CHƯƠNG 2 :PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
4.1. Kết quả nghiên cứu
Trải qua hơn 14 năm tồn tại và phát triển, Sở giao dịch chứng khoán thành phố Hồ Chí Minh đã đạt được nhiều thành tựu đáng kể, trở thành một kênh tài chính quan trọng trong nền kinh tế, góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng vốn. Tuy nhiên, thị trường chứng khoán tại Việt Nam vẫn còn bộc lộ những hạn chế nhất định mà một trong số đó là thông tin bất cân xứng (asymmetric information). Thông tin bất đối xứng là một hiện tượng khá phổ biến trên các thị trường chứng khoán, nó làm cho hoạt động của thị trường trở nên kém hiệu quả. Luận văn này xem xét tác động của sở hữu nhà nước lên thông tin bất cân xứng dựa trên nghiên cứu các công ty niêm yết tại Sở Giao dịch Chứng khoán TP. Hồ Chí Minh từ năm 2009 đến năm 2014. Tác giả sử dụng phương pháp phân tích số liệu mảng để kiểm chứng mối quan hệ giữa sở hữu nhà nước và thông tin bất cân xứng. Phương pháp phân tích này là thích hợp vì nó giải quyết vấn đề về các biến đặc trưng của doanh nghiệp không quan sát được. Kết quả ước lượng cho thấy tồn tại một mối quan hệ cùng chiều giữa sở hữu nhà nước và biến động giá đặt mua – giá đặt bán. Như vậy có bằng chứng về vấn đề bất đối xứng thông tin trên thị trường chứng khoán Việt Nam. Ở Việt Nam, một lượng vốn lớn của nhà nước nằm trong các doanh nghiệp, trong đó có nhiều công ty niêm yết. Giống như tại các nước đang phát triển, nhà nước đóng một vai trò quan trọng trong sự phát triển của thị trường chứng khoán, không chỉ thông qua các chính sách điều hành mà còn thông qua việc quản lý trực tiếp các công ty trên thị trường. Đến trước năm 1986, tất cả các công ty trong nền kinh tế Việt Nam đều là doanh nghiệp nhà nước. Sau đó do những thiếu sót trong việc quản lý và điều hành của loại hình doanh nghiệp này, nhà nước đã thực hiện chương trình cổ phần hóa các doanh nghiệp. Tuy nhiên, kết quả của quá trình cổ
phần hóa là không rõ ràng vì vẫn còn tồn tại sự phân biệt giữa doanh nghiệp nhà nước và những loại hình doanh nghiệp khác.
Khi bắt đầu công cuộc đổi mới, Luật Công ty năm 1990 ra đời và được coi là văn bản pháp luật đầu tiên quy định hoạt động của các chủ thể trong nền kinh tế. Bên cạnh việc ban hành các quy định về quản lý doanh nghiệp tư nhân, năm 1995, Quốc hội khóa IX đã thông qua Luật doanh nghiệp Nhà nước quy định cụ thể việc thành lập và quản lý phần vốn đầu tư của nhà nước trong các doanh nghiệp nhà nước, mà trước đó mới chỉ được điều chỉnh bởi các Nghị định và hướng dẫn của Chính phủ. Trong Luật Doanh nghiệp nhà nước năm 1995 có quy định rõ, các doanh nghiệp nhà nước được tổ chức theo mô hình quản lý mang tính đặc thù riêng, không giống như mô hình quản lý của các doanh nghiệp tư nhân.
Tiếp tục việc hoàn thiện hệ thống pháp luật, Quốc hội Khóa XI đã thông qua Luật Doanh nghiệp nhà nước năm 2003 để thay thế Luật Doanh nghiệp nhà nước năm 1995. Luật Doanh nghiệp nhà nước năm 2003 quy định ba mô hình quản lý của các doanh nghiệp nhà nước bao gồm: công ty nhà nước, công ty trách nhiệm hữu hạn nhà nước, và công ty cổ phần nhà nước; trong đó, 2 mô hình sau là tương đương với mô hình quản lý của các doanh nghiệp tư nhân được quy định trong Luật Doanh nghiệp năm 1999.
