Giải pháp nhằm hoàn thiện công tác thực thi chính sách hỗ trợ pháp lý

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực thi chính sách hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp nhỏ và vừa tại tỉnh vĩnh phúc (Trang 106 - 111)

pháp lý cho doanh nghiệp nhỏ và vừa tại tỉnh Vĩnh Phúc

Qua quá trình nghiên cứu cho thấy, công tác thực thi chính sách hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp nhỏ và vừa tỉnh Vĩnh Phúc còn nhiều hạn chế, một số nội dung triển khai chưa được tốt. Từ thực tế nghiên cứu, tác giả xin đề xuất một số giải pháp như sau:

4.2.1. Giải pháp về nâng cao năng lực của bộ máy và đội ngũ cán bộ thực thi chính sách

Trong giai đoạn hội nhập đặc biệt là khi Việt Nam gia nhập hiệp định xuyên thái bình dương TPP, chỉ có tuân thủ pháp luật thì sản xuất, kinh doanh mới hiệu quả bền vững và chỉ có quản lý bằng pháp luật thì hiệu lực quản lý nhà nước mới được thực thi, xã hội mới ổn định. Vì vậy, việc xây dựng bộ máy làm công tác hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp có ý nghĩa rất quan trong cho việc triển khai hoạt động hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp. Đây là yếu tố nền tảng giúp công tác hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp đạt hiệu quả cao.

Cần củng cố nâng cao năng lực của Sở Tư pháp trong việc tham mưu cho UBND tỉnh thực hiện công tác quản lý nhà nước về hỗ trợ pháp lý doanh nghiệp tại địa phương, đẩy mạnh sự phối hợp chặt chẽ giữa Sở Tư pháp và các Sở, ban, ngành, tổ chức đại diện cho doanh nghiệp trong việc thực hiện công tác hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp. Để việc thực thi chính sách hỗ trợ

pháp lý cho doanh nghiệp nhỏ và vừa đạt hiệu quả cao trong thời tới, cần có một đầu mối được thành lập như Trung tâm hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp nhỏ và vừa do Sở Tư pháp quản lý, vì khu vực doanh nghiệp nhỏ và vừa có những đặc thù riêng, là đối tượng rất cần hỗ trợ từ Nhà nước và công tác hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp nhỏ và vừa còn phải thực hiện lâu dài nên cần thiết có một đầu mối chuyên sâu phụ trách công tác này. Đối với một số vị trí quan trọng trong công tác hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp nhỏ và vừa, cần bố trí cán bộ làm việc chuyên trách, hạn chế cán bộ kiêm nhiệm nhiều việc để giúp công tác hỗ trợ đạt hiệu quả cao.

Hoàn thiện quy trình quản lý và tổ chức thực hiện các hoạt động hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp thông qua việc chuẩn hóa bằng các văn bản pháp luật, tạo cơ chế thống nhất cho hoạt động hỗ trợ pháp lý doanh nghiệp từ cấp tỉnh đến cơ sở.

Xây dựng chương trình bồi dưỡng, kế hoạch tập huấn cho đội ngũ cán bộ làm công tác hỗ trợ pháp lý doanh nghiệp, đặc biệt là cán bộ ở các vùng kinh tế - xã hội khó khăn và đặc biệt khó khăn, tạo cho đội ngũ này có một trình độ chuyên môn sâu về công tác hỗ trợ pháp lý doanh nghiệp. Cần tổ chức thêm các khóa bồi dưỡng tập huấn cho cán bộ làm công tác thực thi chính sách hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp đảm bảo tất cả các cán bộ làm công tác này đều được đào tạo.

Nâng cao vai trò của Trung tâm tư vấn pháp luật thuộc Hiệp hội doanh nghiệp tỉnh Vĩnh Phúc, vì đây là tổ chức hiểu và gần với doanh nghiệp nhất. Cần có hình thức đào tạo chuyên biệt cho đội ngũ cán bộ làm công tác hỗ trợ pháp luật của các hiệp hội doanh nghiệp, đây là một biện pháp quan trọng trong việc triển khai thực hiện nhiệm vụ, đội ngũ này sẽ làm cầu nối triển khai các chương trình hỗ trợ pháp lý doanh nghiệp đến với doanh nghiệp.

