Tình hình thực hiện quy trình về thuốc BVTV trong sản xuất RAT

Một phần của tài liệu Nghiên cứu phát triển sản xuất rau an toàn tại tỉnh Thừa Thiên Huế (Trang 97 - 99)

Đvt: %

Chỉ tiêu Rau an toàn Rau thƣờng BQC

1. Sử dụng thuốc BVTV có trong danh mục 100,0 91,5 95,1

2. Sử dụng đúng theo hƣớng dẫn 97,3 72,5 82,0

3. Đảm bảo thời gian cách ly 89,3 69,5 78,0

4. Vệ sinh dụng cụ sau mỗi lần sử dụng 86,7 81,0 83,4

5. Thu gom, cất trữ vỏ bao bì để xử lý 92,0 84,0 87,4

6. Ghi chép và lƣu trữ hồ sơ các loại hóa chất đã sử dụng

76,0 33,0 51,4

(Nguồn: Số liệu khảo sát hộ năm 2020)

Theo kết quả khảo sát, tất cả các hộ sản xuất rau đều sử dụng thuốc BVTV trong phòng trừ sâu bệnh. Tuy nhiên, việc sử dụng thuốc BVTV có sự khác nhau giữa hộ sản xuất RAT và hộ sản xuất rau thƣờng.

Về liều lƣợng và thời gian cách ly: 100% số hộ sản xuất RAT đã tuân thủ đúng yêu cầu trong sử dụng thuốc BVTV có trong danh mục, 89,3% số hộ đảm bảo thời gian cách ly, 97,3% số hộ sử dụng đúng theo hƣớng dẫn. Một số hộ sản xuất RAT đã áp dụng các kiến thức đƣợc tập huấn về kỹ thuật công nghệ sinh học, phòng trừ sâu bệnh tổng hợp trong chăm sóc và phòng trừ sâu bệnh cho rau nên đã hạn chế sử dụng các loại thuốc BVTV hóa học chỉ áp dụng cách phòng trừ sâu bệnh bằng sinh học. Tỷ lệ hộ sản xuất rau thƣờng tuân thủ đúng các yêu cầu về liều lƣợng sử dụng và thời gian cách ly thấp hơn so với hộ sản xuất RAT. Tuy nhiên kết quả khảo sát cho thấy, vẫn còn 10,7% số hộ sản xuất RAT và 30,5% số hộ sản xuất rau thƣờng chƣa đảm bảo thời gian cách ly, các hộ này có thực hiện cách ly nhƣng thời gian ngắn hơn so với hƣớng dẫn. Các hộ sản xuất rau chƣa sử dụng thuốc BVTV đúng theo hƣớng dẫn do vẫn quen với kinh nghiệm sản xuất là dựa vào tình hình sâu bệnh trên ruộng rau hoặc khi thời tiết thay đổi thuận lợi cho sâu bệnh phát triển sẽ tiến hành phun thuốc BVTV trƣớc để phòng ngừa. Nguyễn Đăng Giáng Châu (2019) cũng chỉ ra các hộ sản xuất rau tại tỉnh Thừa Thiên

91

Huế vẫn sử dụng thuốc BVTV theo kinh nghiệm và truyền miệng [37]. Biểu đồ 3.7 cho thấy tiêu chí lựa chọn thuốc BVTV cũng có sự khác nhau giữa hai nhóm hộ. Trong đó, tiêu chí đƣợc hộ sản xuất RAT quan tâm là có nguồn gốc rõ ràng, tính độc hại thấp và hiệu quả đối với cây rau.

Theo ông Trần Du, hộ sản xuất rau tại xã Phú Mậu: Lượng thuốc BVTV được sử dụng mỗi lần vẫn theo đúng hướng dẫn trên bao bì. Tuy nhiên, tần suất sử dụng thuốc BVTV sẽ tùy thuộc vào lượng sâu bệnh. Khi sâu bệnh nhiều sẽ phun thuốc liên tục 2 - 3 lần để tăng tác dụng. Còn về thời gian cách ly sau khi sử dụng thuốc BVTV thì chưa được quan tâm (Thông tin từ phỏng vấn sâu hộ sản xuất rau).

Biểu đồ 3.7. Lý do chọn thuốc BVTV của hộ sản xuất

(Nguồn: Số liệu khảo sát năm 2020)

Về thu gom, cất trữ vỏ bao bì để xử lý: 87,4% số hộ sản xuất rau, trong đó hộ sản xuất RAT là 92% và hộ sản xuất rau thƣờng là 84% đã thu gom, cất trữ vỏ bao bì đúng quy định. Hiện nay, tại các ruộng sản xuất địa phƣơng đã xây dựng các bể chứa vỏ bao bì thuốc BVTV sau sử dụng. Tuy nhiên, vẫn còn một số hộ vứt bỏ bừa bãi vỏ bao bì thuốc BVTV ngay tại ruộng rau, chiếm 12,6%.

Về ghi chép và lƣu trữ hồ sơ các loại hóa chất đã sử dụng: 76% số hộ sản xuất RAT và 33,0% số hộ sản xuất rau thƣờng đã tiến hành ghi chép và lƣu trữ hồ sơ về các loại hóa chất đã sử dụng. Tuy nhiên, một số hộ sản xuất vẫn chƣa tạo đƣợc thói quen ghi chép hoặc có ghi chép nhƣng chƣa đầy đủ.

Nhƣ vậy, việc sử dụng thuốc BVTV trong sản xuất RAT từ khâu lựa chọn loại thuốc, liều lƣợng sử dụng đã đƣợc các hộ sản xuất tuân thủ đúng theo hƣớng dẫn. Tuy nhiên, vẫn còn 10,7% số hộ sản xuất RAT chƣa đảm bảo thời gian cách ly, 13,3% số

0% 20% 40% 60% 80% 100%

Giá thành Hiệu quả đối với cây rau

Tính độc hại thấp Nguồn gốc rõ ràng Dễ sử dụng Khác 37,3% 91,3% 100% 100% 18,0% 24,7% 93,3% 100% 100% 100% 20,5% 22,5%

92

hộ sản xuất RAT chƣa vệ sinh dụng cụ sau mỗi lần sử dụng và 8% số hộ chƣa thu gom, cất trữ vỏ bao bì thuốc BVTV sau mỗi lần sử dụng. Nguyên nhân chính là do một số hộ sản xuất còn chủ quan và thiếu ý thức. Song, nguyên nhân sâu xa có thể là do hoạt động quản lý, giám sát và kiểm soát sản xuất RAT của các cơ quan ban ngành chƣa thực hiện thƣờng xuyên, còn nhiều hạn chế.

d) Về nước tưới

Tình hình thực hiện quy trình tƣới nƣớc trong sản xuất RAT ở tỉnh Thừa Thiên Huế đƣợc thể hiện qua số liệu Bảng 3.12.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu phát triển sản xuất rau an toàn tại tỉnh Thừa Thiên Huế (Trang 97 - 99)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(191 trang)