6. Kết cấu của luận văn
1.2. Tình hình nghiên cứu các vấn đề liên quan đến VHKD trong LHTT
1.2.2. Tình hình nghiên cứu trong nƣớc
Nghiên cứu về LHTT không phải là một đề tài mới ở Việt Nam. Từ trƣớc đến nay đã có nhiều tác giả nghiên cứu về vấn đề này. Nghiên cứu của họ có thể tập hợp và phân loại theo các nhóm sau:
1.2.2.1. Nghiên cứu tƣờng thuật các lễ hội cụ thể
Đây là khuynh hƣớng sƣu tầm và miêu thuật từng LH cụ thể. Có thể kể đến là các công trình của tác giả Thạch Phƣơng- Lê Trung Vũ, Nguyễn Chí Bền, Trƣơng Thìn. Các công trình này đã miêu thuật lại 212 lễ hội truyền thống. Đáng lƣu tâm là các công trình này chỉ có giá trị lƣu giữ vì đã thuật lại chi tiết các lễ hội mà chƣa quan tâm tới việc quản lý, thực hiện các hoạt động trong LH.
1.2.2.2. Nghiên cứu tổng thể các lễ hội
Nhóm công trình này chủ yếu nhìn nhận các vấn đề giá trị của LHTT theo phƣơng pháp định tính. Một số tác giả tiêu biểu cho khuynh hƣớng này là GS. Đinh Khánh trong các công trình “Ý nghiã xã hội và văn hóa của lễ hội dân gian”, “Văn hóa Việt Nam với sự phát triển của xã hội Việt Nam”, là tập thể tác giả Viện nghiên cứu Văn hóa thuộc Viện Hàn lâm khoa học Xã hội Việt Nam với công trình “Lễ hội cổ truyền của ngƣời Việt ở Bắc Bộ” do PGS. Lê Trung Vũ chủ biên, đề tài khoa học cấp Bộ của tác giả Nguyễn Thu Linh và Phan Văn Tú về “Quản lý lễ hội cổ truyền - thực trạng và giải pháp”. Các công trình này thừa nhận sự trƣờng tồn của LHTT, đánh giá mặt tích cực, tiêu cực của LHTT và vai trò của LHTT đối với sự phát triển của xã hội. Các nghiên cứu này cũng đánh giá thực trạng của LHTT, các tác giả nhận xét rằng: Nhiều ngƣời đã biết và hiểu sâu về lịch sử, văn hóa dân tộc, địa phƣơng mình qua các trải nghiệm hội hè. Rất nhiều trò chơi, các trò diễn dân gian có giá trị, tìm lại đƣợc môi trƣờng phục sinh và tồn tại. Hàng loạt các nghành, nghề thủ công - mỹ nghệ, ẩm thực truyền thống…đƣợc củng cố và phát triển, tạo cơ hội việc làm và thu nhập cho không ít lao động, góp phần bảo vệ di sản công nghệ dân gian đang có cơ trở thành hàng hóa có giá trị trong xã hội hiện đại. Các tác giả nhấn mạnh rằng, LH đang trở thành một sản phẩm của ngành du lịch, có ý nghĩa quan trọng trong việc thúc đẩy kinh tế ở nhiều địa phƣơng. Mặ dù vậy các nghiên cứu
này mới chỉ dừng lại ở việc nhận xét, đánh giá về thực trạng các hoạt động trong LHTT mà chƣa đi sâu nghiên cứu các hoạt động cụ thể trong việc giữu gìn bẳn sắc văn hóa và thúc đẩy phát triển du lịch, kinh tế. Tuy nhiên, các công trình này giúp ích rất nhiều trong nghiên cứu của chúng tôi.
