Tiêu chí đánh giá

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Quản trị nguồn nhân lực tại Công ty cổ phần quản lý đầu tư và phát triển đô thị Việt Nam (Trang 41 - 43)

1.2. Quản trị nguồn nhân lực trong doanh nghiệp

1.2.4. Tiêu chí đánh giá

Năng suất lao động phản ánh lợi ích kinh tế sử dụng NNL của doanh nghiệp. Chỉ tiêu này đƣợc phản ánh ở các tỷ số sau:

- Doanh số/nhân viên. Tỷ số này xác định mức độ đóng góp trung bình của một nhân viên cho doanh số của doanh nghiệp.

- Lợi nhuận/nhân viên. Tỷ số này xác định lợi nhuận trung bình của một nhân viên mang lại cho doanh nghiệp.

- Lợi nhuận/chi phí tiền lƣơng. Tỷ số này xác định tỷ suất lợi nhuận trung bình tạo ra trên một đồng chi phí tiền lƣơng cho ngƣời lao động.

- Giá trị gia tăng (doanh số trừ đi tổng giá trị vật chất)/ tổng chi phí về nguồn nhân lực (lƣơng, thƣởng, đào tạo bồi dƣỡng, phúc lợi…) xác định tỷ suất giá trị gia tăng đƣợc tạo ra từ một đồng chi phí liên quan đến yếu tố con ngƣời.

Chỉ tiêu này biểu hiện mức năng suất lao động một cách cụ thể, chính xác, không chịu ảnh hƣởng của giá cả, có thể so sánh mức năng suất lao động các doanh nghiệp hoặc các nƣớc khác nhau theo một loại sản phẩm đƣợc sản xuất ra, tủy

1.2.4.2. Sự hài lòng, thỏa mãn của nhân viên trong doanh nghiệp

Chỉ tiêu này thể hiện thông qua tỷ lệ thuyên chuyển, nghỉ việc và mức độ nhận định của nhân viên về mức độ hài lòng của họ đối với doanh nghiệp, công việc, môi trƣờng làm việc, cơ hội đào tạo bồi dƣỡng, thăng tiến, lƣơng thƣởng…

1.2.4.3. Mức độ chuyên nghiệp trong hoạt động quản lý nguồn nhân lực

Dựa trên 2 nhóm chỉ tiêu chính: Trình độ năng lực và vai trò của phòng nhân sự; Cách thức thực hiện các chức năng quản lý con ngƣời trong doanh nghiệp.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Quản trị nguồn nhân lực tại Công ty cổ phần quản lý đầu tư và phát triển đô thị Việt Nam (Trang 41 - 43)