Các phương pháp nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý tài chính theo cơ chế tự chủ tại viện khoa học công nghệ xây dựng bộ xây dựng (Trang 37 - 40)

Chương 2 : PHƯƠNG PHÁP VÀ THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU

2.3 Các phương pháp nghiên cứu

2.3.1 Phương pháp nghiên cứu tài liệu

Nghiên cứu tài liệu là phương pháp thu thập thông tin, dữ kiện cấp 2 trên cơ sở các tài liệu hay các tuyên bố đã được công bố chứ không phải do chính tác giả trực tiếp thu thập lần đầu.

Phương pháp nghiên cứu tài liệu được sử dụng trong toàn bộ các chương của luận văn và tập trung nhiều nhất ở chương tổng quan tình hình nghiên cứu và cơ sở lý luận. Phương pháp này được sử dụng trong việc khảo cứu các công trình nghiên cứu liên quan tới đề tài, phân tích những nội dung chính, phương pháp được sử dụng và các kết luận đã đạt được cũng như những điểm cần tiếp tục nghiên cứu trong các nghiên cứu trước đó. Qua việc sử dụng phương pháp này, tác giả đã chứng minh được khoảng trống cần nghiên cứu, chính là lý do lựa chọn đề tài luận văn thạc sỹ này. Hơn nữa, tác giả cũng kế thừa được một số nội dung cơ bản về mặt lý luận và thực tiễn về quản lý tài chính theo cơ chế tự chủ và sử dụng cho việc phân tích nội dung của các chương khác của luận văn.

Phương pháp này được sử dụng chủ yếu trong chương 1: tổng quan tình hình nghiên cứu, cơ sở lý luận và chương 3: phân tích thực trạng quản lý tài chính theo cơ chế tự chủ…Tác giả đã đọc và nghiên cứu sách, báo, tạp chí, luận án, luận văn đã công bố, tra cứu các trang website để tăng sự hiểu biết và làm nền tảng cho nghiên cứu khoa học của mình. Những kiến thức thu thập được ở trên là nguồn kiến thức quý giá được tích lũy qua quá trình nghiên cứu mang tính lịch sử lâu dài.

2.3.2 Phương pháp thống kê mô tả

Phương pháp thông kê mô tả là phương pháp tập hợp, mô tả những thông tin đã thu thập được về hiện tượng nghiên cứu nhằm làm cơ sở cho việc tổng hợp, phân tích các hiện tượng cần nghiên cứu.

Đối tượng nghiên cứu của thống kê là các hiện tượng số lớn và những hiện tượng này rất phức tạp, bao gồm nhiều đơn vị, phần tử khác nhau, mặt khác lại có sự biến động không ngừng theo không gian và thời gian, vì vậy một yêu cầu đặt ra

là cần có những phương pháp điều tra thống kê cho phù hợp với từng điều kiện hoàn cảnh, nhằm thu được thông tin một cách chính xác và kịp thời nhất.

Trên cơ sở số liệu thu thập được về quản lý tài chính tại đơn vị là đối tượng nghiên cứu, tác giả sẽ tổng hợp thành các bảng thống kê, các biểu đồ so sánh nhằm đưa ra những đánh giá và nhận định xu hướng phát triển, từ đó có những kiến nghị phù hợp.

Phương pháp này được sử dụng chủ yếu trong chương 3: phân tích thực trạng quản lý tài chính theo cơ chế tự chủ tại Viện Khoa học Công nghệ Xây dựng.

2.3.4 Phương pháp phân tích – tổng hợp

Phương pháp phân tích trước hết là phân chia cái toàn thể của đối tượng nghiên cứu thành những bộ phận, những mặt, những yếu tố cấu thành giản đơn hơn để nghiên cứu, phát hiện ra từng thuộc tính và bản chất của từng yếu tố đó, và từ đó giúp chúng ta hiểu được đối tượng nghiên cứu một cách mạch lạc hơn, hiểu được cái chung phức tạp từ những yếu tố bộ phận ấy. Nhiệm vụ của phân tích là thông qua cái riêng để tìm ra được cái chung, thông qua hiện tượng để tìm ra bản chất, thông qua cái đặc thù để tìm ra cái phổ biến.

Tổng hợp là quá trình ngược với quá trình phân tích, nhưng lại hỗ trợ cho quá trình phân tích để tìm ra cái chung cái khái quát. Từ những kết quả nghiên cứu từng mặt, phải tổng hợp lại để có nhận thức đầy đủ, đúng đắn cái chung, tìm ra được bản chất, quy luật vận động của đối tượng nghiên cứu.

Phương pháp phân tích – tổng hợp được sử dụng trong toàn bộ luận văn, đặc biệt trong chương 3 và chương 4: Phân tích và đánh giá thực trạng quản lý tài chính theo cơ chế tự chủ và nghiên cứu các giải pháp hoàn thiện.

Chương 3: PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG QUẢN LÝ TÀI CHÍNH THEO CƠ CHẾ TỰ CHỦ TẠI VIỆN KHOA HỌC

CÔNG NGHỆ XÂY DỰNG – BỘ XÂY DỰNG

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý tài chính theo cơ chế tự chủ tại viện khoa học công nghệ xây dựng bộ xây dựng (Trang 37 - 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(83 trang)