Đặc điểm kinh tế xã hội tỉnh Vĩnh Phúc

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực thi chính sách hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp nhỏ và vừa tại tỉnh vĩnh phúc (Trang 55 - 60)

3.1. Đặc điểm tự nhiên, kinh tế xã hội tỉnh Vĩnh Phúc

3.1.2. Đặc điểm kinh tế xã hội tỉnh Vĩnh Phúc

Theo Cục Thống kê tỉnh Vĩnh Phúc, tốc độ tăng trưởng bình quân 18 năm (1997 - 2014) là 14,8%/năm. Năm 2014, tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP) theo giá so sánh đạt 54.690 tỷ đồng, tăng 6,11% so với năm 2013. Giai đoạn 2011-2014, GRDP của tỉnh tăng trưởng bình quân 6,04%/năm, giá trị tăng thêm tăng bình quân 8,65%/năm (trong đó: nông, lâm nghiệp và thủy sản tăng 3,62%/năm; công nghiệp và xây dựng tăng 10,10%/năm; dịch vụ tăng 7,25%/năm), cao hơn so với tốc độ tăng trưởng GDP bình quân cả nước cùng thời kỳ (5,6%/năm) nhưng thấp hơn so với giai đoạn 2006 - 2010 (18,0%/năm).

Bảng 3.1 Quy mô và tăng trưởng kinh tế giai đoạn 2011-2015

Tổng GRDP (tỷ đồng) Tốc độ tăng trưởng (%)/năm

Chỉ tiêu 2010 2014 Dự kiến 2015 2011- 2014 Dự kiến 2011 - 2015 Mục tiêu đề ra giai đoạn 2011 - 2015 Tổng GRDP (giá so sánh 2010) 43.255 54.690 58.430 6,04 6,2 6 - 6,5 Giá trị tăng thêm 30.530 42.547 45.476 8,65 8,3 Nông, lâm, thủy sản 3.428 3.952 4.059 3,62 3,4 3 - 3,5 Công nghiệp, xây dựng 18.707 27.489 29.321 10,10 9,4 9 - 9,5 Dịch vụ 8.394 11.106 12.096 7,25 7,6 7,5- 8,0

(Nguồn: Cục thống kê tỉnh Vĩnh Phúc, Một số chỉ tiêu thống kê giai đoạn 2011-2015 phục vụ xây dựng KH phát triển KT - XH giai đoạn 2016-2020)

Theo kế hoạch (KH) phát triển kinh tế - xã hội năm 2015 (đã được HĐND tỉnh khóa XV, kỳ họp lần thứ 11 thông qua), GRDP của tỉnh tăng trưởng khoảng 6,5-7% so với năm 2014, giá trị tăng thêm tăng trưởng khoảng 6,5-7%.

Thu nhập bình quân tiếp tục tăng trưởng và luôn nằm trong nhóm các địa phương có GRDP bình quân đầu người cao của cả nước. Theo Báo cáo tổng hợp Đề án phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Vĩnh Phúc giai đoạn 2016 - 2020 của UBND tỉnh Vĩnh Phúc (2014), tính đến năm 2013, GRDP bình quân đầu người của tỉnh Vĩnh Phúc (giá thực tế) đạt 58,5 triệu đồng (tương đương 2780 USD), xếp thứ 5/11 tỉnh thuộc Vùng Đồng bằng sông Hồng, xếp thứ 4/7 tỉnh thuộc Vùng Kinh tế trọng điểm phía Bắc và gấp gần 1,5 lần GDP bình quân đầu người của cả nước (39,95 triệu đồng). Ước năm 2014, GRDP bình quân đầu người toàn tỉnh (giá hiện hành) đạt 63 triệu đồng, tương đương 3.000 USD và năm 2015 dự kiến đạt 70 triệu đồng, tương đương 3.300 USD, đạt mục tiêu kế hoạch đề ra (mục tiêu KH là 70 triệu đồng/người/năm).

