Giai đoạn triển khai thực thi chính sách

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực thi chính sách hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp nhỏ và vừa tại tỉnh vĩnh phúc (Trang 82 - 88)

3.4. Thực trạng công tác thực thi chính sách hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp

3.4.2. Giai đoạn triển khai thực thi chính sách

3.4.2.1. Truyền thông chính sách

Tỉnh Vĩnh Phúc đã lên kế hoạch tổ chức thực hiện chính sách bằng công tác truyền thông, tập trung vào hai nhóm đối tượng chính đó là: Nhóm đối tượng thụ hưởng chính sách là doanh nghiệp và Nhóm thực thi gồm các

cán bộ và cơ quan liên quan chịu trách nhiệm quản lý, triển khai thực hiện chính sách.

Chính sách hỗ trợ pháp lý cho DNNVV tỉnh Vĩnh Phúc được tuyên truyền, phổ biến qua nhiều hình thức: thông qua các phương tiện thông tin, công cụ hỗ trợ như cổng thông tin điện tử của UBND tỉnh, trang thông tin điện tử của các Sở, ban, ngành và UBND cấp huyện, công báo, Cổng thông tin đối thoại “Doanh nghiệp - Chính quyền”, đài phát thanh và truyền hình của Trung ương và tỉnh Vĩnh Phúc, báo điện tử, báo giấy; qua các khóa bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng pháp luật cho doanh nghiệp; qua các buổi hội thảo, tọa đàm, diễn đàn.

3.4.2.2. Triển khai các nội dung chương trình, dự án

Trong giai đoạn tổ chức triển khai chính sách, tỉnh Vĩnh Phúc đã tổ chức thực hiện các chương trình với nhiều nội dung hỗ trợ pháp lý cho DNNVV.

Tỉnh Vĩnh Phúc đã xây dựng cơ sở dữ liệu pháp luật và đăng tải trên các Trang thông tin điện tử chính thức của tỉnh. Qua đó, các doanh nghiệp đã được tiếp cận, sử dụng miễn phí thông tin, tra cứu văn bản quy phạm pháp luật tại chuyên mục văn bản QPPL của tỉnh đăng tải trên Cổng Thông tin - Giao tiếp điện tử tỉnh và trang thông tin của các Sở: Tư pháp, Kế hoạch và Đầu tư, Lao động, Thương binh và Xã hội, Ban Quản lý các khu công nghiệp... Dữ liệu pháp luật được đăng tải khá nhiều, tuy nhiên chưa có một trang thông tin riêng cho vấn đề này và chưa có sự sắp xếp hợp lý cho từng lĩnh vực nên việc tra cứu có thể gặp khó khăn đối với doanh nghiệp mới tiếp cận vấn đề lần đầu.

Qua phỏng vấn các các cán bộ thực thi chính sách HTPL, năm 2014 Ban xúc tiến và hỗ trợ đầu tư tỉnh Vĩnh Phúc đã tổ chức, xây dựng, duy trì cập nhật cơ sở dữ liệu của 90 văn bản quy phạm pháp luật (trong đó có 66 văn bản

Trung ương và 24 văn bản của tỉnh) liên quan đến hoạt động hỗ trợ tư vấn cho doanh nghiệp được đăng tải trên trang thông tin điện tử chính thức của Ban. Các Sở, ban, ngành tăng cường đăng tải trên các báo, tạp chí, trang thông tin điện tử, đài tiếng nói, đài phát thanh ở Trung ương và địa phương các tin bài, văn bản về tuyên truyền pháp luật.

Theo kết quả phỏng vấn đại diện Ban xúc tiến và hỗ trợ đầu tư tỉnh Vĩnh Phúc, vấn đề trả lời, giải đáp các câu hỏi, ý kiến thắc mắc của doanh nghiệp trên Cổng thông tin đối thoại “Doanh nghiệp - Chính quyền”, Ban xúc tiến và hỗ trợ đầu tư tỉnh Vĩnh Phúc đã phối hợp, điều phối đến các sở, ban, ngành và chính quyền địa phương trả lời 74 câu hỏi do các tổ chức, doanh nghiệp gửi đến.

Nhằm tuyên truyền, phổ biến các văn bản quy phạm pháp luật đến doanh nghiệp, tỉnh Vĩnh Phúc đã tổ chức các hội nghị, tọa đàm, các lớp tập huấn bồi dưỡng kiến thức pháp luật cho doanh nghiệp. Theo kết quả phỏng vấn cán bộ thực thi chính sách HTPL tỉnh Vĩnh Phúc, trong năm 2014, các sở, ban, ngành trên địa bàn tỉnh đã tổ chức được hơn 30 hội nghị, tọa đàm, lớp tập huấn hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp.