Để đẩy nhanh quá trình cải cách kinh tế, Luật Doanh nghiệp năm 2005 ra đời đã thống nhất các quy định về việc thành lập và quản lý của các tất cả các loại hình doanh nghiệp, gần như không còn sự phân biệt là doanh nghiệp thuộc sở hữu nhà nước hay doanh nghiệp tư nhân về phương diện tổ chức quản trị. Tuy nhiên, trên thực tế vẫn còn có sự khác biệt giữa hai loại hình doanh nghiệp này. Cụ thể, một số doanh nghiệp nhà nước vẫn nắm thế độc quyền trong một số lĩnh vực then chốt của nền kinh tế, chẳng hạn như điện và xăng dầu. Ngoài ra, các doanh nghiệp này cũng được hưởng những đặc quyền đặc lợi như việc ưu đãi vốn vay, sử dụng tài sản… Ngoài ra, các doanh nghiệp nhà nước đôi khi theo đuổi những mục tiêu mang tính chính trị như ổn định thất nghiệp hay bảo đảm phúc lợi xã hội, và những mục tiêu
này đi ngược lại với mục tiêu lợi nhuận mà các cổ đông theo đuổi. Chính những sự khác biệt này tạo ra một môi trường thông tin không đồng nhất giữa các doanh nghiệp, và vấn đề thông tin bất cân xứng có thể xảy ra. Đặc biệt là ở những doanh nghiệp nhà nước, việc chỉ định người đại diện phần vốn nhà nước thường mang tính quan liêu và dựa trên các mối quan hệ cá nhân. Những người đại diện này có quyền điều hành hoạt động của doanh nghiệp, nhưng lại không được hưởng lợi ích bằng tiền từ hoạt động quản lý đó. Do vậy phát sinh sự chênh lệch giữa quyền dòng tiền và quyền điều hành trong các doanh nghiệp nhà nước.
Tiếp theo đó, Luật Doanh nghiệp mới nhất được ban hành năm 2014 đã có nhiều thay đổi đáng kể so với Luật Doanh nghiệp 2005 trong các vấn đề cụ thể như người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp, về quy định góp vốn điều lệ kinh doanh và đặc biệt là quy định trong quản lý doanh nghiệp nhà nước
Do vẫn còn những sự khác biệt trên, vào năm 20104, Luật Doanh nghiệp mới nhất được ban hành đã có nhiều thay đổi đáng kể so với Luật Doanh nghiệp 2005 trong các vấn đề cụ thể như người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp, về quy định góp vốn điều lệ kinh doanh và đặc biệt là quy định trong quản lý doanh nghiệp nhà nước. Mục tiêu của luật mới này nhằm tạo ra một khung pháp lý bình đẳng giữa các loại hình doanh nghiệp. Mặc dù việc thực thi những quy định mới cho tới nay còn vấp phải nhiều khó khăn, tuy nhiên phần nào đã giảm bớt sự khác biệt của doanh nghiệp nhà nước.
Dựa trên lập luận này, luận văn đi sâu vào việc kiểm tra sự tồn tại của thông tin bất cân xứng đối trong các doanh nghiệp nhà nước và đánh giá sự thay đổi của nó theo thời gian. Ngoài ra, nghiên cứu cũng tìm thấy ảnh hưởng của các yếu tố khác tới mức độ bất cân xứng thông tin. Chẳng hạn, các công ty với quy mô nhỏ có mức độ chênh lệch giá đặt mua – giá đặt bán thấp hơn, hay thông tin bất cân xứng không nghiêm trọng. Bên cạnh đó, lĩnh vực hoạt động của công ty cũng có tác tới thông tin bất cân xứng. Trong các công ty hoạt động ngành tài chính ngân hàng và khai thác cao su, bất đối xứng thông tin là cao hơn so với các lĩnh vực khác.