Cơ cấu kinh tế tiếp tục chuyển dịch theo hướng tích cực nhưng chưa đạt mục tiêu đề ra. Theo Báo cáo tổng hợp Đề án phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Vĩnh Phúc giai đoạn 2016 - 2020 của UBND tỉnh Vĩnh Phúc (2014), ngành công nghiệp - xây dựng (CN - XD) tiếp tục chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu giá trị tăng thêm của tỉnh Vĩnh Phúc. Trong khi đó, nông nghiệp và dịch vụ có sự biến động theo hướng giảm tỷ trọng khối ngành nông nghiệp và tăng tỷ trọng của khối ngành dịch vụ nhưng với tốc độ chậm.

Cùng với chủ trương của tỉnh về chuyển hướng trọng tâm sang phát triển dịch vụ, những năm qua tỷ trọng giá trị ngành dịch vụ đã từng bước gia tăng trong cơ cấu kinh tế nhưng vẫn còn chậm. Giai đoạn 2011 - 2015, tỷ trọng giá trị gia tăng của ngành dịch vụ chỉ tăng thêm 1% từ 27,5% năm 2010 lên khoảng 28,5% năm 2015 , trong tỷ trọng ngành nông, lâm nghiệp và thủy sản có mức suy giảm tương ứng, từ 11,2% xuống còn 9,4%.

Bảng 3.2 Chuyển dịch cơ cấu kinh tế tỉnh Vĩnh Phúc giai đoạn 2011-2015 TT Năm 2010 2013 UTH 2014 Dự kiến 2015 Mục tiêu đến năm 2015 Giá trị tăng thêm (Giá hiện hành,Tỷ đồng)

Tổng số 30.530 46.906 51.045 57.365

1 Nông, lâm nghiệp, thuỷ

sản 3.428 4.734 4.983 5.374 2 Công nghiệp - xây dựng 18.707 29.807 31.924 35.637 3 Dịch vụ 8.394 12.365 14.138 16.317

Cơ cấu GTTT (%) 100,0 100,0 100,0 100,0 100,0

1 Nông, lâm nghiệp, thuỷ

sản 11,2 10,1 9,8 9,4 6,5 - 7 2 Công nghiệp - xây dựng 61,3 63,5 62,5 62,1 61 - 62 3 Dịch vụ 27,5 26,4 27,7 28,5 31 - 32

(Nguồn: Cục thống kê tỉnh Vĩnh Phúc, Một số chỉ tiêu thống kê giai đoạn 2011-2015 phục vụ xây dựng KH phát triển KT - XH giai đoạn 2016-2020)

Nhịp độ tăng trưởng GTSX ngành công nghiệp - xây dựng (giá so sánh 2010) bình quân giai đoạn 2011 - 2014 đạt 10,3%/năm, trong đó: công nghiệp tăng 9,9%/năm, xây dựng tăng 18,2%/năm. Dự kiến giai đoạn 2011 - 2015 GTSX toàn ngành tăng bình quân khoảng 9,6%/năm, trong đó: công nghiệp tăng khoảng 9,2%/năm, xây dựng tăng khoảng 17,6%/năm.Trong sản xuất công nghiệp, khu vực FDI vẫn đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế của tỉnh. Khu vực công nghiệp trong nước tuy gặp nhiều khó khăn nhưng vẫn duy trì được tốc độ phát triển bình quân khoảng đạt 7,1%/năm, tăng trưởng mạnh nhất là khu vực tư nhân trong nước với tốc độ 16,7%/năm.

Bảng 3.3 Tăng trưởng GTSX công nghiệp - xây dựng giai đoạn 2011-2015 Tốc độ tăng trưởng bình quân (%) TT Chỉ tiêu 2010 2013 ƯTH 2014 KH 2015 2011- 2014 2011- 2015 Giá trị sản xuất CN - XD (giá SS 2010) 83.502,6 117.177,2 123.525,4 132.077 10,3 9,6 1. GTSX Công nghiệp 80.060,3 111.125,5 116.801,7 124.327 9,9 9,2 - Nhà nước 878,2 1.016,5 1.156,8 1.300 7,1 8,2 - Ngoài Nhà nước 10.490,3 16.916,7 19.444,6 21.700 16,7 16,0 - Khu vực có vốn đầu

tư nước ngoài 68.691,9 93.192,3 96.200,4 101.327 8,8 8,0

2. GTSX ngành Xây

dựng 3.442,26 6.051,7 6.723,6 7.750 18,2 17,6

(Nguồn: Sở Kế hoạch và Đầu tư Vĩnh Phúc, Dự thảo báo cáo tình hình thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011 - 2015)

