130

ở mức biết và hiểu tƣơng đối rõ. Đây có thể là nguyên nhân dẫn đến một số nội dung trong quy trình sản xuất RAT chƣa đƣợc thực hiện tốt (hơn 4% số hộ chƣa đảm bảo thời gian cách ly khi sử dụng phân bón, 10,7% số hộ chƣa đảm bảo thời gian cách ly khi sử dụng thuốc BVTV, tỷ lệ hộ chƣa ghi chép nhật ký sản xuất để lƣu trữ hồ sơ, nhằm thực hiện truy xuất nguồn gốc sản phẩm còn cao). Kết quả đo lƣờng mức độ hiệu quả kinh tế chỉ ra các hộ sản xuất RAT có thể sử dụng đầu vào hợp lý hơn để tiết kiệm chi phí (nếu sử dụng các yếu tố đầu vào hợp lý hoạt động sản xuất rau má an toàn có thể giảm 19,7% chi phí, hành lá an toàn có thể giảm 18,8% chi phí và rau cải an toàn có thể giảm 20,0% chi phí mà sản lƣợng vẫn không thay đổi). Cùng với đó, kết quả phân tíchmô hình Logit các yếu tố ảnh hƣởng đến quyết định sản xuất RAT cho thấy sự hiểu biết và nhận thức về lợi ích từ sản xuất RAT ảnh hƣởng tích cực đến quyết định sản xuất của hộ. Đặc biệt, có 32% số hộ đang sản xuất rau thƣờng có nhu cầu chuyển sang sản xuất RAT. Vì vậy, việc nâng cao hiểu biết cũng nhƣ nhận thức về lợi ích của sản xuất RAT cho các hộ là điều kiện quan trọng để thúc đẩy phát triển sản xuất RAT hiệu quả và bền vững.

* Mục tiêu giải pháp: Nâng cao sự hiểu biết và trình độ cho hộ về sản xuất RAT.

* Tổ chức thực hiện giải pháp

- Tăng cƣờng công tác tuyên truyền nhằm giúp hộ nâng cao nhận thức và hiểu biết về lợi ích của sản xuất RAT, ý thức, trách nhiệm đối với xã hội, môi trƣờng và chính bản thân. Đặc biệt chú trọng đến các hộ chƣa tham gia sản xuất RAT và những hộ có nhu cầu chuyển sang sản xuất RAT, bởi các hộ này thƣờng thiếu tính chủ động trong tiếp cận thông tin về sản xuất RAT. Qua đó, giúp hộ sản xuất thay đổi tƣ duy và hƣớng đến phát triển sản xuất RAT.

- Tăng cƣờng tổ chức tập huấn, hỗ trợ kỹ thuật cho các hộ sản xuất. Các lớp tập huấn nên tổ chức theo hình thức cầm tay chỉ việc để nâng cao kiến thức và ý thức về sản xuất theo đúng quy trình sản xuất RAT cho ngƣời sản xuất. Bên cạnh các lớp tập huấn về kỹ thuật sản xuất cần có các lớp tập huấn về lập kế hoạch sản xuất, hƣớng dẫn cách ghi chép sổ nhật ký nông trại. Hƣớng đến hƣớng dẫn hộ sản xuất lập hồ sơ ghi chép điện tử để có thể cập nhật trên điện thoại cho tất cả các hộ sản xuất RAT.

- Hƣớng dẫn hộ lập kế hoạch sản xuất, thay đổi thói quen từ phƣơng thức sản xuất tự phát sang sản xuất theo nhu cầu thị trƣờng. Hƣớng đến phát triển sản xuất theo hợp đồng, theo chuỗi giá trị.

131

- Tổ chức tham quan, trao đổi kinh nghiệm kết hợp với tập huấn khuyến nông. Định kỳ tổ chức tham quan các mô hình sản xuất RAT điển hình để hộ sản xuất có cơ hội học hỏi kinh nghiệm và tiếp thu những kỹ thuật sản xuất mới. Điều này giúp các hộ nắm bắt nhanh hơn các tiến bộ khoa học kỹ thuật cũng nhƣ cách thức tổ chức sản xuất nhằm phát triển sản xuất RAT có hiệu quả.

- Khuyến khích các hộ sản xuất chủ động tìm hiểu về sản xuất RAT và những lợi ích đem lại từ hoạt động sản xuất RAT. Chủ động tiếp cận và ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất thông qua các nguồn khác nhau nhƣ tivi, sách báo, các khóa đào tạo ngắn hạn, các buổi sinh hoạt tại địa phƣơng. Tuân thủ nghiêm ngặt quy trình sản xuất nhằm đảm bảo chất lƣợng và an toàn vệ sinh thực phẩm.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu phát triển sản xuất rau an toàn tại tỉnh Thừa Thiên Huế (Trang 136 - 138)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(191 trang)