Giới hạn của đề tài

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tác động của sở hữu nhà nước lên thông tin bất cân xứng nghiên cứu thực nghiệm tại sàn chứng khoán hồ chí minh (Trang 72 - 76)

CHƯƠNG 2 :PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

4.3. Giới hạn của đề tài

4.3.1. Mô hình đo lường và biến đo lường tác động sở hữu nhà nước tới thông tin bất cân xứng tin bất cân xứng

Như đã trình bày trong chương 2, có rất nhiều mô hình đo lường thông tin bất cân xứng trên thị trường chứng khoán như mô hình của Glosten và Harris (1988), George Kaul và Nimalendran (1991), mô hình của Lin, Sanger và Booth (1995), mô hình của Roger D.Huang và Hans R.Stoll (1997),… Trong phạm vi luận văn này, tác giả mới chỉ dừng lại ở việc sử dụng mô hình đề xuất bởi Hong và Mike (2008) tại Trung Quốc. Điều này có thể khiến kết quả chưa được kiểm chứng đối chiếu và lựa chọn tốt nhất.

Ngoài ra, do phương thức khớp lệnh liên tục áp dụng trên thị trường từ cuối tháng 07/2007 và điều kiện thu thập dữ liệu đối với các mô hình chưa đầy đủ nên tác giả không thể đo lường chi phí lựa chọn bất lợi bằng nhiều cách thức khác nhau. Vì thế mà biến đo lường thông tin bất cân xứng còn nhiều bất cập.

4.3.2. Số lượng công ty niêm yết

Mặc dù số lượng công ty được niêm yết trên Sở Giao dịch chứng khoán tahnhf phố Hồ Chí Minh rất lớn, nhưng tác giả chỉ có thể chọn 60 công ty làm quan sát đo lường cho thị trường do hạn chế về mặt thu thập số liệu. Vì chỉ có 60 công ty niêm yết này có thời gian niêm yết trong giai đoạn 2009 – 2014 nên kết quả chưa phản ánh được đầy đủ quá trình phát triển của thị trường từ lúc bắt đầu

tới hiện tại. Nếu so sánh với số lượng công ty niêm yết được chọn làm quan sát với các nghiên cứu của Clarke và Shastri (2001) hay Ness và cộng sự (2001) thì số quan sát của nghiên cứu này vẫn còn khá ít.

4.3.3. Kiểm soát biến nội sinh

Một trong những giới hạn lớn đối với nghiên cứu này là không thể thu thập được biến mang tính đặc trưng của doanh nghiệp nên tác giả không thể kiểm soát vấn đề nội sinh của các biến trong mô hình.

4.3.4. Các lĩnh vực nghiên cứu tiếp tục

Nhằm khắc phục những thiếu sót và hạn chế của luận văn này, tác giả cho rằng trong thời gian tới khi các dữ liệu còn hạn chế trong nghiên cứu này được công bố đầy đủ và công tác thống kê quá trình giao dịch được nâng cấp (thống kê từng khoảng thời gian ngắn trong giao dịch khớp lệnh liên tục). Nghiên cứu tiếp theo cần được thực hiện:

- Đo lường thông tin bất cân xứng bằng các phương pháp khác nhau (tác giả đã giới thiệu trong chương 2) để có cơ sở so sánh và đánh giá chính xác hơn về tình hình của thị trường.

- Nghiên cứu tiếp theo cần mở rộng phạm vi nghiên cứu trên cả Sở giao dịch chứng khoán Hà Nội để có những gợi ý chính sách bao quát và chính xác hơn cho toàn bộ thị trường chứng khoán Việt Nam.

