Phƣơng pháp xử lý số liệu nghiên cứu và thang đánh giá

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Văn hóa kinh doanh trong các lễ hội truyền thống trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh (Trang 63 - 66)

6. Kết cấu của luận văn

2.2. Phƣơng pháp xử lý số liệu nghiên cứu và thang đánh giá

2.2.1. Phƣơng pháp xử lý số liệu nghiên cứu

- Các phép toán thống kê là cơ sở cho việc tiến hành xử lý số liệu nghiên cứu, từ đó rút ra kết luận mang tính khoa học, chuẩn xác, phù hợp với mục đích nghiên cứu của đề tài, ý nghĩa của kết quả đƣợc khẳng định nhờ các giá trị toán học thống kê đã đƣợc công nhận.

- Các số liệu thu đƣợc sau quá trình điều tra thực tiễn đƣợc xử lý bằng chƣơng trình SPSS trong môi trƣờng Windows, phiên bản 16.0.

a. Phương pháp phân tích thống kê mô tả

Trong nghiên cứu này, chúng tôi sử dụng các chỉ số thống kê mô tả sau:

- Điểm trung bình cộng (Mean) đƣợc dùng để tính điểm đạt đƣợc của từng yếu tố trong các yếu tố cấu thành VHKD.

- Điểm trung vị (Median) là trị số của trƣờng hợp nằm giữa khi số liệu nghiên cứu đƣợc sắp xếp theo thứ tự tăng dần từ bé đến lớn nhất, và đƣợc dùng để mô tả điểm nằm giữa trong một mẫu.

- Độ lệch chuẩn (Standardizied Deviation) đƣợc dùng để mô tả mức độ tập trung hay phân tán của các câu trả lời đƣợc lựa chọn.

- Tần suất là chỉ số phần trăm các phƣơng án trả lời của câu hỏi đóng và các câu hỏi mở

b. Phương pháp thống kê suy luận

- Phân tích so sánh: Trong nghiên cứ này chúng tôi chủ yếu sử dụng phép so sánh giá trị trung bình (Compare means). Các giá trị trung bình đƣợc coi là khác nhau có ý nghĩa về mặt thống kê với xác suất p<0.05.

2.2.2. Thang đánh giá

Phiếu điều tra (CTKD, BQL, du khách)

Ở mức độ cần thiết: Không cần thiết: 1 điểm, cần thiết: 2 điểm, rất cần thiết: 3 điểm Ở mức độ thực hiện: Chƣa thực hiện: 1 điểm, thực hiện: 2 điểm, thực hiện thành thạo: 3 điểm

Nhƣ vậy ở mức độ cần thiết và mức độ thực hiện điểm tối đa là 3 và điểm tối thiểu là 1. Với thang điểm trên, cách tính điểm chênh lệch của mỗi thang đo nhƣ sau: chúng tôi lấy điểm cao nhất của thang đo là 3 trừ đi điểm thấp nhất là 1 và chia cho 3 mức độ của thang đo, điểm chênh lệch của mối mức độ là: 0.67

Ở mức độ cần thiết của thang đo:

- ĐTB dƣới 1.67; mức độ thấp tƣơng ứng với việc CTKD chƣa có nhận thức đúng đắn về sự cần thiết của VHKD trong hoạt động kinh doanh của mình tại các LH. - ĐTB từ 1.67 đến 2.34: Mức độ trung bình, tƣơng ứng với việc CTKD có nhận thức về sự cần thiết của VHKD trong các HĐKD nhƣng chƣa thực sự rõ ràng. - ĐTB từ 2.34 đến 3: Mức độ cao, tƣơng ứng với việc các CTKD nhận thức tốt và đúng đắn về VHKD trong HĐKD của mình.

Ở mức độ thực hiện của thang đo:

- ĐTB dƣới 1.67: Mức độ thấp, tƣơng ứng với việc CTKD chƣa thực hiện các yếu tố VHKD trong hoạt động kinh doanh của mình tại các LH

- ĐTB từ 1.67 đến 2.34: Mức độ trung bình, tƣơng ứng với việc CTKD có thực hiện các yếu tố VHKD trong các hoạt động kinh doanh nhƣng chƣa thực sự rõ ràng. - ĐTB từ 2.34 đến 3: Mức độ cao, tƣơng ứng với việc các CTKD thực hiện thành thạo các yếu tố VHKD trong hoạt động kinh doanh của mình.

Về việc phân mức độ cần thiết và mức độ thực hiện VHKD của các CTKD thành 3 mức độ: Thấp, trung bình và cao và qui ƣớc cách tính điểm nhƣ trình bày ở trên có ý nghĩa tƣơng đối và dùng để so sánh giữa các yếu tố khác nhau trong mẫu khách thể nghiên cứu thực trạng.

Các yếu tố thành phần đƣợc tính ra ĐTB

Cách qui ƣớc các yếu tố cấu thành VHKD trong bảng hỏi: - Văn hóa ứng xử có 7 item:1,2,3,4,5,6,7

- Đạo đức kinh doanh có 3 item: 8,9,10

- Duy trì nét đẹp truyền thống trong LH có 3 item: 11,12,13 - Bảo vệ môi trƣờng có 3 item: 14,1,5,16

Chƣơng 3

THỰC TRẠNG VĂN HÓA KINH DOANH TRONG CÁC LỄ HỘI TRUYỀN THỐNG TẠI BẮC NINH

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Văn hóa kinh doanh trong các lễ hội truyền thống trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh (Trang 63 - 66)