4.2.2. Giải pháp về tăng cường công tác tuyên truyền phổ biến pháp luật, giải đáp các vướng mắc pháp lý cho doanh nghiệp nhỏ và vừa pháp luật, giải đáp các vướng mắc pháp lý cho doanh nghiệp nhỏ và vừa

Tăng cường công tác tuyên truyền phổ biến về chính sách hỗ trợ pháp lý cho các Sở, ban, ngành, tổ chức đại diện cho doanh nghiệp và doanh nghiệp nhỏ và vừa tỉnh Vĩnh Phúc biết và hiểu rõ về chính sách.

Tiếp tục tuyên truyền, phổ biến nâng cao nhận thức cho doanh nghiệp nhỏ và vừa, giúp doanh nghiệp chủ động tìm hiểu các chính sách pháp luật và thông lệ quốc tế để nâng cao năng lực trong kinh doanh.

Đẩy mạnh công tác truyền thông đối với các hoạt động hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp tạo nên sức mạnh lan tỏa thu hút sự tham gia của cộng đồng và doanh nghiệp, để cộng đồng doanh nghiệp thấy được cần thiết phòng ngừa các rủi ro pháp lý trong kinh doanh. Thực hiện việc tuyên truyền, phổ biến qua nhiều hình thức, công cụ hỗ trợ như đài phát thanh, truyền hình, sách báo, trang thông tin điện tử, hội thảo, tập huấn.

Lồng ghép, kết hợp hoạt động hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp nhỏ và vừa với các hoạt động tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật, hỗ trợ, cung cấp thông tin cho doanh nghiệp và các hoạt động quản lý nhà nước khác; thông tin pháp lý đảm bảo chính xác, nhanh chóng, kịp thời và phù hợp với yêu cầu của doanh nghiệp. Tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp được phổ biến, giáo dục pháp luật, được giải đáp pháp luật, cung cấp văn bản quy phạm pháp luật, văn bản quản lý của Nhà nước mà doanh nghiệp quan tâm yêu cầu được cung cấp.

Các cơ quan thực thi pháp lý của tỉnh cần bổ sung thêm một số Luật, Nghị định có liên quan đến các ngành nghề hoạt động của doanh nghiệp vào nội dung tuyên truyền.

Xây dựng kênh thông tin để doanh nghiệp dễ dàng trao đổi với các cơ quan hỗ trợ pháp lý trong trường hợp cần được hỗ trợ các vướng mắc pháp lý, nên có đường dây nóng hỗ trợ doanh nghiệp.

4.2.3. Giải pháp về nâng cao khả năng tiếp cận pháp lý cho doanh nghiệp nhỏ và vừa nghiệp nhỏ và vừa

Trước hết, cần đẩy mạnh, thực hiện nghiêm túc công tác cải cách hành chính, có hình thức xử lý nghiêm khắc các cán bộ coa thái độ quan liêu, cửa quyền, hách dịch, nhũng nhiễu trong việc thực thi chính sách hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp. Cần nâng cao năng lực của các cơ quan xây dựng chính sách, pháp luật, giúp hoàn thiện hệ thống pháp luật, tránh chồng chéo và thiếu bền vững.

Xây dựng một trang thông tin điện tử riêng để hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp; cập nhật, đăng tải toàn bộ cơ sở dữ liệu về các nội dung pháp luật liên quan tới kinh doanh tại trang thông tin và cần sắp xếp các nội dung văn bản pháp luật hợp lý theo từng lĩnh vực để việc tra cứu thông tin được thuận lợi.

Đổi mới, nâng cao hiệu quả các hình thức, phương pháp hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp. Kết hợp phương thức truyền thống với phương thức hiện đại, ứng dụng công nghệ thông tin phù hợp với từng nội dung, từng đối tượng, từng vùng miền.

4.2.4. Giải pháp về đẩy mạnh các chương trình bồi dưỡng, phổ biến kiến thức pháp luật cho doanh nghiệp nhỏ và vừa kiến thức pháp luật cho doanh nghiệp nhỏ và vừa

Lựa chọn đội ngũ giáo viên có nhiều kinh nghiệm và nghiệp vụ sư phạm từ các trường Đại học uy tín nhằm nâng cao chất lượng công tác giảng dạy. Yêu cầu đội ngũ giảng viên cập nhật các văn bản quy phạm pháp luật mới sửa đổi, bổ sung có liên quan đến tài liệu tuyên truyền phổ biến pháp luật.