KẾT LUẬN

Thị trường chứng khoán Việt Nam bắt đầu hoạt động kể từ năm 2000, khi đó thị trường chỉ được giao dịch tại Trung tâm giao dịch chứng khoán Tp.HCM, biểu thị của thị trường là chỉ số giao dịch VNIndex. Khi Trung tâm mở cửa giao dịch phiên đầu tiên thì chỉ có 2 cổ phiếu REE và SAM được niêm yết, mãi cho đến cuối năm 2005 cũng chỉ có 41 công ty niêm yết. Trải qua hơn 14 năm tồn tại và phát triển, Sở giao dịch chứng khoán thành phố Hồ Chí Minh đã đạt được nhiều thành tựu đáng kể, trở thành một kênh tài chính quan trọng trong nền kinh tế, góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng vốn. Tuy nhiên, thị trường chứng khoán tại Việt Nam vẫn còn bộc lộ những hạn chế nhất định mà một trong số đó là thông tin bất cân xứng (asymmetric information). Thông tin bất đối xứng là một hiện tượng khá phổ biến trên các thị trường chứng khoán, nó làm cho hoạt động của thị trường trở nên kém hiệu quả. Luận văn này xem xét tác động của sở hữu nhà nước lên thông tin bất cân xứng dựa trên nghiên cứu các công ty niêm yết tại Sở Giao dịch Chứng khoán TP. Hồ Chí Minh từ năm 2009 đến năm 2014. Tác giả sử dụng phương pháp phân tích số liệu mảng để kiểm chứng mối quan hệ giữa sở hữu nhà nước và thông tin bất cân xứng. Phương pháp phân tích này là thích hợp vì nó giải quyết vấn đề về các biến đặc trưng của doanh nghiệp không quan sát được. Kết quả ước lượng cho thấy tồn tại một mối quan hệ cùng chiều giữa sở hữu nhà nước và biến động giá đặt mua – giá đặt bán. Như vậy có bằng chứng về vấn đề bất đối xứng thông tin trên thị trường chứng khoán Việt Nam.

TÀI LIỆU THAM KHẢO Tài liệu tiếng Việt

1) Lê An Khang (2008), “Xây dựng mô hình kinh tế lượng đo lường thông

tin bất cân xứng: Nghiên cứu trên sàn giao dịch Hồ Chí”, Tạp chí Kinh tế phát triển,

Số 213.

2) Nguyễn Thị Minh, Trịnh Trọng Anh (2013), “Vai trò của sở hữu nhà nước

trên thị trường chứng khoán Việt Nam”, Hội thảo Khoa học quốc gia, Đại học kinh tế quốc dân.

3) Nguyễn Trọng Hoài (2006), “Bất cân xứng về thông tin trên các thị trường tài chính”. Bài giảng cho học viên cao học, Đại học Kinh tế TP.HCM.

4) Nguyễn Thị Bảo Khuyên (2007) “Kiểm chứng tính hiệu quả về mặt thông tin của thị trường chứng khoán Việt Nam”. Luận văn tốt nghiệp đại học, Đại học Kinh tế TP.HCM.

Tài liệu tiếng Anh

5) Akerlof G. (1970), “The Market for Lemons: Quality Uncertainty and the

Market Mechanism”, Quarterly Journal of Economics, Vol. 84: 488-500.

6) Attig, N., Fong, W.-M., Gadhoum, Y., Lang, L. H. P. (2006), “Effects of

large shareholding on information asymmetry and stock liquidity”, Journal of Banking and Finance, Vol. 30: 2875-2892.

7) Hope, O., Thomas, W. B., Vyas, D. (2009), “Transparency, ownership,

and financial constraints: An international study using private firms”, Working paper, Toronto University.

8) Henrich C et al (2010), “Dividends, Dilution and Taxes, a Signaling

9) Jongmoo Jay Choi, Heibatollah Sami, Haiyan Zhou (2010), “The Impacts of State Ownership on Information Asymmetry: Evidence from an Emerging

Market”, China Journal of Accounting Research, Vol. 3, Issue. 1.

10) Kyle (1985), “Testing the Educational Screening Hypothesis”, Journal of Political Economy, Vol. 87: 227-252.

11) Rothschild M., Stiglitz J. (1976), “Equilibrium in Competitive Insurance

Markets: An Essay on the Economics of Imperfect Information”, Quarterly Journal of Economics, Vol. 90, No. 4: 629-649.

12) Sami Hong and Wang Mike (2003), “Corporate governance and

operating performance of Chinese listed firms”, Working Papers, Lehigh University.

13) Shleifer, A., Vishny, R. W. (1997), “A Survey of Corporate

Governance”, Journal of Finance, Vol. 52(2): 737-782.

14) Spence M. (1973), “Job Market Signaling”, Quarterly Journal of Economics, Vol. 87: 355-374.

15) Spence M. (1974), “Market Signaling”, Harvard University Press.

16) Wei, Z., Xie, F., Zhang, S. (2005), “Ownership Structure and Firms

Value in China’s Privatized Firms: 1991-2001”, Journal of Financial and Quantitative Analysis, Vol. 40(1): 87-108.

17) Yang Jing. (2008), “Causes and Solutions of Information Asymmetry in

Stock Market”, School of Kexin Hebei University of Engineering, P.R.China.

18) Zhang, X. Frank. (2004), “Information Uncertainty and Stock Returns”,

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tác động của sở hữu nhà nước lên thông tin bất cân xứng nghiên cứu thực nghiệm tại sàn chứng khoán hồ chí minh (Trang 72 - 76)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(76 trang)