Không chỉ phát triển kinh tế, các lĩnh vực văn hoá - xã hội của tỉnh ngày càng phát triển, từng bước kết hợp hài hoà với tăng trưởng kinh tế. Công tác giải quyết việc làm, giảm nghèo được tỉnh đặc biệt quan tâm, an sinh xã hội được bảo đảm. Theo Báo cáo của Sở Lao động Thương binh và Xã hội tỉnh Vĩnh Phúc, giai đoạn 2011-2015 ước giải quyết việc làm cho 107,88 nghìn lượt người, trong đó đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài trên 5 nghìn lao động. Giải quyết tốt việc làm đã góp phần chuyển dịch cơ cấu lao động, cơ cấu kinh tế, tạo việc làm, nâng cao thu nhập, giảm nghèo bền vững, đảm bảo an sinh xã hội. Các chính sách giảm nghèo được thực hiện tốt, lồng ghép với nhiều chương trình, kế hoạch khác nhau. Qua đó, tỷ lệ hộ nghèo liên tục giảm qua các năm, ước đến năm 2015 tỷ lệ hộ nghèo còn 2,5%, bình quân 5

năm 2011-2015 giảm 1,7%/năm đạt mục tiêu kế hoạch đề ra.

Giáo dục - đào tạo của tỉnh luôn khẳng định được vị thế trong toàn quốc. Theo Báo cáo của Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Vĩnh Phúc thì năm học 2013-2014, tỷ lệ học sinh tiểu học tốt nghiệp đạt 100%, trung học cơ sở đạt 99,7%, trung học phổ thông đạt 99,54% và bổ túc đạt 90,27%. Kỳ thi tuyển sinh Đại học năm 2014, học sinh Vĩnh Phúc năm thứ 3 liên tiếp đứng thứ nhất cả nước về điểm trung bình bài thi (16,28 điểm). Số học sinh giỏi các cấp hàng năm được nâng lên, học sinh của tỉnh đạt nhiều giải học sinh giỏi quốc gia và liên tục có học sinh giành huy chương tại các kỳ thi quốc tế. Đào tạo và dạy nghề được đổi mới theo hướng giao chỉ tiêu đào tạo gắn với nhu cầu thị trường cho các cơ sở đào tạo nghề công lập của tỉnh.

Công tác y tế, chăm sóc sức khỏe được quan tâm ở tất cả các khâu và thu được kết quả tốt. Đến hết năm 2014, số bác sỹ trên vạn dân ước đạt tỷ lệ 8,4 bác sỹ/vạn dân (dự báo đến năm 2015 đạt 8,5 bác sỹ/vạn dân sẽ vượt mục tiêu kế hoạch 5 năm đã đề ra là 8 bác sỹ/vạn dân); tỷ lệ trạm y tế được công nhận chuẩn quốc gia về y tế (theo chuẩn mới 2011-2020) ước đến hết năm 2014 đạt 38% (Nguồn: Báo cáo của Sở Y tế tỉnh Vĩnh Phúc).

Trên địa bàn có 65 di tích được xếp hạng cấp quốc gia, 356 di tích xếp hạng cấp tỉnh. Công tác xây dựng gia đình văn hoá - làng văn hoá được triển khai tích cực, ước đến hết năm 2015, tỷ lệ hộ gia đình đạt tiêu chuẩn gia đình văn hoá đạt 84%, tỷ lệ làng đạt tiêu chuẩn làng văn hoá là 71%.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực thi chính sách hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp nhỏ và vừa tại tỉnh vĩnh phúc (Trang 55 - 60)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(123 trang)