Hiệp hội doanh nghiệp tỉnh Vĩnh Phúc có vai trò chủ yếu trong việc tổ chức các lớp bồi dưỡng, tuyên truyền phổ biến. Một số lớp được tổ chức tại các địa phương hoặc tại các doanh nghiệp nhằm giảm bớt khó khăn về địa lý cho các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh. Việc biên soạn tài liệu phục vụ cho các lớp tuyên truyền được Hiệp Hội Doanh nghiệp rất chú trọng. Ngoài những tài liệu có sẵn được cung cấp từ Sở Tư pháp, Hiệp hội đã tham khảo các tài liệu tương tự của Phòng Công nghiệp và Thương mại Việt Nam, Hiệp hội DNNVV Việt Nam như các tài liệu Đối thoại, Trách nhiệm người sử dụng lao động để soạn những tài liệu phù hợp với tình hình thực tế của doanh nghiệp. Trước khi mở lớp tập huấn hoặc hội thảo Ban tổ chức đều có sự thông báo

chương trình học trước đến các doanh nghiệp để các doanh nghiệp lựa chọn và đăng ký tham gia. Do đối tượng học tập là cán bộ quản lý doanh nghiệp, cán bộ phụ trách công tác pháp lý nên Ban tổ chức đã làm việc với các trường Đại học như: Đại học Luật, Đại học Lao động xã hội, Đại học Công đoàn Hà Nội, đoàn Luật sư tỉnh Vĩnh Phúc để hợp đồng về cung cấp giảng viên cho các khóa tập huấn đảm bảo chất lượng, đáp ứng yêu cầu của chương trình và doanh nghiệp.

Theo số liệu từ Hiệp hội doanh nghiệp tỉnh Vĩnh Phúc, qua thời gian thực hiện từ năm 2012 đến năm 2014 các cơ quan tổ chức thực thi chính sách đã tổ chức 80 khoá đào tạo, bồi dưỡng tuyên truyền phổ biến pháp luật cho người sử dụng lao động cho 2.809 DNNVV với 5.079 lượt người tham dự.

Bảng 3.9 Thống kê kết quả tuyên truyền phổ biến pháp luật cho doanh nghiệp tỉnh Vĩnh Phúc

Số doanh nghiệp được TTPBPL Số người được TTPBPL TT Năm thực hiện Tổng số DNNVV Tổng số DNNVV 1 2012 803 751 1.191 1.135 2 2013 1.137 1.076 1.920 1.752 3 2014 1.068 982 2.313 2.192 Cộng 3.008 2.809 5.424 5.079

(Nguồn: Thống kê của Hiệp hội doanh nghiệp tỉnh Vĩnh Phúc)

Vĩnh Phúc chú trọng tới việc xây dựng mạng lưới tư vấn pháp luật cho các DNNVV tại các địa bàn kinh tế - xã hội khó khăn, đặc biệt khó khăn. Theo kết quả phỏng vấn qua điện thoại đối với các cán bộ thực thi chính sách HTPL, thông qua Đề án thiết lập mạng lưới tư vấn pháp luật cho doanh nghiệp tại các địa phương có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn và đặc biệt khó khăn, Vĩnh Phúc đã huy động hơn 50 luật sư, luật gia, tư vấn viên pháp

luật, cộng tác viên tư vấn pháp luật để giúp DNNVV tiếp cận được hỗ trợ từ hệ thống mạng lưới, tuy nhiên số lượng luật sư còn ít. Qua 3 năm (2012 - 2014), chương trình đã hỗ trợ được 113 DNNVV tại các địa bàn kinh tế - xã hội khó khăn và đặc biệt khó khăn của tỉnh Vĩnh Phúc thông qua tư vấn trực tiếp. Đây là chương trình rất ý nghĩa, do DNNVV ở các địa bàn kinh tế - xã hội khó khăn và đặc biệt khó khăn của tỉnh có quy mô rất nhỏ, trình độ, năng lực hạn chế và ít được tiếp cận với các thông tin mới nên rất cần các chính sách hỗ trợ trực tiếp tới từng doanh nghiệp ở khu vực này.

