Tình hình hoạt động của các doanh nghiệp nhỏ và vừa

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực thi chính sách hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp nhỏ và vừa tại tỉnh vĩnh phúc (Trang 66 - 68)

3.2. Đặc điểm chung về doanh nghiệp nhỏ và vừa tỉnh Vĩnh Phúc

3.2.3. Tình hình hoạt động của các doanh nghiệp nhỏ và vừa

Các DNNVV trên địa bàn tỉnh đã có tốc độ tăng trưởng đáng kể về mặt đầu tư và sản xuất kinh doanh.

Bảng 3.8 Một số chỉ tiêu tài chính của DNNVV tỉnh Vĩnh Phúc năm 2013

Đơn vị: tỷ đồng

Tổng nguồn vốn

Tài sản cố định và đầu tư dài

hạn Doanh thu thuần Lợi nhuận trước thuế Tổng số 40.984,02 13.634,7 39.193 2.085,5 Công ty TNHH 18.316,44 4.721,9 17.632,98 607,13 Công ty cổ phần 17.829,9 7.103,1 15.353,45 1.139,32 Doanh nghiệp tư nhân 4837,68 1.809,7 6.206,57 339,05

(Nguồn: Đề án Hỗ trợ các DNNVV trên địa bàn tỉnh vay vốn để đầu tư đổi mới công nghệ, thiết bị sản xuất giai đoạn 2014 - 2020, thông qua hình thức

mở rộng quy mô Quỹ Phát triển Khoa học và Công nghệ tỉnh Vĩnh Phúc)

Theo Bảng 3.8, tổng nguồn vốn của các công ty trách nhiệm hữu hạn (TNHH) và công ty cổ phần chiếm đa số. Doanh thu thuần của các công ty TNHH chiếm tỷ lệ 44.99% trong tổng số, công ty cổ phần chiếm tỷ lệ 39,17%, doanh nghiệp tư nhân chiếm tỷ lệ 15,84%. Lợi nhuận trước thuế của các công ty cổ phần cao nhất trong tổng số (chiếm tỷ lệ 54,63), tiếp theo là các công ty TNHH (chiếm tỷ lệ 29,11%) và doanh nghiệp tư nhân (chiếm tỷ lệ 16,26%).

Thời gian qua, lực lượng doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn tỉnh ngày càng đáp ứng những yêu cầu về kinh tế thị trường trong thời kỳ công nghiệp hoá - hiện đại hoá và hội nhập kinh tế quốc tế. Tuy nhiên, so với tiềm năng, lợi thế về vị trí địa lý, kinh tế - chính trị và sức lan toả của các khu vực công nghiệp trong và ngoài tỉnh, các doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn

tỉnh hiện nay đang gặp nhiều khó khăn, thách thức về thị trường kinh doanh tiêu thụ sản phẩm, đặc biệt là việc huy động vốn cho phát triển sản xuất kinh doanh. Mặt khác, chất lượng và hiệu quả hoạt động sản xuất, kinh doanh thấp cùng với trình độ công nghệ và sáng tạo chưa hiện đại dẫn đến năng suất lao động chưa cao; quan hệ hợp tác, tính liên kết, liên doanh trong sản xuất kinh doanh giữa các doanh nghiệp còn hạn chế…

Theo thống kê của Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Vĩnh Phúc, toàn tỉnh hiện đã có gần 2000 doanh nghiệp ngừng hoạt động, giải thể, chiếm 34% tổng số doanh nghiệp của tỉnh. Mặc dù tỉnh đã nỗ lực, có nhiều giải pháp phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa nhưng do kinh tế trong và ngoài nước phục hồi chậm nên nhiều doanh nghiệp không thể tồn tại. Trong số đó, nhóm doanh nghiệp xây dựng xây lắp, sản xuất vật liệu xây dựng được đánh giá khó khăn nhất do thị trường bất động sản “đóng băng” khiến nhiều dự án xây dựng bị đình trệ, thợ kỹ thuật và công nhân mất việc làm. Nhóm doanh nghiệp khác ngừng hoạt động nhiều do thiếu vốn, giá thuê đất, mặt bằng cao, thiếu kỹ năng quản trị, sản phẩm làm ra không cạnh tranh được trên thị trường. Đặc biệt, thời gian gần đây yếu tố đầu vào tăng mạnh làm ảnh hưởng đến giá thành sản xuất, chi phí tiền lương, bảo hiểm của doanh nghiệp. Từ đầu năm 2014 đến nay, tỉnh Vĩnh Phúc có 242 doanh nghiệp ngừng hoạt động nay đã quay trở lại hoạt động và 262 doanh nghiệp thành lập mới, với tổng vốn đăng ký 1.239 tỷ đồng, giảm 5% về số lượng, 7% về vốn so với cùng kỳ năm 2013.

Cơ cấu ngành nghề kinh doanh còn chưa hợp lý. Hầu hết công nghệ sản xuất ở mức trung bình; hệ thống máy móc, trang thiết bị còn thiếu và lạc hậu; năng suất lao động thấp. Mẫu mã sản phẩm chưa đa dạng, phù hợp thị hiếu người tiêu dùng. Chất lượng, hiệu quả sản xuất, kinh doanh còn thấp. Các doanh nghiệp chưa chú trọng việc xây dựng thương hiệu, chưa vươn xa và đảm bảo khả năng đứng vững trên thị trường. Mối quan hệ hợp tác, liên doanh liên kết trong sản xuất, kinh doanh giữa các doanh nghiệp còn hạn chế.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực thi chính sách hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp nhỏ và vừa tại tỉnh vĩnh phúc (Trang 66 - 68)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(123 trang)