Chủ trƣơng của tỉnh Bắc Ninh

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Văn hóa kinh doanh trong các lễ hội truyền thống trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh (Trang 106 - 108)

6. Kết cấu của luận văn

4.1.2. Chủ trƣơng của tỉnh Bắc Ninh

Trong các hoạt động bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa nói chung, LH nói riêng vấn đề bảo tồn và phát huy những giá trị tốt đẹp, ngăn chặn và đẩy lùi các hiện tƣợng tiêu cực, lạc hậu là nội dung quan trọng. Nhiều LH của Bắc Ninh đã

đƣợc phục hồi và duy trì. Việc tổ chức LH đƣợc chính quyền địa phƣơng các cấp thực hiện nghiêm túc theo qui chế tổ chức LH do bộ Văn hóa – Thông tin (nay là Bộ VH,TT & DL) ban hành với sự hƣớng dẫn của Sở VH,TT&DL, các phòng văn hóa, các hiện tƣợng tiêu cực, mê tín dị đoan, thƣơng mại hóa trong một số LH đã kịp thời đƣợc ngăn chặn và đẩy lùi. Các địa phƣơng tổ chức tốt LHTT góp phần vào sự nghiệp phát triển kinh tế-xã hội của địa phƣơng. Nhìn chung, các hoạt động LH ở Bắc Ninh cơ bản là lành mạnh, giữ gìn và phát huy những giá trị tốt đẹp truyền thống của vùng đất ngàn năm văn hiến.

Trƣớc yêu cầu mới, ngành Văn hóa Thể thao và Du lịch tỉnh Bắc Ninh phối hợp và đề nghị các cấp, các ngành tăng cƣờng công tác quản lý nhà nƣớc về LH: Hƣớng dẫn, kiểm tra từ khâu chuẩn bị đến việc tổ chức LH. Các LH phải thành lập Ban tổ chức, phân công nhiệm vụ cho từng thành viên trong ban tổ chức, đồng thời chuẩn bị tốt nội dung và các điều kiện đảm bản an toàn tuyệt đối về ngƣời, tài sản, trật tự an toàn giao thông vệ sinh môi trƣờng và biện pháp phòng chống cháy nổ. Các LH tiêu biểu nhƣ: Hội Lim, hội Phật Tích, Chùa Dâu, Bút Tháp đền Đô, đền Vua Bà, đền Kinh Dƣơng Vƣơng phải đƣợc các cấp có thẩm quyền phê duyệt và chỉ đạo trực tiếp. Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tham mƣu trình các cơ quan chức năng nghiên cứu phục dựng những LH tiêu biểu đặc sắc trong đó lƣu ý đơn vị tổ chức LH không can thiệp quá sâu vào nội dung, kịch bản LHTT, nghiên cứu bổ sung yếu tố đƣơng đại và LHTT nhƣng không làm phá vỡ kết cấu, mô thức LHTT;đặc biệt quan tâm tới khách du lịch trong LHTT; khắc phục việc tổ chức LHTT tràn lan và thƣơng mại hóa đơn thuần. Thực hiện xã hội hóa đi đôi với kiểm tra uốn nắn để quản lý tốt LH, vì LH đƣợc tổ chức ở không gian rộng, đông ngƣời; chính quyền (theo phân cấp quản lý) phải trực tiếp chỉ đạo quản lý, không đùn đẩy, né tránh việc quản lý. Những giải pháp trên nhằm góp phần thiết thực bảo tồn và phát huy giá trị LHTT, xây dựng đời sống văn hóa và nếp sống văn minh, đáp ứng nhu cầu của ngƣời dân. Văn hóa giao tiếp trong ứng xử còn yếu, trách nhiệm ý thức của du khách rất hạn chế, xả rác tùy tiện, đốt vàng mã nhiều bất chấp qui định của ban tổ chức LH. Từ chủ trƣơng của Đảng, Nhà nƣớc và của Tỉnh Bắc Ninh sự cần thiết phải có các giải

pháp năng cao VHKD trong LH duy trì nét đẹp văn hóa của ngƣời Kinh Bắc đồng thời tạo nên nguồn thu bền vững cho các hoạt động dịch vụ này đi đúng hƣớng.

4.1.3. Quan điểm và mục tiêu

4.1.3.1. Quan điểm

- Nâng cao nhận thức của các cấp, các ngành đặc biệt là cộng đồng các CTKD, BQL tại các LH trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh về vai trò của VHKD trong phát triển bền vững của tỉnh.

- Coi trọng việc nhận thức đƣợc tầm quan trọng của VHKD tại các LH làm nền tảng góp phần quan trọng vào việc duy trì và phát huy những truyền thống văn hóa, những nét đẹp của các LH trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của Tỉnh một cách bền vững.

- Đƣa các hoạt động kinh doanh dịch vụ tại các LH phát triển tƣơng xứng với đòi hỏi của việc giao thoa, giao lƣu văn hóa cộng đồng dân cƣ địa phƣơng cũng nhƣ du khách quốc tế, xây dựng và phát triển các HĐKD đồng thời phải giữ gìn và phát huy giá trị bản sắc văn hóa truyền thống địa phƣơng.

- Từng bƣớc hoàn thiện các thể chế, cơ chế, chính sách quản lý HĐKD dịch vụ tại các LH.

4.1.3.2. Mục tiêu

- Nhằm không ngừng nâng cao giá trị kinh tế của HĐKD tại LH; bảo tồn, kế thừa và phát huy giá trị truyền thống văn hóa, các di sản văn hóa của Tỉnh Bắc Ninh.

- Khuyến khích các HĐKD có văn hóa; mở rộng diện phổ biến các HĐKD nhƣ vậy đáp ứng đòi hỏi hƣởng thụ văn hóa ngày càng cao của cộng đồng.

- Gắn VHKD với công tác xây dựng đời sống văn hóa, xây dựng môi trƣờng văn hóa lành mạnh. Hoàn thiện những thiết chế VHKD trọng điểm của Tỉnh. Tăng cƣờng công tác quản lý Nhà nƣớc nhằm nâng cao nhận thức và thực hiện VHKD trong cộng đồng các CTKD tại các lễ hội trong toàn Tỉnh.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Văn hóa kinh doanh trong các lễ hội truyền thống trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh (Trang 106 - 108)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(141 trang)