Nhìn chung, UBND tỉnh Vĩnh Phúc đã triển khai chính sách hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp thông qua nhiều hình thức khá hiệu quả, đối tượng chủ yếu là các doanh nghiệp nhỏ và vừa, chiếm 93,4% số doanh nghiệp được hỗ trợ. Trung bình số DNNVV được hỗ trợ chiếm khoảng 20% trên tổng số DNNVV của cả tỉnh. Con số này còn khá khiêm tốn, tuy nhiên qua 3 năm thực hiện hoạt động này thì đây là một nỗ lực lớn đối với cơ quan thực thi chính sách hỗ trợ pháp lý. Vĩnh Phúc đã có kênh đối thoại giữa doanh nghiệp và chính quyền qua Cổng thông tin điện tử, tuy nhiên đối tượng chủ yếu là DNNVV, có quy mô nhỏ, năng lực hạn chế, khó khăn trong việc tiếp cận các thông tin nên việc chỉ trao đổi thông tin qua hệ thống này gặp nhiều hạn chế, đặc biệt là các DNNVV ở những địa bàn khó khăn. Vì vậy, trong thời gian tới cần thiết có thêm những hình thức hỗ trợ khác tiện lợi và hiệu quả hơn.

3.4.2.3. Phối hợp các tổ chức

Chính sách hỗ trợ pháp lý cho DNNVV được nhiều cơ quan cùng thực hiện, trong đó đầu mối là Sở Tư pháp tỉnh Vĩnh Phúc. Việc phối hợp giữa các cơ quan thực thi chính sách là rất quan trọng để chính sách được triển khai hiệu quả hơn.

Sở Tư pháp phối hợp với các sở, ban, ngành, tổ chức đại diện của doanh nghiệp, các cơ quan, đơn vị có liên quan tuyên truyền, phổ biến

pháp luật cho doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh. Phối hợp các cơ quan liên quan trong cập nhật, đăng tải các văn bản quy phạm pháp luật trên Trang thông tin điện tử của tỉnh.

Văn phòng UBND phối hợp với Sở Thông tin - Truyền thông duy trì, cập nhật và đăng tải trên Trang thông tin điện tử tỉnh, Trang dữ liệu pháp luật quốc gia các văn bản quy phạm pháp luật của tỉnh, đặc biệt là các văn bản liên quan đến hoạt động của doanh nghiệp. Phối hợp với Sở Tư pháp rà soát, hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật do HĐND, UBND tỉnh ban hành.

Đối với công tác tài chính, Sở Tài chính phối hợp với Sở Tư pháp và các cơ quan có liên quan tham mưu với UBND tỉnh về mức chi đảm bảo cho công tác hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh theo quy định của Thông tư liên tịch số 157/2010/TTLT-BTC-BTP ngày 12/10/2010 của Bộ Tài chính- Bộ Tư pháp hướng dẫn việc lập dự toán, quản lý, sử dụng và quyết toán kinh phí ngân sách nhà nước.Phối hợp các đơn vị liên quan tổng hợp, tham mưu với UBND tỉnh về kinh phí thực hiện Chương trình này.

Sở Kế hoạch và Đầu tư phối hợp với Văn phòng UBND tỉnh, Sở Thông tin và Truyền thông, các cơ quan có liên quan xây dựng chuyên mục “Hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp” trên Trang Thông tin điện tử - Sở Kế hoạch và Đầu tư để đăng tải các văn bản quy phạm pháp luật (QPPL) của địa phương, Trung ương ban hành liên quan đến doanh nghiệp; tiếp nhận và giải đáp pháp luật cho doanh nghiệp và các thông tin về hoạt động của doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh. Phối hợp với Sở Tư pháp lồng ghép các hoạt động của Chương trình vào các chương trình, dự án có liên quan và hỗ trợ việc huy động nguồn tài trợ để triển khai Chương trình theo quy định của pháp luật.

Sở Thông tin và Truyền thông phối hợp với Văn phòng UBND tỉnh, các cơ quan có liên quan xây dựng, duy trì chuyên mục “Hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp” trên Cổng thông tin - giao tiếp điện tử của tỉnh để đăng tải các

văn bản quy phạm pháp luật của Trung ương và địa phương liên quan đến doanh nghiệp.

Hiệp hội doanh nghiệp tỉnh Vĩnh Phúc, Đoàn luật sự tỉnh Vĩnh Phúc phối hợp với các Sở, ban, ngành tổ chức tuyên truyền phổ biến pháp luật thông qua các lớp bồi dưỡng, tập huấn, giải đáp các thắc mắc của DNNVV.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực thi chính sách hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp nhỏ và vừa tại tỉnh vĩnh phúc (Trang 82 - 88)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(123 trang)