1.2.2.3. Nghiên cứu về vấn đề quản lý lễ hội
Đây là vấn đề đƣợc Bộ Văn hóa-Thông tin (nay là Bộ Văn hóa- Thể thao và Du lịch) chú ý đến nhiều. Đáng chú ý đến là tuyển tập “Hội nghị- hội thảo về lễ hội” cuả Vụ văn hóa - Quần chúng và Thƣ viện Hà Nội xuất bản năm 1993, cuốn sách “Một số giá trị văn hóa cổ truyền với đời sống văn hóa ở cơ sở nông thôn hiện nay” của Bộ Văn hóa và Thông tin, đề cập đến LHTT nhƣ một vấn đề bức xúc cho công tác quản lý trong bối cảnh bùng nổ của sự tổ chức trở lại của các LH trong giai đoạn hiện nay do vậy đòi hỏi việc phân cấp quản lý nhằm phát huy hiệu quả của việc phát triển kinh tế, du lịch và giữ gìn bàn sắc văn hóa.
Tác giả Phạm Quang Nghị trong tác phẩm “Lễ hội và ứng xử của ngƣời làm công tác quản lý lễ hội hiện này.” Đã nhấn mạnh đến thực trạng những biện pháp hành chính quản lý LH trƣớc kia đã không đạt đƣợc hiệu quả; LH ngày nay đƣợc phục hồi một cách lan tràn, nghi thức trở nên rƣờm rà, linh đình, tốn kém, thậm chí còn hơn cả trƣớc kia. Không ít LH nặng về kinh doanh trong khi công tác quản lý LH buông lỏng. Tác giả cho rằng ngành văn hóa ở một số địa phƣơng chƣa phát huy tốt vai trò quản lý của mình và phê phán thái độ cực đoan phiến diện trong công tác quản lý LH đã không phù hợp với điều kiện hoàn cảnh hiện này. Để công tác quản lý tốt hơn, tác giả đƣa ra những biện pháp liên quan đến công tác tuyên truyền vận động các tầng lớp nhân dân thực hiện tốt các chủ trƣơng của Đảng, Nhà nƣớc, các thông tƣ hƣớng dẫn của Bộ văn hóa, Thể thao và du lịch; đƣa nội dung thực hiện nếp sống văn minh trong LH vào nội dung thi đua của phong trào toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa; nghiên cứu xây dựng mô hình LH kết hợp với phát huy các yếu tố tích cực truyền thống với yếu tố văn minh, hiện đại; bổ sung các hình
thức sinh hoạt văn hóa có tính chất quần chúng; đào tạo đội ngũ cán bộ ngành văn hóa để nâng cao hiểu biết và năng lực quản lý LH.
Các tác giả đề tài “Quản lý lễ hội cổ truyền - thực trạng và giải pháp” lại nhấn mạnh: LHTT nhƣ một di sản văn hóa quí giá của dân tộc, sau đó đƣa ra các đánh giá về thực trạng và những vấn đề đang đƣợc tranh luận trong quản lý LH, và kết luận về một số giải pháp nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển văn hóa - du lịch. Các tác giả nhận xét, trong quản lý LH đang tồn tại một số vấn đề gây tranh luận nhƣ: 1. Vấn đề “gạn đục, khơi trong” hay nói cách khác vấn đề liên quan tới việc chọn lọc “những ý tƣởng, những nhân tố có khả năng phát triển thành những sản phẩm văn hóa, có khả năng hòa nhập với đời sống văn hóa đƣơng đại” và ngăn ngừa sự lạm dụng LT; 2. Vần đề mê tín và chống mê tín trong LH; 3. Vấn đề bảo tồn và cách tân; 4. Vấn đề kinh tế và hoạt động kinh tế trong quản lý LH; 5. Vấn đề tài chính cho tổ chức LH; 6. Vấn đề không gian và thời gian tổ chức LH; 7. Vấn đề liên quan tới tính tƣơng đối trong xử lý các hiện tƣợng LH từ khía cạnh quản lý Nhà nƣớc; 8. Vấn đề liên quan đến nhận thức về tổ chức LH, trong đó, đặc biệt các tác giả nêu ra ý tƣởng về bảo tồn những giá trị LH đã ổn định qua lịch sử và phát triển LH theo hƣớng đáp ứng nhu cầu, mục tiêu, thẩm mỹ của xã hội đƣơng đại; 9. Các vấn đề liên quan đến chủ trƣơng xã hội hóa hoạt động LH. Kết luận tác giả đƣa ra giải pháp quản lý LH nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển văn hóa - du lịch nhƣ sau: 1. Giải pháp về kết hợp giữa nghiên cứu và ứng dụng trong việc phục dựng và bảo tồn các giá trị di sản LH dân gian; 2. Giải pháp về huy động kinh phí cho việc tổ chức LH; 3. Giải pháp về quản lý dịch vụ và vệ sinh môi trƣờng; 4. Giải pháp về chống lợi dụng tín ngƣỡng và tệ nạn xã hội.
