Đánh giá chung mức độ cần thiết về VHKD

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Văn hóa kinh doanh trong các lễ hội truyền thống trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh (Trang 71 - 73)

6. Kết cấu của luận văn

3.2. Thực trạng văn hóa kinhdoanh phục vụ lễ hội truyền thống tỉnh trên địa

3.2.1. Đánh giá chung mức độ cần thiết về VHKD

Thực tế ở tất cả các LH ở Bắc Ninh cho thấy VHKD của CTKD trong giao tiếp với du khách chịu ảnh hƣởng bởi yếu tố của nền văn hóa lâu đời từ xã hội phong kiến

“trọng nông, ích thƣơng” chƣa trú trọng HĐKD, vì vậy nó cũng là xuất phát điểm để tìm hiểu mọi vấn đề của VHKD của các CTKD.

Đánh giá một cách chung nhất đối với các CTKD khi đƣợc hỏi tại các LH đều nhận thức VHKD là nhân tố quan trọng và cần thiết để thu hút khách trong điều kiện tự do cạnh tranh nhƣ hiện nay (ĐTB=2.22).

Trong các yếu tố cấu thành của VHKD, văn hóa ứng xử đƣợc ngƣời bán hàng cho là quan trọng nhất (ĐTB=2.48) xếp vị trí thứ 1, vì họ cho rằng bán hàng là “làm dâu trăm họ”, do vậy việc ứng xử với du khách là điều hết sức cần thiết. Nếu không tự biết điều chỉnh bản thân thì xô sát giữa ngƣời mua và ngƣời bán có thể xảy ra liên tục, tiếp đến là hàng quán tại các LH san sát, nếu không khéo léo trả lời khách, du khách có thể không đặt chân vào hoặc vào mà không mua hàng. Do vậy CTKD nhận thức rằng văn hóa ứng xử là quan trọng nhất. Tiếp đến là duy trì nét đẹp truyền thống của LH (ĐTB= 2.350) và bảo vệ môi trƣờng (ĐTB= 2.16) cũng là vấn đề CTKD đánh giá quan trọng và cần thiết vì các yếu tố này đều làm tăng khả năng thu hút khách và tăng tính cạnh tranh giữa các CTKD.

Bảng 3.1. Đánh giá mức độ cần thiết về VHKD của CTKD

Yếu tố cấu thành của VHKD ĐTB ĐLC Vị trí

1.Văn hóa ứng xử 2.48 0.447 1

2. Đạo đức kinh doanh 1.89 0.540 4

3. Duy trì nét đẹp truyền thống 2.35 0.220 2

4. Bảo vệ môi trƣờng 2.16 0.420 3

ĐTB nhóm 2.22 0.256

ĐĐKD là một trong những nội dung quan trọng nó thể hiện lƣơng tâm của ngƣời bán hàng đối với du khách và đối với cộng đồng nhƣng vì lợi nhuận cá nhân nên các CTKD cho rằng nó là yếu tố ít quan trọng nhất trong 4 yếu tố cấu thành VHKD (ĐTB= 1.89) xếp thứ 4- vị trí cuối cùng.

Nhƣ vậy, có thể nói các CTKD đều nhận thức đƣợc phần nào VHKD giữ vị trí quan trọng đối với việc thu hút khách. Nhƣng nếu chỉ coi trọng văn hóa ứng xử mà chƣa quan tâm đến ĐĐKD thì các CTKD chƣa thực sự tính tới yếu tố phát triển bền vững trong HĐKD của mình. Nhận thức này là cở sở để dẫn đến những hành vi chƣa đúng và để lại nhiều lời phàn nàn của du khách đối với CTKD. Đây cũng đồng thời là cơ sở đƣa ra các giải pháp giúp CTKD nhận thức đúng đắn, có tác động đến chỉ đạo hành vi của họ, giúp họ phát triển kinh doanh bền vững.

3.2.2. Đánh giá mức độ cần thiết của các yếu tố cấu thành VHKD của CTKD 3.2.2.1. Đánh giá của CTKD về mức độ cần thiết của đạo đức kinh doanh

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Văn hóa kinh doanh trong các lễ hội truyền thống trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh (Trang 71 - 73)