Một số giải pháp khác từ cấp quản lý

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tác động của sở hữu nhà nước lên thông tin bất cân xứng nghiên cứu thực nghiệm tại sàn chứng khoán hồ chí minh (Trang 70 - 72)

CHƯƠNG 2 :PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

4.2. Một số giải pháp

4.2.5. Một số giải pháp khác từ cấp quản lý

Thứ nhất, Chính phủ (Ủy ban chứng khoán) cần phải nâng cao qui định vốn

điều lệ các công ty niêm yết trên thị trường (giải pháp sàng lọc). Việc nâng cao qui định vốn điều lệ sẽ giới hạn chỉ có những công ty có qui mô lớn mới được niêm yết trên thị trường chứng khoán TP.HCM. Như đã nói các công ty càng có qui mô lớn thì nhà đầu tư càng dễ có được thông tin cần thiết để đầu tư về những công ty này thông qua thương hiệu, danh tiếng, phạm vi hoạt động sản xuất kinh doanh… Mặc khác, việc nâng cao qui định vốn điều lệ sẽ làm cho thị trường chứng khoán

TP.HCM có hàng hóa đồng đều hơn và đặc biệt là loại bỏ những công ty nhỏ, có thông tin bất cân xứng cao.

Ngoài ra, Chính phủ cũng cần khuyến khích các tổng công ty, tập đoàn hay các công ty lớn sớm cổ phần hóa để thị trường có nhiều công ty lớn niêm yết. Đây là giải pháp rất cần thiết vừa để gia tăng hàng hóa trên thị trường và cũng vừa để thị trường có thêm hàng hóa chất lượng cao.

Chính phủ (cơ quan quản lý ngành) cần phải khuyến khích các nhà đầu tư, đặc biệt là nhà đầu tư cá nhân nên trang bị kiến thức về chứng khoán khi tham gia đầu tư để tránh hoặc giảm bớt hiện tượng bầy đàn trong giao dịch. Giải pháp này cần được thực hiện thông qua việc mở rộng và khuyến khích các trường, các tổ chức chuyên ngành đào tạo về lĩnh vực chứng khoán; Phổ biến kiến thức về lĩnh vực chứng khoán trên nhiều phương diện (Internet, truyền hình, hội thảo...) và các giải pháp khác.

Về phía Cơ quan quản lý ngành (Ủy ban chứng khoán, Sở giao dịch chứng khoán) cần thường xuyên đưa ra các phân tích, cảnh báo về diễn biến của thị trường (thị trường tăng trưởng quá nóng hoặc quá lạnh) để nhà đầu tư kém thông tin nhận định chính xác hơn về tình hình thị trường và từ đó sẽ có những quyết định mua – bán hợp lý.

Ngoài ra có rất nhiều thông tin từ phía công ty niêm yết ảnh hưởng đến quyết định của nhà đầu tư, nhưng nhà đầu tư không thể thu thập đánh giá như chi phí nghiên cứu phát triển của công ty, cơ cấu sở hữu của cổ đông là các tổ chức, số lượng các tổ chức là cổ đông, các thông tin trên rất ít khi được công ty niêm yết công bố hoặc công bố không đầy đủ. Mặc khác, vì các thông tin này tác giả cũng không thể thu thập nên nghiên cứu này chưa thể biết được trong các thông tin trên, thông tin nào có ảnh hưởng nhiều đến sự lựa chọn bất lợi của nhà đầu tư. Do vậy, một số gợi ý đưa ra là:

Cuối cùng, xuất phát từ thực trạng công bố thông tin của các công ty niêm yết trong thời gian vừa qua và những nhận định vừa chủ quan vừa khách quan của

các nhà đầu tư hiện nay, các thông tin công bố từ phía công ty niêm yết cần phải chính xác và kịp thời. Muốn vậy cần phải có những qui định rõ ràng về thời gian, nội dung và chất lượng thông tin công bố, đặc biệt qui định xử phạt phải đảm bảo tính răn đe nếu công ty vi phạm. Ngoài ra, các cơ quan quản lý chuyên ngành cần phải thường xuyên thực hiện chức năng giám sát cả trực tiếp lẫn gián tiếp để giao dịch được diễn ra công bằng và minh bạch.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tác động của sở hữu nhà nước lên thông tin bất cân xứng nghiên cứu thực nghiệm tại sàn chứng khoán hồ chí minh (Trang 70 - 72)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(76 trang)