CHƯƠNG 2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.2. Hoạt động quản lý tài chính các dự án đầu tư tại công ty
3.2.1. Đặc điểm các dự án đầu tư tại công ty
- Là các dự án đầu tư bất động sản.
- Công ty trực tiếp quản lý dự án thông qua việc thành lập Ban quản lý dự án để điều hành và quản lý dự án.
- Nguồn vốn thực hiện các dự án là: vốn điều lệ dưới 30%, vốn vay các tổ chức tín dụng từ 40-60% và các nguồn vốn huy động khác.
Sau khi nghiên cứu phát hiện cơ hội đầu tư, Ban quản lý dự án cùng đề xuất với Hội đồng quản trị và Ban giám đốc của Công ty, chấp thuận cho tiến hành lập báo cáo nghiên cứu tiền khả thi và khả thi dự án.
Ban dự án sẽ chủ động xây dựng hoặc phối hợp cùng với các phòng chức năng xây dựng kế hoạch lập dự án giai đọan nghiên cứu khả thi. Kế hoạch phải nêu được đủ nội dung từng hạng mục công việc cũng như thời hạn thực hiện của từng công việc và chi phí dự kiến …
Các Phòng tư vấn thiết kế và Phòng kỹ thuật thi công đề xuất các điều kiện và giải pháp kỹ thuật cho từng phần của dự án, tổ chức đoàn đi khảo sát thực địa để điều tra hiện trạng, thu thập các ý kiến của các chuyên gia, yêu cầu cung cấp thu thập tài liệu cơ sở. Tổ chức trình bày đề cương, phương hướng và điều kiện kỹ thuật với của Công ty về kinh tế kỹ thuật của dự án nhằm làm rõ phạm vi và những điều kiện thực hiện dự án, thu thập những kinh nghiệp trong quá trình sản xuất kinh doanh.
Sau khi kế hoạch tổng quát được phê duyệt, Ban dự án sẽ chủ trì làm đầu mối phối hợp và chịu trách nhiệm chính trong việc lập dự án đầu tư cũng như phân tích tài chính dự án. Như vậy, gần như toàn bộ công tác lập dự án đầu tư, trong đó bao gồm cả phân tích hiệu quả tài chính dự án, tại Công ty đều do Ban quản lý dự án thực hiện.
Ban dự án hiện có 15 nhân viên, trong đó 12 người có trình độ đại học và 3 người có trình độ thạc sĩ.
3.2.3. Tổ chức bộ máy nhân tại công ty
Hình 2.1 Sơ đồ tổ chức bộ máy Công ty
(Nguồn: phòng tổ chức PVIT)