Tác giả Bùi Hoài Sơn với tác phẩm “Quản lý lễ hội truyền thống của ngƣời Việt” đã tổng kết những vấn đề đặt ra đối với quản lý LHTT trong giai đoạn từ 1945 đến 1986 và giai đoạn hiện nay. Tác giả nêu bật những điểm đã làm đƣợc và chƣa làm đƣợc, những khó khăn vƣớng mắc từ đó đƣa ra những giải pháp quản lý LHTT tiếp cận từ góc độ quản lý di sản văn hóa. Theo đó, các giải pháp cơ bản là: 1. Tăng
đây là biện pháp hàng đầu, quan trọng nhất; 2. Bằng cách cải thiện các thể chế luật pháp- chính sách; 3. Bằng cách giám sát, kiểm tra của ngành văn hóa giúp có những sửa đổi hoàn chỉnh, chính xác về văn bản, chính sách…; 4. Bằng cách đào tạo cán bộ quản lý văn hóa không chỉ cho cán bộ quản lý mà còn huy động nguồn lực trong dân, phối hợp các cấp, các ngành.5. Bằng đầu tƣ tài chính; 6. Bằng một số giải pháp cụ thể khác nhƣ; nâng cao vai trò của quản lý nhà nƣớc của ngƣời dân bằng cách đƣa đại diện địa phƣơng vào ban tổ chức, điều tiết tài chính giữa các LH, tổ chức các sinh hoạt văn hóa - thể thao, các hội chợ cùng với việc tổ chức LH. Đây là những đề tài có qui mô lớn, có ý nghĩa khoa học và là nguồn tƣ liệu qúy giá cho nghiên cứu về thực hiện VHKD trong các LHTT của chúng tôi. Tuy nhiên, các nghiên cứu này chƣa đi sâu nghiên cứu về một khía cạnh cụ thể nào trong LH nên mới chỉ đƣa ra đƣợc các giải chung cho công tác quản lý LH.
Nhƣ vậy, chƣa có một nghiên cứu nào cụ thể về VHKD trong các LHTT. Xét một cách cụ thể, qua tìm hiểu các công trình nghiên cứu về VHKD trong các LHTT, chúng tôi nhận thấy hầu hết các nghiên cứu, các bài viết chỉ nói về những vấn đề VHKD, văn hóa doanh nghiệp trong xã hội hiện đại, mà hầu nhƣ không quan tâm đến VHKD truyền thống đặc biệt là VHKD của các CTKD trong các LHTT của ngƣời Việt Nam hoặc giả mới chỉ là các bài viết nhỏ nhƣ các bài báo dựa trên những nhận định mang tính chủ quan mà chƣa có số liệu thống kê hoặc cơ sở khoa học. Có thể, đa phần các nhà nghiên cứu trong lĩnh vực này đều cho rằng, kinh doanh trong các LHTT của các CTKD là kinh doanh nhỏ lẻ và có tính chất thời vụ và không đƣợc phát triển, không đem lại lợi ích kinh tế nhiều vì vậy, VHKD trong các LHTT của các CTKD ở Việt Nam không có gì để nói. Tuy nhiên, nhƣ đã nói VHKD trong các LHTT có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong việc giữ gìn bản sắc văn hóa và phát triển kinh tế địa phƣơng, kinh tế đất nƣớc theo định hƣớng phát triển du lịch bền vững trong thời kì hội nhập của đất nƣớc ta hiện nay. Đây là một lỗ hổng lớn mà chúng tôi nghĩ rằng nghiên cứu này và các nghiên cứu về sau sẽ tăng cƣờng triển khai với hy vọng góp đƣợc một phần nhỏ trong việc phát triển kinh tế, giữ gìn bản sắc dân tộc, xây dựng đất nƣớc.