Tổ chức thêm các lớp nâng cao năng lực, bồi dưỡng kiến thức pháp lý cho cán bộ quản lý doanh nghiệp và cán bộ phụ trách công tác pháp chế qua các khóa đào tạo, tập huấn giúp doanh nghiệp có thể hiểu và vận dụng được các văn bản pháp luật trong kinh doanh.

Các cơ quan tổ chức các khóa đào tạo, bồi dưỡng cần có quán triệt cụ thể tới doanh nghiệp trong việc quy định đối tượng được tham gia lớp học, tránh trường hợp đối tượng tham gia không đúng thành phần gây lãng phí, hiệu quả thấp.

4.2.5. Giải pháp về đẩy mạnh xây dựng mạng lưới tư vấn hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp tại các địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội khó pháp lý cho doanh nghiệp tại các địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn

Tiếp tục xây dựng mạng lưới tư vấn hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp. Trước đây, tỉnh đã huy động lực lượng tư vấn pháp lý chủ yếu trong tỉnh Vĩnh Phúc nên số lượng và chất lượng chưa thực sự cao, vì vậy để nâng cao chất lượng tư vấn cho doanh nghiệp trong thời gian tới, cần huy động lực lượng luật sư chất lượng cao từ các cơ sở đào tạo luật uy tín như Đại học Luật Hà Nội, đây là một trong những đơn vị có đội ngũ chuyên gia, luật gia nhiều nhất.

Tăng cường số lượng cán bộ hỗ trợ pháp lý trực tiếp cho DNNVV tại các địa bàn kinh tế - xã hội khó khăn.

Cần tăng cường hỗ trợ tư vấn trực tiếp cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa tại các địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn, vì đây là địa bàn còn nhiều lạc hậu, trình độ, năng lực cán bộ của doanh nghiệp hạn chế nên việc hỗ trợ trực tiếp cho đối tượng này mới tạo được hiệu quả thiết thực. Nâng cao vai trò của Hiệp hội doanh nghiệp tỉnh Vĩnh Phúc trong công tác này.

4.2.6. Giải pháp về sử dụng hiệu quả kinh phí thực hiện chính sách

Tiếp tục sử dụng nguồn kinh phí được phê duyệt, trong đó, tập trung kinh phí của Nhà nước để thực hiện những hoạt động trọng điểm như thông tin pháp lý cho doanh nghiệp thông qua mạng điện tử; xây dựng và phát triển mạng lưới tư vấn pháp luật cho doanh nghiệp tại các địa bàn kinh tế - xã hội khó khăn và đặc biệt khó khăn; tổ chức các tọa đàm, hội thảo trao đổi các vướng mắc pháp lý cho doanh nghiệp.

Khuyến khích sự đóng góp nguồn lực của các tổ chức đại diện cho doanh nghiệp và các doanh nghiệp; huy động các nguồn tài trợ từ các tổ chức, cá nhân trong nước và quốc tế thông qua hình thức Nhà nước và doanh nghiệp cùng làm.

4.2.7. Giải pháp về tăng cường giám sát, đánh giá các hoạt động thực thi chính sách hỗ trợ pháp lý thực thi chính sách hỗ trợ pháp lý

Các Sở, ban, ngành liên quan và tổ chức đại diện cho doanh nghiệp trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ của mình thực hiện việc giám sát, đánh giá các hoạt động của chính sách.

Cần xây dựng các tiêu chí cụ thể để đánh giá hiệu quả các chương trình hỗ trợ pháp lý. Nếu là chương trình bồi dưỡng thì phải đạt những tiêu chí gì, việc công khai thông tin pháp lý của cơ quan nhà nước phải đáp ứng những chuẩn nào ... Ví dụ, đối với việc giải đáp thắc mắc của doanh nghiệp, cần lấy tiêu chí kịp thời, trả lời cụ thể rõ ràng để đánh giá. Điều này hết sức quan trọng, để tránh tình trạng tiêu chí duy nhất để đánh giá hiệu quả chính sách là chính sách đã giải ngân xong, còn những việc khác thì không có tiêu chí nào để kiểm chứng. Cần có điều tra xã hội học đối với đối tượng hưởng chính sách là doanh nghiệp nhỏ và vừa tỉnh Vĩnh Phúc.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực thi chính sách hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp nhỏ và vừa tại tỉnh vĩnh phúc (Trang 106 - 111)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(123 trang)