Chủ trƣơng của Đảng và nhà nƣớc

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Văn hóa kinh doanh trong các lễ hội truyền thống trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh (Trang 104 - 106)

6. Kết cấu của luận văn

4.1.1. Chủ trƣơng của Đảng và nhà nƣớc

Trong thời kì đổi mới hiện nay Đảng ta khẳng định nền văn hóa mà chúng ta xây dựng là nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc. Nghị quyết “Xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc”. Hội nghị TW 5 khóa VIII (1998) đƣa ra có ý nghĩa chiến lƣợc, chỉ đạo quá trình xây dựng và phát triển sự nghiệp văn hóa ở nƣớc ta, thừa kế, bổ sung và phát huy trong thời kì mới. Văn kiện Đại hội X (2006) đã nhấn mạnh: “Tiếp tục phát triển sâu rộng và nâng cao chất lƣợng nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, gắn kết chặt chẽ và đồng bộ hơn với phát triển kinh tế-xã hội, làm cho văn hóa thấm sâu vào mọi lĩnh vực của đời sống xã hội”. Cƣơng lĩnh xây dựng đất nƣớc thời kì quá độ lên Chủ nghĩa Xã hội (Bổ sung, phát triển 2011) đƣợc Đại hội XI của Đảng thông qua đã xác định: “Xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, phát triển toàn diện, thống nhất trong đa dạng, thấm nhuần sâu sắc tinh thần nhân văn, dân chủ, tiến bộ, làm cho văn hóa gắn kết chặt chẽ, thấm sâu vào toàn bộ đời sống xã hội, trở thành nền tảng tinh thần vững chắc, sức mạnh nội qui quan trọng của phát triển.” Đảng ta đã xác định: “Phƣơng hƣớng chung của sự nghiệp văn hóa nƣớc ta là phát huy chủ nghĩa yêu nƣớc và truyền thống đại đoàn kết dân tộc, ý thức độc lập tự chủ, tự cƣờng xây dựng và bảo vệ tổ quốc xã hội chủ nghĩa. Xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đã bản sắc dân tộc, tiếp thu tinh thần văn hóa nhân loại, làm cho văn hóa thấm sâu vào toàn bộ đời sống và hoạt động xã hội, vào từng ngƣời, từng gia đình, từng tập thể và cộng đồng, từng địa bàn dân cƣ, tạo ra trên đất nƣớc ta đời sống tinh thần cao đẹp, trình độ dân trí cao, khoa học phát triển, phục

vụ đắc lực cho sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa vì mục tiêu dân giàu nƣớc mạnh, xã hội công bằng văn minh, tiên tiến bƣớc vững chắc lên chủ nghĩa Xã hội... Đảng ta khẳng định kiên quyết hơn triệt để và rộng khắp hơn quan điểm: “Văn hóa là nền tảng tinh thần của xã hội, vừa là mục tiêu, vừa là động lực thúc đẩy sự phát triển kinh tế-xã hội.”. Chăm lo bảo vệ xây dựng và phát triển sự nghiệp văn hóa là chăm lo bảo vệ, xây dựng và phát triển nền tảng tinh thần của dân tộc, thống nhất ý chí và bản lĩnh của dân tộc, quyết tâm của dân tộc trong sự nghiệp đổi mới hiện nay. Từ chủ trƣơng trên chúng ta nhận thấy, việc phát triển kinh tế phải quan tâm tới vấn đề xây dựng VHKD đặc biệt là kinh doanh trong các LH. Phát triển kinh tế, giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc, đặc biệt là đối với các LH đƣợc coi là bảo tàng sống tái hiện lại câu chuyện trong lịch sử, tấm gƣơng anh hùng. Bên cạnh việc duy trì các LH thì xây dựng VHKD trong LH là phần vô cùng quan trọng, ở đó thể hiện nét đẹp chân, thiện, mỹ của con ngƣời địa phƣơng trong lòng du khách, không chỉ tìm cách tái hiện, lƣu giữ và bảo tồn các di tích mà không quan tâm đến văn hóa của các CTKD trong quá trình phục vụ du khách. Trong đó, phƣơng hƣớng và giải pháp cốt lõi nhất để xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, để Việt Nam ta mãi là quốc gia văn hiến, dân tộc ta là một dân tộc văn hóa, đất nƣớc ta là một đất nƣớc hiện đại, văn minh, một nƣớc nhỏ có nền văn hóa lớn. Bƣớc vào thế kỉ XXI, nền kinh tế Việt nam đã bƣớc vào cuộc cạnh tranh và hội nhập với biết bao thử thách. Ngƣời Bắc Ninh nói riêng đang tìm mọi lợi thế trong cạnh tranh, trong đó có một “chủ bài” quan trọng, thú vị là văn hóa, là bản sắc văn hóa dân tộc trong VHKD. Đó là một hƣớng nhìn có tầm trí tuệ cao, song không phải lúc nào cũng là điều dễ hiểu, dễ nhận biết đối với mọi ngƣời. Chiều kích văn hóa trong hoạt động kinh tế thị trƣờng bị che khuất, nên với tầm nhìn bình thƣờng thật khó nhận ra. Chính vì vậy mà gần đây đã xuất hiện nhiều công trình nghiên cứu khoa học về VHKD, tinh thần kinh doanh, văn hóa của kinh tế, văn hóa doanh nghiệp… nghĩa là trên con đƣờng đi tìm các nguồn lực để tăng thế cạnh tranh cho nền kinh tế trong bối cảnh kinh tế thị trƣờng và hội nhập quốc tế và ngay cả cho sự phát triển của từng doanh nghiệp, biến số văn hóa đã bắt đầu đƣợc chú ý tới.

