Thực trạng nhu cầu hỗ trợ pháp lý của doanh nghiệp nhỏ và vừa tại tỉnh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực thi chính sách hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp nhỏ và vừa tại tỉnh vĩnh phúc (Trang 69 - 72)

vừa tại tỉnh Vĩnh Phúc

Theo đánh giá của Hiệp hội doanh nghiệp tỉnh Vĩnh Phúc, các DNNVV trên địa bàn có rất nhiều vướng mắc về pháp lý do ít được tiếp cận thông tin, không có cán bộ pháp chế và chưa quan tâm đúng mức đến công tác này nên sức cạnh tranh kém, dễ bị thua thiệt do thiếu thông tin pháp lý, gặp rất nhiều khó khăn trong hoạt động kinh doanh, đặc biệt là trong bối cảnh hội nhập ngày càng sâu rộng như hiện nay.

Theo kết quả điều tra 82 doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc, có 3,66% DN chưa gặp vướng mắc về pháp lý; 18,29% DN có vướng mắc và đã được giải quyết và 78,05% DN có vướng mắc và chưa được giải quyết. Như vậy, hầu hết các DNNVV đều có vướng mắc pháp lý và phần lớn chưa được giải quyết. Trong đó, DN chưa gặp vướng mắc về pháp lý chỉ có 3,66%, chủ yếu tập trung vào các DN siêu nhỏ, do hình thức DN này có quy mô vô cùng nhỏ bé, hoạt động trong phạm vi hẹp và không quan tâm nhiều tới vấn đề pháp lý hoặc có thể đã gặp phải nhưng không biết.

Hầu hết các DNNVV ở Việt Nam có quy mô nhỏ và không có cán bộ phụ trách pháp chế, vì vậy khi gặp vấn đề pháp lý bên trong nội bộ và bên ngoài thì doanh nghiệp thường lúng túng và xử lý tình huống chậm. Theo điều tra 82 DNNVV tỉnh Vĩnh Phúc về nội dung “doanh nghiệp có cán bộ phụ trách pháp chế không?”, tác giả nhận được 82 câu trả lời về vấn đề này và đa

số trả lời là không, được thể hiện tại Hình 3.2

Hình 3.2 Tỷ lệ DNNVV có cán bộ pháp chế tại tỉnh Vĩnh Phúc

(Nguồn: Kết quả điều tra của tác giả)

Theo đó, chỉ có 13 DN có cán bộ phụ trách pháp chế (chiếm 15,85%), còn 84,15% DN không có cán bộ phụ trách pháp chế. Điều này cũng dễ hiểu, bởi DNNVV hầu hết có quy mô nhỏ, nguồn vốn thấp, năng lực, trình độ có hạn và chưa quan tâm nhiều tới vấn đề pháp lý, chỉ khi có vướng mắc mới tìm

là lý do mà DNNVV vốn đã rất khó khăn, lại càng khó trong việc cạnh tranh, khó tiếp cận được các thông tin pháp lý để phòng ngừa và ngăn chặn các rủi ro trong kinh doanh do thiếu hiểu biết pháp luật mang lại.

Theo đánh giá của Hiệp hội doanh nghiệp tỉnh Vĩnh Phúc thì phần lớn DNNVV trên địa bàn có nhu cầu được hỗ trợ pháp lý. Do trong quá trình hoạt động doanh nghiệp gặp nhiều vướng mắc liên quan đến pháp lý nhưng chưa có hướng giải quyết hoặc chưa giải quyết triệt để được bản chất vấn đề.

Hình 3.3 Nhu cầu hỗ trợ pháp lý của các DNNVV tại tỉnh Vĩnh Phúc

(Nguồn: Kết quả điều tra của tác giả)

Theo kết quả điều tra 82 DNNVV tỉnh Vĩnh Phúc về nội dung “nhu cầu hỗ trợ pháp lý của doanh nghiệp” của tác giả nhận được 82 câu trả lời,

nhìn chung nhu cầu hỗ trợ pháp lý của các DNNVV ở mức tương đối cao (Hình 3.3), chỉ có 2,44% doanh nghiệp không có nhu cầu HTPL; 21,95% doanh nghiệp chưa có nhu cầu HTPL thực sự; 68,29% doanh nghiệp có nhu cầu HTPL và 7,32% doanh nghiệp rất có nhu cầu HTPL. Trong bối cảnh suy thoái kinh tế, doanh nghiệp đã gặp rất nhiều khó khăn và ngày nay Việt Nam đã hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng sâu rộng, đó cũng là cơ hội nhưng cũng là thách thức lớn đối với doanh nghiệp Việt Nam, đặc biệt là DNNVV do sức cạnh tranh yếu, mà một nguyên nhân cơ bản là do thiếu hiểu biết pháp luật làm cho DNNVV càng yếu thế trên thương trường. Nhiều DNNVV ngày nay

đã hiểu được nguyên nhân cơ bản đó, vì vậy nhu cầu cần được hỗ trợ pháp lý của DNNVV rất cao.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực thi chính sách hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp nhỏ và vừa tại tỉnh vĩnh phúc (Trang 69 - 72)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(123 trang)