Nói tóm lại, văn hóa nằm bên trong sự phát triển, là yếu tố nội sinh, vừa là mục tiêu, vừa là động lực, là định hƣớng, là yếu tố điều tiết của sự phát triển. Mục đích tối thƣợng của phát triển là vì con ngƣời: con ngƣời, cộng đồng ngƣời là chủ nhân của văn hóa. Con ngƣời, nguồn nhân lực trong xã hội hiện đại, xã hội thông tin, kinh tế trí thức, sự phát triển đột biến, vƣợt bậc của khoa học công nghệ... là nguồn vốn qúi nhất, quan trọng nhất và quyết định sự phát triển. Mà con ngƣời là chủ thể của văn hóa, sáng tác ra bao công trình văn học, nghệ thuật. Nhƣng văn hóa lại có vai trò, chức năng nhận thức, giáo dục, nâng cao thẩm nỹ, điều chỉnh lối sống. Cho nên văn hóa nâng tầm con ngƣời, nâng tầm cộng đồng ngƣời, xã hội, dân tộc. Đặc biệt trong điều kiện hội nhập và phát triển nhƣ hiện nay việc xây dựng văn hóa đối với các CTKD trong các LH là vô cùng quan trọng đối với vấn đề bảo tồn và phát triển các LH đối với Bắc Ninh. Trong xu hƣớng toàn cầu hóa, hội nhập quốc tế. Bắc Ninh không chỉ tiếp thu mà còn phải :lan tỏa, đẩy mạnh quảng bá, giới thiệu văn hóa Bắc Ninh ra nƣớc ngoài bằng nhiều con đƣờng với nhiều hình thức, loại hình đa dạng. LH của làng xã hay của vùng đều phải đặt dƣới sự quản lý của chính quyền và sự chỉ đạo hƣớng dẫn, hỗ trợ của cơ quan văn hóa- Thể thao- Du lịch các cấp. Cần thực hiện đúng các qui định của Nhà nƣớc về LH. Các hoạt động tại LH (kể cả phần lễ và phần hội) đều phải đảm bảo văn minh, lành mạnh, an toàn, vệ sinh, tiết kiệm. Cần tăng cƣờng kiểm tra, ngăn chặn biểu hiện thƣơng mại hóa, kiên quyết xử lý nghiêm minh các hoạt động mê tín dị đoan, đánh bạc dƣới mọi hình thức. Tại không gian LH nên đặt các pa-no, áp phích cỡ lớn giới thiệu lịch sử LH, nội dung, chƣơng trình, địa điểm diễn ra các hoạt động của LH, giúp cho du khách ngắm đƣợc toàn cảnh. Các phƣơng tiện thông tin đại chúng biểu dƣơng đúng mức mặt tích cực đồng thời phân tích, phê phán những lệch lạc, khuyết điểm để các địa phƣơng và cơ sở rút kinh nghiệm tổ chức LH các năm.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Văn hóa kinh doanh trong các lễ hội truyền thống trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh (Trang 104 - 106)